Tàu kéo Ai Cập chìm ở kênh đào Suez, tìm thấy thi thể thuỷ thủ mất tích
Aljazeera ngày 7/8 đưa tin, liên quan đến vụ một tàu kéo của Ai Cập bị chìm sau khi va chạm với tàu chở khí đốt hóa lỏng (LPG) treo cờ Hong Kong (Trung Quốc) trên kênh đào Suez, các nhà chức trách thông báo đã tìm thấy thi thể của thuỷ thủ mất tích.
Dự kiến việc nối tàu bị chìm với dây cẩu sẽ hoàn thành trong ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Mới đây, Aljazeera dẫn thông tin từ Cơ quan Quản lý kênh đào Suez cho hay, hôm 5/8 (giờ địa phương), một tàu kéo của Ai Cập đã bị chìm sau khi va chạm với tàu chở LPG treo cờ Hong Kong (Trung Quốc) trên tuyến đường vận tải hàng hóa quan trọng này.
Đến ngày 7/8, Trung tướng Osama Rabie, người đứng đầu cơ quan trên thông tin, sau ba ngày tìm kiếm, các thợ lặn đã phát hiện thi thể của một thành viên thủ thủy đoàn bên trong cabin của tàu kéo bị chìm.
Video đang HOT
Trước đó, ngay sau khi xảy ra sự cố, lực lượng cứu hộ đã được huy động đến hiện trường và đưa được sáu trong tổng số bảy thành viên thủy thủ đoàn đến bệnh viện. Hiện năm người đã được xuất viện và một người vẫn phải theo dõi.
Liên quan công tác cứu hộ đối với tàu kéo bị chìm, ông Osama Rabie cho biết, lực lượng cứu hộ hàng hải với các đội được bố trí thay phiên nhau thực hiện công việc lặn liên tục ở độ sâu 24m, để hoàn thành công việc kết nối con tàu gặp nạn với cần cẩu cứu hộ.
Theo ông Osama Rabie, đây là một quá trình đòi hỏi độ chính xác cao và cần thời gian đủ để có thể kết nối con tàu với cần cẩu cứu hộ thông qua 8 dây cáp. Dự kiến việc nối tàu bị chìm với dây cẩu sẽ hoàn thành trong ngày 7/8, sau đó công việc trục vớt con tàu sẽ được triển khai ngay lập tức.
Được biết, giao thông ở kênh đào Suez không bị ảnh hưởng sau vụ việc trên.
Là tuyến hàng hải quan trọng nối Địa Trung Hải và biển Đỏ, kênh đào Suez chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập
Kênh đào Suez sẽ tăng phí quá cảnh lên 10 - 15%
Cơ quan quản lý kênh đào Suez của Ai Cập (SCA) ngày 17/9 thông báo sẽ tăng phí quá cảnh lên 10 - 15% bắt đầu áp dụng từ tháng 1/2023 để đối phó với tác động của lạm phát toàn cầu hiện nay.
Tàu thuyền đi lại qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Cairo cho biết, theo tuyên bố chính thức của SCA, phí quá cảnh sẽ tăng 15% áp dụng với mọi loại tàu và 10% với tàu hàng rời và tàu du lịch. Chủ tịch của SCA Osama Rabie lý giải việc tăng phí qua kênh đào Suez "là không thể tránh khỏi và cần thiết" để ứng phó với tỷ lệ lạm phát toàn cầu hiện đã lên tới hơn 8%. Lạm phát toàn cầu đã kéo theo sự gia tăng chi phí vận hành và bảo trì kênh đào Suez cũng như tăng chi phí của các dịch vụ hàng hải cung cấp cho tàu thuyền di chuyên qua kênh nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
SCA đã theo dõi mức tăng giá thuê tàu theo ngày "chưa từng có" với hầu hết các loại tàu và dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm tới. Giá thuê tàu chở dầu thô theo ngày tăng trung bình 88% vào năm 2022 so với năm 2021. Trong khi đó, giá thuê tàu theo ngày của các hãng vận tải khí đốt hóa lỏng (LNG) tăng trung bình 11% vào năm 2022 so với năm 2021.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định phí quá cảnh qua Kênh đào Suez là giá cước trung bình của nhiều loại tàu khác nhau. Theo Chủ tịch SCA, giá cước vận tải, đặc biệt với tàu container, đã tăng mạnh và liên tục trong những tháng gần đây, cao hơn nhiều so với giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19.
Ông Rabie cho rằng các hãng vận tải hàng hải sẽ đạt được lợi nhuận hoạt động cao trong suốt năm 2023 do tác động liên tục của những xáo trộn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng trên toàn thế giới, cũng như thực tế là các hãng tàu đã ký kết nhiều hợp đồng vận chuyển dài hạn với tỷ lệ rất cao.
Cũng theo ông Rabie, giá năng lượng cao hơn vào thời điểm hiện tại cũng ảnh hưởng đến các tính toán phí của SCA. Trong năm nay, SCA đã hai lần tăng phí quá cảnh qua kênh đào Suez với mức tăng 6% vào tháng 2 và 5 đến 10% vào tháng 3.
Kênh đào Suez là tuyến hàng hải ngắn nhất kết nối giữa châu Á và châu Âu đồng thời là tuyến nhanh nhất nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương. Tuyến đường thủy này của Ai Cập chiếm khoảng 12% trao đổi thương mại toàn cầu có thời gian di chuyển trung bình khoảng 13-15 giờ. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp ngoại tệ chính cho Ai Cập, đạt doanh thu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2021/22, tăng từ 5,8 tỷ USD trong năm tài chính trước đó.
Kênh đào Suez của Ai Cập đạt doanh thu 9,4 tỷ USD Chủ tịch Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie ngày 21/6 cho biết doanh thu của tuyến hàng hải này trong tài khóa 2022-2023 đã tăng 35% so với tài khóa trước đó, lên mức kỷ lục 9,4 tỷ USD, với số lượng tàu quá cảnh và khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua Kênh...