RCEP hỗ trợ hợp tác năng lượng
RCEP là hiệp định thương mại có quy mô dân số đông nhất, tổng lượng kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, không những tạo ra không gian lớn để giữa các bên bổ sung ưu thế cho nhau và tái cơ cấu chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, mà còn phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực mới nổi như năng lượng mới.
Mục tiêu rõ ràng và nhu cầu lớn đối với phát triển năng lượng mới
Các nước thành viên RCEP có nhiều khác biệt về các phương diện như trình độ, nguồn tài nguyên hay điều kiện sản xuất, nhưng lại có định hướng chính sách giống nhau về phát triển năng lượng mới. Nhanh chóng chuyển đổi mô hình cơ cấu năng lượng, nâng cao sự phụ thuộc của kinh tế và xã hội vào nguồn năng lượng mới xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng đã trở thành nhận thức chung của nhiều nước thành viên RCEP.
Xuất khẩu pin lithium và tấm pin mặt trời của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP nổi bật trong hoạt động ngoại thương của nước này.
Trong kế hoạch năng lượng quốc gia, Indonesia đã đưa ra mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 25% vào trước năm 2030, tạo cơ hội phát triển cho các ngành như năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học, sản xuất điện từ rác, xe ô tô điện… Năm 2019, Indonesia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tỷ lệ nhiên liệu sinh học chiếm 30%. Mặc dù than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chủ yếu để Indonesia sản xuất điện, nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ bao phủ điện lực liên tục tăng lên. Theo số liệu thống kê của Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, tỷ lệ điện khí hóa bình quân ở Indonesia đã đạt 99,45%. Việc Indonesia có các mỏ niken lớn và thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành sản xuất nguyên liệu pin và xe ô tô điện của nước này.
Là cường quốc sản xuất và xuất khẩu năng lượng truyền thống lớn, Australia cũng có những động thái tích cực trong việc đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng mới. Chính phủ Australia đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 43% lượng phát thải so với mức năm 2005; năm 2050 thực hiện lượng phát thải bằng 0.
Để làm được điều này, Australia cần phải tăng cường chuyển đổi mô hình và nâng cấp cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên, Australia vẫn chưa từ bỏ năng lượng truyền thống và đã áp dụng một loạt biện pháp để đảm bảo nhu cầu cấp bách đối với năng lượng và nguồn cung trong tương lai. Chính phủ Australia đã trợ cấp 1,5 tỷ USD thông qua quỹ cứu trợ của Đạo luật năng lượng liên bang. Tuy khoản tiền này hiện vẫn chưa trực tiếp được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng mới, nhưng là quốc gia đang đẩy nhanh quá trình điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu năng lượng, thì khoản tiền này chắc chắn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương vốn có nguồn thu khá thấp có thể điều động thị trường, sử dụng hiệu quả các điều kiện hiện có.
Mặc dù sự phát triển kinh tế của Brunei có liên quan chặt chẽ với tài nguyên dầu khí phong phú, nhưng giống như nhiều quốc gia vùng Vịnh, Brunei vẫn coi đa dạng hóa năng lượng là lựa chọn cho sự phát triển của nước này và là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngay từ năm 2014, Brunei đã đưa ra kế hoạch chiến lược, muốn thực hiện mục tiêu đạt hơn 10% năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng vào trước năm 2035. Nhưng do tác động của các yếu tố như sự biến động của giá năng lượng và xung đột địa chính trị, sau năm 2019, Brunei không những khởi động lại ngành than đá đã không sử dụng trong hơn 30 năm qua, mà tổng lượng sản xuất điện của họ còn có xu thế tăng mạnh. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tổng lượng sản xuất điện than của Brunei đã tăng gần 4 lần.
Triển vọng hợp tác rộng mở
Trước làn sóng năng lượng mới trên toàn cầu, sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thành viên RCEP có triển vọng rộng mở. Năm 2003, xuất khẩu sản phẩm năng lượng mới của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP tăng nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xe ô tô điện. Trong số các nước thành viên RCEP, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam đều xuất khẩu xe ô tô điện sang Trung Quốc. Tương tự, xuất khẩu pin lithium và tấm pin mặt trời của Trung Quốc sang các nước thành viên RCEP cũng nổi bật trong hoạt động ngoại thương của nước này.
Video đang HOT
Cả Trung Quốc và các quốc gia thành viên RCEP còn lại đều có thể phát huy lợi thế của mình trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng năng lượng mới, đẩy nhanh hợp tác trong xây dựng môi trường phần cứng như cải tạo cơ sở hạ tầng truyền thông, xây dựng trạm sạc điện, nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện và dự trữ năng lượng, giảm bớt chi phí nâng cấp, chuyển đổi cơ cấu, tiêu thụ và hợp tác sản xuất năng lượng.
Các nước thành viên RCEP còn có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và công nghệ có liên quan đến năng lượng mới. Trung Quốc có đặc điểm riêng trong những lĩnh vực trên, ngành sản xuất hoàn chỉnh và ngành dịch vụ đang phát triển nhanh có thể giúp các quốc gia RCEP khác thích ứng nhanh hơn với yêu cầu thay đổi của môi trường bên ngoài.
Thị trường luôn là lực lượng then chốt quyết định phương thức phân bổ nguồn lực. Phát triển năng lượng mới đòi hỏi phải xử lý tốt mối quan hệ với ngành nghề truyền thống, giảm thiểu tác động tiêu cực của chuyển đổi năng lượng đối với kinh tế xã hội. Quy mô thị trường khổng lồ của các nước thành viên RCEP đã cung cấp thêm nhiều con đường hơn cho sự chuyển dịch ngành nghề quốc tế và giảm thiểu rủi ro, giúp các bên giảm bớt tổn thất phúc lợi xã hội thông qua phối hợp chính sách.
Giá dầu tăng có thể là 'chất xúc tác' cho tăng trưởng năng lượng xanh của châu Á
Các nhà phân tích cho rằng quyết định cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia từ tháng tới dự kiến sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất châu Á.
Song động thái đó cũng có thể là "chất xúc tác" cho sự phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực này.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, cam kết cắt giảm tự nguyện của của Saudi Arabia là một phần trong thoả thuận rộng lớn hơn của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, nhằm gia hạn cắt giảm sản lượng đến năm 2024 để kiểm soát giá dầu.
Giá dầu thô Brent chuẩn tăng 0,6% lên 76,80 USD/thùng trong giờ giao dịch châu Á hôm 5/6.
Ông Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Công ty phân tích và dữ liệu hàng hóa Kpler cho biết: "Quyết định chắc chắn sẽ tăng giá của Saudi Arabia, đưa giá dầu trở lại gần ngưỡng 80 USD/thùng. Và thực sự, điều đó sẽ tác động đến các nhà nhập khẩu dầu mỏ ở châu Á, trầm trọng hơn khi đồng USD mạnh lên".
Châu Á - khu vực đang chìm trong cơn khát năng lượng - đã phải đối mặt với áp lực nguồn cung dầu sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hai trong số những nước tiêu dùng hàng đầu của khu vực, là Trung Quốc và Ấn Độ, đã nỗ lực giảm bớt tác động bằng cách tìm đến các nguồn cung dầu giá rẻ của Nga.
Dù Ấn Độ - thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad) - đã nhập khẩu dầu của Nga dưới sự giám sát của phương Tây, nhưng việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia cho thấy nước này có ít lựa chọn thay thế.
Động thái cắt giảm sản lượng của quốc gia giàu dầu mỏ diễn ra ngay trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 6/6, chuyến thăm đầu tiên của ông tới Saudi Arabia kể từ khi Tehran và Riyadh đồng ý khôi phục quan hệ ngoại giao trong một thỏa thuận do Bắc Kinh làm trung gian. Năm ngoái Saudi Arabia đã bác bỏ những chỉ trích của Mỹ về việc cắt giảm sản lượng của OPEC.
Ông Gnanansekar Thiagarajan, Giám đốc của Commtrendz Research, nhận định: "Cách Saudi Arabia dẫn đầu trong các quyết định của OPEC dường như cho thấy nước này sẽ không bị dư luận phương Tây gây áp lực. OPEC cũng có vẻ không để ý đến áp lực của phương Tây và có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng sâu hơn nữa để áp đặt giá sàn, trong trường hợp nhu cầu sụt giảm cùng làn gió suy thoái thổi qua thế giới".
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu và cảng dầu Ras Tanura của Saudi Aramco ở Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các nhà tiêu thụ dầu lớn - như Ấn Độ và Trung Quốc - có thể không thể thay thế nguồn cung dầu đang cạn kiệt bằng việc tăng nhập khẩu từ Nga, vì Moskva cũng cam kết cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày từ tháng 2 đến cuối năm nay.
Báo cáo của ANZ hôm 5/6 cho biết thị trường dầu mỏ dự kiến sẽ thắt chặt đáng kể trong nửa cuối năm nay và giá dầu Brent có khả năng đạt 100 USD/thùng vào cuối năm nay.
Do đó, các nhà quan sát cho biết với rất ít lựa chọn thay thế, các quốc gia châu Á sẽ phải đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo.
Bà Christina Ng - Trưởng nhóm Nghiên cứu thị trường nợ và sự tham gia của các bên liên quan châu Á - Thái Bình Dương, tại Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA) - cho rằng: "Điều đó sẽ khuyến khích các quốc gia châu Á tìm các nguồn thay thế, bằng cách tự sản xuất nhiều dầu hơn hoặc tăng tốc chuyển sang năng lượng tái tạo".
Song bà Christina nhận định thách thức đối với các quốc gia châu Á, trong ngắn hạn, là chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn thiện để thúc đẩy triển khai năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Theo báo cáo của IEEFA vào tuần trước, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cung cấp 10 - 15% nhu cầu dầu khí toàn cầu, đồng thời cũng là khu vực tiêu thụ dầu khí lớn nhất và thứ hai thế giới. Báo cáo cho biết hầu hết các công ty dầu khí trong khu vực đang thiếu kế hoạch chi tiết về nỗ lực khử cacbon và có cách tiếp cận "chờ đợi và quan sát động thái tiếp theo"đối với năng lượng mới.
"Các công ty dầu khí ở châu Á - Thái Bình Dương đã bắt đầu đặt ra mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và các chiến lược đa dạng hóa doanh thu, nhưng hầu hết đang ở giai đoạn đầu của quá trình khử cacbon và không có kế hoạch thực hiện chi tiết", IEEFA cho biết.
Mặt khác, nhiều tổ chức tài chính đang tham gia liên minh toàn cầu cam kết cắt giảm tài chính cho các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả việc bỏ qua các khoản đầu tư trực tiếp mới vào sản xuất thượng nguồn.
"Trong trung và dài hạn, chúng tôi nghĩ rằng thị trường châu Á sẽ có động lực để xem xét phát triển năng lượng tái tạo," bà Christina cho biết.
Tuy nhiên, cho đến nay, những tiến bộ về năng lượng tái tạo đã vẽ nên bức tranh đa dạng trong khu vực. Trong đó, một số quốc gia như Trung Quốc, đã vượt mục tiêu về phát triển năng lượng sạch.
Ông Tim Buckley, Giám đốc Tài chính Năng lượng Khí hậu có trụ sở tại Sydney, cho biết Trung Quốc dẫn đầu thế giới về đầu tư năng lượng sạch, gấp khoảng bốn lần so với Mỹ.
Ấn Độ cũng đang chuẩn bị 3 quá trình sản xuất năng lượng Mặt Trời quy mô lớn trong nước, nhưng việc giao hàng trong ba năm qua đã bị chậm so với mục tiêu đề ra.
Ông Tim cho biết khu vực Đông Nam Á cũng có một số điểm sáng - như Việt Nam và Philippines. Mặt khác, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tụt hậu về năng lượng gió ngoài khơi, trong khi tham vọng của Đài Loan (Trung Quốc) đang bị cản trở do thiếu đất cho năng lượng Mặt Trời và chi phí cao cho năng lượng gió ngoài khơi.
"Những tiến bộ này chưa đồng đều, song cam kết của các quốc gia châu Á là rất quan trọng, đặc biệt với sự đảm bảo về an ninh năng lượng", ông nói.
Iraq nắm giữ 30% cổ phần trong các dự án trị giá 27 tỷ USD của TotalEnergies Iraq vừa đạt được thỏa thuận với tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp để nắm giữ 30% cổ phần trong các dự án trị giá 27 tỷ USD do TotalEnergies triển khai thực hiện tại quốc gia Trung Đông này. Cơ sở lọc dầu của Công ty TotalEnergies ở Mardyck, miền Bắc Pháp ngày 13/10/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Một quan chức...