Nga điều chiến đấu cơ chặn UAV Mỹ tại biển Đen
Bộ Quốc phòng Nga thông báo các chiến đấu cơ đã ngăn chặn máy bay không người lái (UAV) Mỹ tại biển Đen gần Crimea trong ngày 28.8.
Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết 2 chiến đấu cơ đã được điều động xuất kích để ngăn chặn 2 UAV Mỹ “vi phạm không phận” tại biển Đen.
UAV MQ-9 Reaper của Mỹ. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Các UAV Mỹ được theo dõi gần Crimea và tiến về phía biên giới Nga trong một nhiệm vụ tình báo. Sau hành động của máy bay Nga, các UAV Mỹ đã thay đổi hành trình và rời khỏi khu vực. Phía Nga cho biết 2 UAV Mỹ gồm một chiếc MQ-9 Reaper và một chiếc RQ-4 Global Hawk.
Phía Mỹ chưa bình luận gì về vụ việc. Các sự cố liên quan máy bay Nga và UAV Mỹ đã gia tăng trong những tháng gần đây. Hôm cuối tuần, Nga nói đã điều chiến đấu cơ ngăn chặn một UAV trinh sát của không quân Mỹ tại khu vực biển Đen.
Hồi tháng 3, một UAV trinh sát MQ-9 của Mỹ bị rơi xuống biển Đen trong vụ đụng độ 2 tiêm kích Su-27 của Nga. Giới chức quốc phòng Mỹ cáo buộc máy bay Nga đã bay gần chiếc MQ-9 và vài lần lao lên trước, xả nhiên liệu vào UAV của Mỹ. Sau đó, một trong hai chiếc Su-27 đã đụng trúng cánh quạt của MQ-9, buộc lực lượng Mỹ phải cho chiếc UAV này rơi xuống biển.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố chiếc MQ-9 đã bay gần bán đảo Crimea – khu vực mà Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, và hướng tới các vùng lãnh thổ mà Nga coi là của mình, theo Hãng tin TASS. Tuyên bố cho rằng UAV của Mỹ đã tắt bộ tiếp sóng và xâm phạm không phận được thiết lập tạm thời cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine. Do bay quá nhanh, chiếc MQ-9 đã mất kiểm soát, mất cao độ và rơi xuống biển, trong khi máy bay của Nga hoàn toàn không va chạm với UAV của Mỹ.
Không quân Nga cạn dần máy bay, tình hình còn xấu đi khi Ukraine có F-16?
Không chỉ tại khu vực gần Ukraine, các vụ đụng độ còn xảy ra tại không phận Syria, nơi Mỹ và Nga đều đang hiện diện quân sự.
Hồi cuối tháng 7, Mỹ tố cáo một chiến đấu cơ của Nga đã thả mồi bẫy nhiệt vào một UAV của Mỹ trên bầu trời Syria, diễn biến mới nhất trong loạt sự vụ tương tự đã làm gia tăng căng thẳng giữa 2 cường quốc. Trong khi đó, phía Moscow đã quy trách nhiệm cho Washington về vụ việc và cáo buộc các máy bay của liên minh do Mỹ đứng đầu ở Syria đã vi phạm các quy ước giảm thiểu xung đột với Nga 10 lần trong vòng 24 giờ.
Hãng TASS ngày 28.8 dẫn lời ông Vadim Kulit, Phó lãnh đạo Trung tâm của Nga về Hòa giải các bên đối lập tại Syria, cho biết máy bay thuộc liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tạo ra các tình huống nguy hiểm tại khu vực al-Tanf 18 lần trong ngày.
Trong khi đó, trang Air and Space Forces dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết các phi công Nga tại Syria có vẻ đã bớt hung hăng sau khi chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ xuất hiện tại Trung Đông.
Trinh sát cơ cùng tiêm kích Anh áp sát Nga ở biển Đen
Bộ Quốc phòng Nga phát hiện trinh sát cơ cùng hai tiêm kích của quân đội Anh tiếp cận lãnh thổ nước này trên vùng trời biển Đen và triển khai tiêm kích Su-27 tới ngăn chặn.
Thông tấn RiaNovosti dẫn thông cáo ngày 26/6 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các hệ thống kiểm soát không phận của nước này đã "phát hiện 3 mục tiêu trên biển Đen tiếp cận biên giới Nga", buộc họ triển khai 2 tiêm kích Su-27 để nhận dạng và ngăn chặn.
Trinh sát cơ RC-135 của quân đội Anh. Ảnh: GettyImages
Khi tiếp cận khu vực, các phi công Su-27 phát hiện một máy bay trinh sát và tác chiến điện tử RC-135 của Anh cùng hai tiêm kích Typhoon. Su-27 sau đó hộ tống nhóm máy bay của Anh ra xa biên giới Nga.
"Các tiêm kích Nga trở về căn cứ an toàn. Biên giới Nga không bị xâm phạm", Bộ Quốc phòng Nga nêu, khẳng định hai chiếc Su-27 tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc quốc tế về không phận trên các vùng biển trung lập, không tiếp cận nguy hiểm với máy bay nước ngoài.
Các hoạt động bay của NATO gần Nga không lạ, nhưng đây là lần hiếm hoi một máy bay NATO xuất hiện gần biên giới Nga trên biển Đen sau sự cố máy bay trinh sát không người lái (UAV) MQ-9 Reaper của Mỹ rơi khi bị tiêm kích Su-27 Nga xả nhiên liệu vào hồi tháng 3/2023.
Quân đội Mỹ cho rằng, cánh quạt chiếc MQ-9 hỏng sau khi va chạm với chiếc Su-27 trên biển Đen. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố tiêm kích Su-27 không va chạm với UAV Mỹ. Sự cố trên đã khiến căng thẳng giữa Moscow và Washington leo thang.
'Át chủ bài' của Nga trên Biển Đen khiến NATO lo ngại Các căn cứ hải quân ở bán đảo Crimea được ví như "con át chủ bài" mang lại cho Nga ưu thế ở Biển Đen và buộc các nước NATO phải tăng cường hiện diện trong khu vực. Các học viên của Trường Hải quân Nakhimov Nga tham dự buổi lễ Ngày Chiến thắng, đánh dấu kỷ niệm chiến thắng Đức Quốc xã...