Em tự ti vì kiểu ‘vừa dạy vừa chửi’ của anh trai
Vì bận công việc nên mẹ của bé Linh giao cho con trai đầu (là sinh viên ở Hà Nội) kèm em gái học. Thế nên, tối nào cũng vậy, anh trai đều gọi điện face time để giảng bài cho em. Chỉ có điều, hiệu quả chẳng thấy đâu mà chỉ thấy bé Linh tối nào cũng học trong nước mắt, trong sự ấm ức không nói lên lời.
Từ một cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát, Trần Thùy Linh (học sinh lớp 5) trở nên tự ti. Tất cả cũng chỉ vì suốt mấy tháng nay, em bị “thầy giáo” là anh trai “vừa dạy vừa chửi”.
“ Sao mày ngu thế, có câu tiếng Anh đơn giản thế này cũng không làm đúng! Mày đừng để tao điên nhé, dốt thì dốt vừa vừa thôi chứ…”;
“Đầu óc mày kiểu gì đấy, sao tao nói mãi mà mày không hiểu?”;
“Học dốt như thế thì xin đúp xuống lớp còn hơn. Học hành như thế mà không thấy xấu hổ à?”;
“Trời ơi là trời, vừa dạy xong mà mày lại quên là sao, con đầu óc bã đậu kia…”;
“Mày lười như thế thì thi trường chuyên lớp chọn làm sao được? Sau này không đỗ ĐH, ở nhà mà hót rác nhé…”…
Không có lần nào dạy em mà Đức Duy (anh trai của Linh) có thể kiềm chế được việc chửi bới. Cô bé vốn không giỏi tiếng Anh nên chỉ biết “chịu trận”, ấm ức nghe anh chửi. Cậu anh vốn học giỏi nên vô cùng bức xúc trước việc nói mãi em gái vẫn không hiểu. Thế nên, ngày nào dạy em học cũng như một cuộc chiến.
Bé Linh nghe anh chửi nhiều nên luôn nghĩ mình ngu dốt. Từ cô bé tự tin trước đây, giờ đây Linh không bao giờ dám thể hiện tiếng nói của mình. Không chỉ bài khó em không dám hỏi anh mà đến những bài em có thể trả lời được, em cũng không dám nói. Bởi, chỉ sợ vừa mở miệng đã bị anh “chửi cho té tát”.
Video đang HOT
Sau mấy tháng vừa học vừa nghe chửi, tiếng Anh của Linh chẳng mấy tiến bộ. Bởi, học trong ấm ức, trong nước mắt thì kiến thức không thể nạp kiến thức được.
Khi được góp ý về cách dạy em, Đức Duy vẫn khăng khăng “chửi thì nó mới thấy nhục mà học, mà tiến bộ được”, “Học là tốt cho nó, sao phải nịnh nọt, động viên…”.
Nhiều cha mẹ đang áp dụng phương pháp “chửi cho nhục mà học” với con.
“Chửi cho nhục mà học” là cách mà Đức Duy học được từ chính bố mẹ của mình. Ngày bé, em cũng luôn bị bố mẹ chửi khi bị điểm kém, khi học không giỏi bằng con người ta, khi mải chơi, lười học. Thế nên, giờ đây, em cũng áp dụng chính phương pháp này với em gái mình. Không bao giờ được bố mẹ động viên nên em cũng không biết cách động viên người khác.
Mắng chửi cũng là cách mà nhiều cha mẹ áp dụng khi dạy con. Tại hội thảo “Dạy con từ quá khứ” diễn ra gần đây, một phụ huynh đã chia sẻ, khi còn bé, chị đã phải chịu những hình phạt nghiêm khắc, những lời mắng chửi nhục mạ của bố khi chị làm sai bài tập, khi chị không đứng trong top đầu của lớp…
Dù những hình phạt ấy khiến chị sợ, chị phải học và giờ đây chị có một công việc tốt nhưng vẫn bị ám ảnh, tổn thương, những lời mắng chửi ngày nào vẫn ùa về khi chứng kiến một đứa trẻ trong hoàn cảnh tương tự.
Những ám ảnh trong tuổi thơ thực sự rất khó nguôi ngoai và những đứa trẻ không đáng phải nhận những tổn thương với cách dạy học phản giáo dục như vậy.
Theo Nhật Minh
Phụ nữ Việt nam
Con không còn ra khỏi nhà muộn giờ nếu cha mẹ làm theo những cách này
Với nhiều gia đình, việc gọi con dậy, giục mặc quần áo, ăn sáng và đưa đi học thường tốn nhiều công sức của cha mẹ và trẻ rất dễ muộn giờ. Vậy đâu là giải pháp dứt điểm cho vấn đề này?
Bất kỳ một bà mẹ bình thường nào cũng thấu hiểu được nỗi khổ cực mỗi sáng đánh thức con ra khỏi giường và đưa chúng đến trường học đúng giờ. Chắc chắn, bạn không thể quên được cảnh hỗn loạn xảy ra mỗi buổi sáng. Mọi người nháo nhào chạy xung quanh tìm cách thu xếp mọi thứ. Có thể sẽ có đứa trẻ khóc nhè về bộ quần áo bé không muốn mặc, và có thể có nhóc đã quên một vài cuốn sách ở nhà, trong khi chính bạn thì đang phải vật lộn tìm chìa khóa của mình.
Khi bạn đưa được các con ra khỏi cửa, có thể bạn sẽ tự hứa với bản thân rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Nhưng thật không may, sáng hôm sau sự hỗn loạn lại tiếp tục xảy ra. Để chấm dứt tình trạng này, dưới đây là 5 cách để giúp bạn và các bé ra khỏi nhà nhanh hơn với sự chuẩn bị đầy đủ hoàn hảo hơn.
1. Âm nhạc
Âm nhạc là một cách tạo sự vui nhộn giúp cho trẻ sẵn sàng đón ngày mới cũng như tỉnh táo hơn. Khi nghe thấy những bản nhạc vui vẻ, bé sẽ có tâm trạng tốt hơn và vui mừng hơn về ngày mới đang đến. Nó sẽ giúp con không lèo nhèo, không chậm chạp mà dường như thúc đẩy chúng trở nên nhanh nhẹn hơn.
2. Bữa sáng
Cố gắng thu xếp để bạn cũng có thời gian ngồi xuống và ăn sáng cùng với các con. Nếu bạn ngồi ăn cùng với bọn trẻ, chúng sẽ có sự ảnh hưởng tích cực, ăn nhiều hơn, nhanh hơn và thưởng thức bữa sáng một cách hiệu quả hơn. Trẻ muốn được chú ý, và một trong những cách tốt nhất để chia sẻ với chúng chính là ngồi xuống bàn và ăn cùng nhau.
3. Chuẩn bị mọi thứ từ tối trước
Chuẩn bị sẵn quần áo, tất, khăn mũ nhét vào ba lô, bài tập về nhà, sách vở, giày dép, chìa khóa, lên kế hoạch ăn sáng và công việc... Tất cả nếu được chuẩn bị từ tối hôm trước sẽ không chỉ giúp buổi sáng trở nên thong thả hơn, mà còn dạy cho các bé về những bước chuẩn bị quan trọng trong cuộc sống.
4. Cho con tự lựa chọn
Khi bạn chuẩn bị mọi thứ vào buổi tối hôm trước, hãy để cho con được chọn những gì chúng muốn mặc, muốn ăn trong bữa sáng... Nếu bạn để con tham gia vào quá trình ra quyết định, sáng hôm sau, chúng sẽ có nhiều động lực để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
5. Thay đổi lại thói quen
Thường thì trẻ thích ăn sáng nhưng không thích thay quần áo - hãy chuyển đổi theo thứ tự chúng làm. Hãy chắc chắn rằng chúng đã thay quần áo trước khi ăn sáng. Điều này sẽ khuyến khích trẻ làm nhanh hơn.
Nói cách khác, các bé thường có xu hướng muốn làm những công việc mà chúng không thích trước tiên để có thể dành nhiều thời gian cho phần việc mà chúng thích. Vì thế, buổi sáng của cả nhà sẽ trở nên ổn thỏa, nhanh nhẹn và hoàn hảo hơn.
Theo Danviet
Triết lý nuôi dạy con vừa thành công vừa hạnh phúc Cha mẹ nào cũng mong mỏi nuôi dạy được những đứa con vừa thành công vừa hạnh phúc. Nhưng không dễ để đạt được cả hai điều đó. Theo nhiều chuyên gia giáo dục và tâm lý, để con vừa thành công vừa hạnh phúc, cha mẹ phải áp dụng một triết lý dạy con nhất quán ngay từ đầu. Trong một bài...