Em nào cũng biết dùng mạng xã hội, lướt net nhưng không biết mình đúng sai ở đâu
Rất hiếm gặp một học sinh độ tuổi cấp THPT mà không biết gì về internet, mạng xã hội, các diễn đàn trao đổi thông tin… tuy nhiên không mấy em biết mình đúng sai ở đâu
Bộ GD&ĐT cho biết, từ 11/1/2021 học sinh lớp 10 sẽ được học kiến thức về an ninh mạng. Nội dung này nằm trong chủ đề một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh.
Theo đó, từ 11/1/2021, học sinh lớp 10 được học về Luật An ninh mạng. Nội dung này nằm trong chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT, ban hành áp dụng đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp THPT) và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể thông qua năng lực đặc thù của môn học: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống.
Trong đó, Luật An ninh mạng là một trong những nội dung học của môn giáo dục quốc phòng và an ninh.
Về vấn đề này, luật sư Giang Hồng Thanh chia sẻ: “Học sinh THPT sẽ chính thức được học luật an ninh mạng là cần thiết, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và những biến động không ngừng về an ninh trật tự hiện nay.
Luật An ninh mạng được Quốc hội ban hành ngày 12/6/2018 cập nhất rất đầy đủ, chi tiết các việc làm được và không được phép thực hiện trên không gian mạng, nơi mà hiện nay đa số học sinh THPT đều tham gia”.
Theo luật sư, thực sự rất hiếm gặp một người thuộc độ tuổi cấp III không biết gì về internet, mạng xã hội, các diễn đàn trao đổi thông tin… Như vậy, một môn học có thể thay đổi nhận thức và điều chỉnh hành vi theo chiều hướng tích cực đối với học sinh thì rất cần được nhân rộng.
Video đang HOT
“Vấn đề làm thế nào để triển khai hiệu quả việc giáo dục Luật An ninh mạng, tôi tin rằng Bộ GD&ĐT đã có phương án khả thi, hoặc thậm chí kể cả vừa thực hiện, vừa rút kinh nghiệm. Dù có như vậy thì cũng còn hơn là không phổ biến văn bản quy phạm pháp luật thiết thực này”, luật sư Thanh nêu quan điểm.
Luật sư Giang Hồng Thanh trong buổi nói chuyện về Luật an ninh mạng cho học sinh THPT Phan Đình Phùng.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên để giảng dạy cho học sinh về Luật An ninh mạng cũng là vấn đề đang được quan tâm. Theo luật sư Giang Hồng Thanh, với đội ngũ giáo viên hiện nay, để có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật an ninh mạng, từ đó giảng dạy cho học sinh thì không phải thầy cô nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên điều này cũng không phải là khó khắc phục.
“Theo tôi, thứ nhất là Nhà trường hoàn toàn có thể phối hợp với các chuyên gia, các cán bộ của cơ quan an ninh mạng mà tỉnh, thành nào cũng có; hoặc các luật sư ở các nơi để trao đổi, tuyên truyền tới học sinh.
Thứ hai là các thầy cô, với trình độ chuyên môn sư phạm sẵn có của mình, khi được bồi dưỡng thêm về Luật An ninh mạng thì cũng sẽ nhanh chóng cập nhật được các kiến thức cần thiết.
Và quan trọng nhất như tôi đã nói ở trên, với một môn học cần thiết như vậy thì đầu tiên là cần xác định phải đưa vào chương trình giáo dục, còn việc thực hiện có thể từng bước, vừa làm vừa hoàn chỉnh”, luật sư nói.
Được biết, bản thân luật sư Giang Hồng Thanh đã thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng ở nhiều trường học như: Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), trường THPT Tiền Phong (Mê Linh), trường Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội…
Từ những buổi tuyên truyền này, luật sư Thanh nhận thấy rất nhiều học sinh không hiểu được mình đúng, sai ở đâu khi tham gia không gian mạng, chẳng hạn có em nói rằng việc chia sẻ những thông tin nóng để cảnh báo mọi người là được phép, cho dù các em không biết thông tin đó có chính xác hay không; hoặc như có em thì nghĩ rằng mình dùng những ngôn từ kích động bạo lực nhưng chỉ là vui đùa thôi thì cũng không sao…
Trên thực tế, có quá nhiều vụ án, vụ việc đau lòng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của lứa tuổi học sinh khi tham gia không gian số.
“Nếu các em hiểu được giới hạn của mình khi đăng tải, chia sẻ, bình luận, tiếp cận các nội dung, thì chắc chắn rằng môi trường mạng nói riêng và rộng hơn là cuộc sống xã hội sẽ an toàn hơn đối với học sinh”, luật sư Giang Hồng Thanh khẳng định.
Học sinh lớp 10 sẽ được học về an ninh mạng
Đó là yêu cầu được đưa ra trong Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.
Thông tư này áp dụng đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THPT và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021 và thay thế cho Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THPT.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm mục tiêu giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Cùng đó, góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.
Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể thông qua các năng lực đặc thù của môn học là: năng lực nhận thức các vấn đề quốc phòng, an ninh và năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống.
Về năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh, chương trình yêu cầu học sinh nêu được nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An ninh mạng...
Về năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng quân sự đã học vào cuộc sống, chương trình yêu cầu học sinh thực hiện được pháp luật về an ninh mạng, an ninh phi truyền thống.
Mạch nội dung môn học được cấu trúc theo 5 chủ đề đó là: một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh; điều lệnh đội ngũ; kĩ thuật chiến đấu bộ binh; chiến thuật bộ binh; một số hiểu biết về phòng thủ dân sự; kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.
Theo chương trình, học sinh lớp 10 sẽ được trang bị một số kiến thức về an ninh mạng, nằm trong chủ đề một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh. Trong đó, yêu cầu cần đạt với học sinh là nắm được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng. Bên cạnh đó, học sinh biết cách bảo mật thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng...
Học sinh THPT học Luật An ninh mạng: Người thầy dạy môn này cần được tập huấn bài bản Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT thì từ 11/1/2021 học sinh lớp 10 sẽ được học kiến thức về an ninh mạng, nằm trong chủ đề một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh. Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT ban hành áp dụng đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều...