Em bé có ba quả thận
Bé gái 16 tháng tuổi có ba quả thận, tiểu són, bác sĩ phát hiện niệu quản lạc chỗ dưới cổ bàng quang.
Các bác sĩ Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, cho biết trong lần siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 28, bé có dấu hiệu giãn đài bể thận trái, chỉ định theo dõi.
Sau sinh, trẻ được bác sĩ khám phát hiện có ba quả thận. Một quả thận nằm bên phải cơ thể bé hoạt động bình thường, hai quả thận nằm bên trái. Bệnh nhi chưa được bác sĩ chỉ định mổ, vẫn duy trì việc khám định kỳ.
Gần đây, gia đình phát hiện hố thận trái của bé to hơn bình thường, tiểu són nên đưa đi khám. Phim chụp cắt lớp vi tính CT cho thấy hình ảnh hai quả thận nằm bên trái, có hai hệ thống đài bể thận và niệu quản riêng biệt, ứ nước thận phụ. Nội soi bàng quang cho hình ảnh niệu quản lạc chỗ dưới cổ bàng quang.
Ở người bình thường, mỗi bên cơ thể có một quả thận và một ống dẫn nước tiểu – gọi là niệu quản, đi xuống bàng quang. Thông thường, niệu quản đổ vào mặt sau bàng quang, hai lỗ niệu quản cùng với cổ bàng quang tạo ra vùng tam giác bàng quang. Tất cả niệu quản nằm ngoài vùng quy định này đều được gọi là niệu quản cắm lạc chỗ.
Các bác sĩ quyết định cắt bỏ thận phụ cho bệnh nhi.
Bệnh nhi và mẹ sau ca phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Video đang HOT
Bác sĩ Triệu Mạnh Toàn – Phó Khoa Ngoại nhi Tổng hợp, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi, cho biết đây là ca phẫu thuật khá phức tạp. May mắn sau mổ ngày thứ nhất, trẻ ăn uống bình thường và tự đi lại. Đến ngày thứ hai trẻ được rút toàn bộ sonde. Sau 5 ngày điều trị hậu phẫu, ngày 21/5, sức khỏe bệnh nhi ổn định và được cho xuất viện.
Thận – niệu quản đôi là dị tật hay gặp nhất của đường tiết niệu trên, tỷ lệ khoảng 0,67-1%, đứng thứ hai trong dị dạng đường tiết niệu trên. Dị dạng thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Bệnh mang nhiều hình thái, có thể thận niệu quản đôi một bên hoặc hai bên, thận niệu quản đôi hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Tùy thuộc hình thái bệnh và mối tương quan giữa thận niệu quản chính – phụ, niệu quản đổ vào bàng quang, bác sĩ có chỉ định can thiệp phù hợp.
Bác sĩ Toàn khuyến cáo thai phụ nên khám thai định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị sau sinh phù hợp. Ngoài ra, để phòng ngừa dị tật tiết niệu cho con, thai phụ cần giữ sức khỏe tốt, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần, cẩn trọng với mọi loại thuốc và hóa chất trong trong ba tháng đầu thai kỳ.
Làm gì để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có tiên lượng tốt hơn nhiều so với giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Việc tiến hành sàng lọc và điều trị dự phòng mang lại hiệu quả tích cực bởi ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì vẫn có khả năng điều trị thành công. Tuy nhiên, tại nước ta tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn.
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Dưới đây bác sĩ Bệnh viện K đưa ra hướng dẫn các bước tầm soát ung thư dạ dày:
Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày.
Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải... nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Bước 2: Nội soi dạ dày
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào từ thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Ưu điểm của nội soi cho phép quan sát được các thay đổi của niêm mạc dạ dày và tiến hành sinh thiết qua nội soi để có chẩn đoán mô bệnh học, qua đó cho phép chẩn đoán các ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn.
Ngoài ra các tổn thương tiền ung thư cũng có thể thấy được trên nội soi như: viêm teo, loét, polyp hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến. Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ cũng có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư trên mô bệnh học như viêm teo, tăng sản, dị sản, loạn sản...
Ngoài ra, nội soi cũng có thể đánh giá tình trạng có hay không có nhiễm Helocobacter Pylori (HP), một trong số những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, giúp cho việc điều trị dự phòng.
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh, do đó trong sàng lọc, vai trò của nội soi dạ dày chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư.
Bước 3: Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh.
Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc...
Bước 4: Sinh thiết
Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Lịch khám thai 3 tháng giữa mẹ bầu cần ghi nhớ Trong 3 tháng giữa, thai nhi phát triển nhanh, thay đổi rõ rệt hàng ngày. Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi và kiểm soát được sức khỏe của mẹ và bé, đảm bảo an toàn cho thai nhi, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai 3 tháng giữa để...