Elon Musk Gã điên muốn ‘được chết trên hành tinh đỏ’: Tự xưng là ‘Hoàng đế sao Hoả’, suốt 20 năm chỉ ôm 1 giấc mơ chinh phục ‘vũ trụ thật’
Tất cả mải mê chạy theo vũ trụ ảo còn tỷ phú Elon Musk vẫn thuỷ chung với tham vọng vũ trụ thật.
Năm ngoái, Elon Musk gần như thống trị truyền thông Mỹ. Nhất cử nhất động của vị tỷ phú này đều được giới báo chí săn đón, từ những dòng Tweet rất đỗi bình thường đến cuộc thăm dò bán ra hàng chục tỷ USD cổ phiếu hãng xe điện Tesla. Mỗi động thái của Musk đều có thể gây những biến động lớn trên thị trường, cả chứng khoán lẫn tiền số.
Người ta cho rằng, đơn giản vì Musk giàu nên sức ảnh hưởng cũng tỷ lệ thuận với tổng tài sản mà ông có. Tính đến đầu tháng này, theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk vẫn “đội” ngôi vương người giàu nhất hành tinh với 222 tỷ USD, vượt xa tỷ phú Jeff Bezos – người đang đứng thứ hai trong bảng xếp hạng với 176 tỷ USD.
Hồi tuần trước, do biến động thị trường liên quan đến nhiều yếu tố như địa chính trị, cổ phiếu hãng xe điện Tesla đã giảm liên tiếp 4 ngày xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021. Khối tài sản của Musk theo đó chỉ còn 198,6 tỷ USD, khiến vị tỷ phú này chính thức rời “câu lạc bộ” tỷ phú 200 tỷ USD.
Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng sụt giảm chung của thị trường, và Elon Musk vẫn là người giàu nhất thế giới. Hồi tháng 10/2021, tài sản của ông thậm chí còn vượt qua cột mốc 300 tỷ USD, qua đó trở thành vị tỷ phú duy nhất trên hành tinh sở hữu lượng tài sản kếch xù đến vậy.
Tài sản của Elon Musk tính đến đầu tháng 3/2022, theo Bloomberg Billionaires Index
Chỉ tính riêng trong năm 2021, Musk đã “bỏ túi” thêm 132 tỷ USD nhờ đà tăng cao bền vững của cổ phiếu Tesla cũng như thương vụ bán cổ phần tại SpaceX, công ty khai phá vũ trụ do chính Elon Musk sáng lập. “Đế chế” thám hiểm không gian này đạt mức định giá hơn 100 tỷ USD vào tháng 10/2021 và trở thành công ty tư nhân có giá trị thứ hai trên thế giới, chỉ sau Bytedance của Trung Quốc.
Trong một kịch bản khả quan, chuyên gia phân tích Adam Jones thuộc Morgan Stanley thậm chí còn dự báo SpaceX có thể chạm mốc vốn hoá 200 tỷ USD. Theo ông, công ty này bao trùm nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng Internet đến thăm dò vũ trụ… Trong đó, mảng viễn thông vệ tinh Starlink của SpaceX là bộ phận có nhiều đóng góp lớn.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những thành công hiện tại của Tesla và SpaceX cũng chỉ là bước khởi đầu cho một viễn cảnh xa hơn và cao hơn của Elon Musk – gã điên suốt 20 năm chỉ ôm 1 giấc mơ chinh phục Hoả tinh.
Tham vọng bá chủ cuộc đua vũ trụ
“Đây là người đàn ông khát khao cứu lấy Trái Đất và mang lại cho chúng ta một hành tinh mới để sống. Đây là một chú hề, một thiên tài, một người lập dị trên Internet… Musk chính là sự kết hợp giữa Thomas Edison, P.T. Barnum, Andrew Carnegie và bác sĩ Manhattan trong tiểu thuyết đồ họa Watchmen – vị thần da xanh đã phát minh ra ô tô điện và đang muốn đưa con người lên sao Hỏa”, tạp chí Time đã viết như vậy trong một bài viết vinh danh Elon Musk là “Nhân vật của năm 2021″.
Elon Musk được tạp chí Time vinh danh là “Nhân vật của năm 2021″
Video đang HOT
Tờ CNN trích lời tổng biên tập Edward Felsenthal của tạp chí Time cho biết: “Nhân vật của năm là người có tầm ảnh hưởng lớn và ít cá nhân nào được như Elon Musk. Trong năm 2021, Musk không chỉ nổi lên với tư cách là người giàu nhất thế giới mà có lẽ còn là ví dụ về sự giàu có đang tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội”.
Có thể nói SpaceX của Elon Musk đã trải qua hành trình 20 năm đầy nghị lực, từ những nghi ngại chỉ 1% thành công đến công cuộc từng bước chinh phục những cột mốc lịch sử mới. Những hạt giống mà Elon Musk, gã điên hay tên vĩ cuồng tùy người đánh giá gieo cách đây 2 thập kỷ giờ đã thực sự vươn thành cây xanh quả ngọt.
Tháng 4 năm ngoái, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã lựa chọn SpaceX để thực hiện dự án phát triển tàu đổ bộ để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng, sớm nhất vào năm 2024. Nếu thành công, đây sẽ là sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1972. Hợp đồng trị giá 2,9 tỷ USD, bao gồm tàu vũ trụ nguyên mẫu Starship mà Space X đang thử nghiệm tại bang Texas.
Sự kiện trên được cho là đòn giáng mạnh mẽ vào Blue Origin, công ty đối thủ do tỷ phú Jeff Bezos thành lập. Quyết định của NASA đã phần nào cho thấy cơ quan này ngầm coi SpaceX là đối tác tư nhân đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã lựa chọn SpaceX để thực hiện dự án phát triển tàu đổ bộ để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng
Cũng với SpaceX, tháng 9/2021, Elon Musk thực hiện sứ mệnh đầu tiên đưa một phi hành đoàn chỉ gồm khách du lịch và phi hành gia không chuyên lên vũ trụ. Chuyến du hành mang tên “Inspiration4″ kéo dài 3 ngày này được cho là tham vọng hơn nhiều so các sứ mệnh trước đó của tỷ phú Richard Branson và Jeff Bezos.
Đến tháng 11, tàu vũ trụ Endurance của Tập đoàn SpaceX tiếp tục lập thêm kỳ tích khi ghép nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), chính thức đánh dấu sứ mệnh “Crew 3″ kéo dài 6 tháng. Đây là một phần trong khuôn khổ dự án hợp tác trị giá hàng tỷ USD giữa NASA và SpaceX nhằm hiện thực hóa tiềm năng đưa con người vào vũ trụ.
Không dừng lại ở đó, Elon Musk còn tuyên bố sẽ cùng SpaceX phát triển dịch vụ Internet vệ tinh Starlink đầy tham vọng nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho những khu vực bị cô lập và kết nối yếu.
Trong lần tham dự hội nghị viễn thông Mobile World Congress (diễn ra ở Barcelona,Tây Ban Nha) dưới hình thức trực tuyến, tỷ phú Elon Musk cho biết, tính đến cuối tháng 6/2021, Starlink đã triển khai hơn 1.500 vệ tinh, đồng thời lên kế hoạch phủ sóng khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ Bắc Cực và Nam Cực. Starlink khi đó đang hoạt động tại hơn 10 quốc gia và chỉ mới có hơn 69.000 người dùng hoạt động.
SpaceX dự định phóng thêm 30.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái Đất trong tương lai
Gần 6 tháng sau, số vệ tinh Internet được SpaceX đưa vào quỹ đạo đã vượt quá con số 2.000, bao gồm cả những vệ tinh thử nghiệm và các vệ tinh không còn hoạt động. Thậm chí, công ty này còn dự định phóng thêm 30.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái Đất trong tương lai và đang xin giấy phép của Ủy ban Truyền thông Liên bang.
Sự “bành trướng” này của Starlink khiến nhiều nhà thiên văn học lo lắng. Họ sợ rằng những vệ tinh này sẽ gây trở ngại cho quá trình quan sát các hành tinh. Trong thư gửi Ủy ban thông tin liên lạc liên bang Mỹ (FCC) đầu tuần này, NASA cũng quan ngại rằng kế hoạch của SpaceX có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, tăng nguy cơ xảy ra va chạm trong quỹ đạo và có thể cản trở các sứ mệnh không gian của NASA khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.
Khát khao “thuộc địa hoá” hành tinh đỏ
Hồi tháng 4 năm ngoái, tỷ phú Elon Musk đã thêm cụm từ “Imperator of Mars”, tức “Hoàng đế sao Hỏa” vào tiểu sử Twitter của mình. Điều này cho thấy tham vọng chinh phục hành tinh đỏ của Elon Musk bằng tàu Starship của SpaceX là rất cao. Nó cao tới mức Musk cho rằng các con tàu vũ trụ này vào một ngày nào đó sẽ có thể giúp con người thiết lập một chỗ đứng lâu dài trên sao Hỏa.
Theo trang Business Insider, Elon Musk đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng thành phố với 1 triệu dân sinh sống trên Hỏa tinh vào năm 2050. 1.000 tàu Starship có khả năng tái sử dụng trong 10 năm tới đang được chế tạo để hiện thực hoá giấc mơ này.
Musk cũng tiết lộ thêm rằng mình đang đặt mục tiêu phóng trung bình 3 tàu mỗi ngày và chuyến đi sẽ dành cho bất cứ ai có nhu cầu lên Hỏa tinh.
“Bất cứ ai cũng có thể đi nếu họ muốn. Chúng tôi cũng hỗ trợ các khoản vay với những người không có tiền. Sẽ có rất nhiều việc phải làm trên sao Hỏa”, Musk viết.
Nếu thực sự thành công, Starship sẽ là hệ thống phóng tên lửa mạnh nhất từng được tạo ra. Với mỗi lần phóng, con tàu này có thể mang theo 100 người lên quỹ đạo cùng một lúc.
“Đã gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ lần cuối cùng con người đặt chân lên mặt trăng. Đây là quãng thời gian quá dài, và tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần quay lại đây và thiết lập một căn cứ lâu dài. Chúng ta cũng cần xây dựng một thành phố trên sao Hỏa để trở thành một nền văn minh không gian”, tờ Sputnik dẫn lời Elon Musk cho biết.
Thực tế, SpaceX đã phải trải qua rất nhiều thất bại trước khi trở thành hãng sản xuất tên lửa tư nhân. Năm 2008, công ty này gần như sụp đổ, sau 3 lần phóng tên lửa không thành. “Thêm lần thứ 4 nữa là sẽ chấm hết”, Elon Musk nhớ lại quãng thời gian khó khăn khi tham gia một hội nghị tại Adelaide, Australia hồi năm 2017.
Elon Musk ôm mộng chinh phục sao Hoả
Giờ đây, khi SpaceX đã gặt hái được thành tựu và nhiều người đã không còn hoài nghi về những ý tưởng phi thực tế của Elon Musk, câu hỏi đặt ra là liệu trong gần 30 năm nữa, giấc mơ xây nhà trên Hỏa tinh của ông có thể thành hiện thực? Chắc chắn, chúng ta sẽ không có cách nào biết trước được ngoài việc chờ xem người được mệnh danh là “gã điên” này làm được gì trong tương lai.
Elon Musk: 'Nếu Starship không thành công vào năm tới, SpaceX sẽ phá sản ngay lập tức'
Trong một email gửi nhân viên, Elon Musk đã nghiêm túc nhắc nhở về việc cần giải quyết ngay vấn đề sản xuất động cơ Starship Raptor nếu công ty không muốn đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn.
Người đàn ông giàu nhất Elon Musk hiện đang nắm giữ hai công ty công nghệ hàng đầu là hãng xe điện Tesla và công ty sứ mệnh không gian SpaceX. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của cổ phiếu và tiền bạc, ít ai biết tới áp lực mà vị CEO này đang phải đối mặt.
Trong một email gửi tới nhân viên SpaceX mới đây, Elon Musk đã đề cập đến cuộc khủng hoảng sản xuất động cơ Starship Raptor và nói rằng công ty có thể đối mặt với nguy cơ phá sản thực sự nếu không thể đạt được tần suất bay của Starship là hai tuần một lần vào năm sau.
Musk cũng tiết lộ rằng ông dự định dành một ngày cuối tuần hiếm hoi vào Lễ Tạ ơn, nhưng cuối cùng đã phải hy sinh quãng thời gian nghỉ ngơi này và dành toàn bộ thời gian cho dự án động cơ Raptor. Qua đó, ông cũng hy vọng rằng các nhân viên của SpaceX có thể túc trực tại nhà máy để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt và không nên nghỉ nếu nó không phải là một tình huống quá đặc biệt.
Musk nói rằng nếu không giải quyết được độ tin cậy của động cơ Raptor, thì phi thuyền Starship sẽ không thể bay và dự án vệ tinh Starlink thế hệ thứ hai sẽ không thể đi vào quỹ đạo để phục vụ khách hàng. Người đàn ông giàu nhất thế giới đã tiết lộ qua thư rằng tình hình tài chính hiện tại của các dịch vụ vệ tinh Starlink rất mong manh, và công ty thực sự đang chấp nhận thua lỗ trên từng đơn hàng.
SpaceX hiện cần dựa vào Starship để vận chuyển phiên bản V2 của vệ tinh Starlink do phi thuyền này có tải trọng lớn và không cần nhiều lần phóng như Falcon 9. Theo kỳ vọng của Musk, ông hy vọng sẽ đạt được mục tiêu thực hiện các chuyến bay thử nghiệm Starship hai tuần một lần vào năm tới. Theo các thỏa thuận, nguyên mẫu SN20 sẽ trải qua một cuộc kiểm tra quỹ đạo vào đầu năm sau.
Trước đó chỉ vài ngày, khi giao lưu với cư dân mạng trên nền tảng mạng xã hội, Musk đã tiết lộ rằng định giá của SpaceX đã lên tới 100 tỷ USD.
Hình ảnh về động cơ Raptor trên Starship Superheavy Booster.
SpaceX hiện đang phát triển tên lửa tiếp theo của mình, Starship, ở Boca Chica, bang Texas, Mỹ. Phi thuyền Starship là phương tiện mà Musk dự định sẽ đưa nhân loại lên sao Hỏa và trước tiên, nó sẽ đưa con người trở lại bề mặt Mặt trăng với tư cách là tàu đổ bộ mặt trăng cho chương trình Artemis. Nhưng trước khi Starship có thể chở con người đến bất cứ đâu, SpaceX sẽ cần giải quyết các vấn đề về sản xuất động cơ của mình.
Công ty đang gặp khó khăn trong việc sản xuất động cơ Raptor - động cơ Methane đốt cháy hoàn toàn theo giai đoạn - cho Starship. Cách đây không lâu, Will Heltsley, cựu phó chủ tịch cấp cao của SpaceX về động cơ đẩy đã rời khỏi nhóm sản xuất Raptor do không có tiến triển. Ngoài ra, cựu phó chủ tịch phụ trách sứ mệnh và vận hành phóng của SpaceX là Lee Rosen và giám đốc cấp cao phụ trách hoạt động phóng và vận hành Rick Lim đã rời công ty. Việc sản xuất động cơ Raptor hiện đang được dẫn dắt bởi Jacob Mackenzie, người đã gắn bó với công ty hơn sáu năm.
Starship được đánh giá là mảnh ghép rất cần thiết cho tương lai của SpaceX. Mặc dù Falcon 9 là phương tiện chính ở hiện tại của công ty và nó đã rất thành công, nhưng việc chuyển sang một tên lửa có thể tái sử dụng hoàn toàn sẽ cho phép SpaceX phóng nhiều trọng tải hơn với chi phí thấp hơn lên quỹ đạo.
Còn về dự án Starlink V1, Musk cũng cho biết bản thân nó "yếu kém về mặt tài chính", trong khi V2 lại mạnh mẽ hơn. Công ty cần tăng sản lượng thiết bị đầu cuối lên vài triệu đơn vị mỗi năm, điều sẽ tiêu tốn rất nhiều vốn, nhưng phải đi kèm với giả định rằng vệ tinh V2 sẽ ở trên quỹ đạo để xử lý nhu cầu băng thông. Bởi nếu không đạt được tiến triển mới, thì các thiết bị đầu cuối sẽ "vô dụng".
Tất nhiên, không ai hoàn toàn tin rằng những gì được nói trong email sẽ hoàn toàn là sự thật. Nếu Starship không thực sự bay mỗi lần sau 14 ngày vào cuối năm sau thì SpaceX có thể vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Nhưng, những gì Elon Musk muốn nói là các mốc thời gian là cần thiết để giữ cho công ty tiếp tục tiến lên trên con đường phát triển đầy tham vọng của mình mà không phải thu hẹp lại các hoạt động chưa có lãi.
Nhà máy hơn 5 tỷ USD của Elon Musk gặp rắc rối lớn, không đủ... nước để vận hành sản xuất xe Nhà máy sản xuất trị giá 5 tỷ USD của Tesla tại Berlin đang gặp rắc rối lớn. Năm ngoái, khi Elon Musk được hỏi liệu nhà máy Tesla đang xây dựng ở Đức có làm cạn kiệt nguồn cung cấp nước của khu vực hay không, ông đã phá lên cười sảng khoái và gọi ý tưởng này "hoàn toàn sai". Sáu...