Đường tu hành khổ hạnh nhất thế gian
Trong khi đa phần các tôn giáo tôn thờ sự khiết tịnh, thầy tu khổ hạnh Aghori khẳng định: Con đường ngắn nhất để trở thành thần là dấn thân vào tận cùng sự ô uế, chết chóc.
Họ ép bản thân phải ăn… thịt chết, đồ ôi thiu. Có điều, đằng sau phương pháp tu hành khác biệt này lại là một ý chí chiến đấu ghê gớm.
Bôi tro cốt hỏa táng khắp thân thể
Vớt xác thủy táng
Aghori là một nhóm người tu hành khổ hạnh, bao gồm khoảng 70 thành viên. Họ quy tụ tại “thành phố tang lễ” Varanasi, Ấn Độ. Xét trên tổng dân số trên 1,3 tỷ người của đất nước cà ri, đây là nhóm tôn giáo thiểu số nhất. Toàn bộ Aghori đều là đàn ông độc thân. Họ lừng danh là “thầy tu ăn thịt người”.
Không khó để nhận diện một Aghori ở Varanasi. Họ là những người khất thực, ăn mặc lôi thôi, đầu bù tóc rối, đeo đồ trang sức bằng xương người, bôi tro cốt hỏa táng trắng xóa khắp mình mẩy.
Ở Ấn Độ, Varanasi được cho là vùng đất có liên kết với thần hủy diệt Shiva. Người Ấn Độ đều mong, khi “gần đất xa trời” sẽ được mang tới nơi này, đưa tiễn sang thế giới bên kia. Varanasi có rất nhiều điểm tổ chức hỏa táng, thủy táng. Chúng được xây dựng dọc theo bờ sông Hằng.
Hình thức mai táng phổ biến của người Ấn Độ là hỏa táng. Song, trong các trường hợp người chết là trẻ em, phụ nữ mang thai, chưa chồng, thầy tu khổ hạnh, người bệnh phong, tự tử, bị rắn cắn thì bắt buộc phải thủy táng.
Tất nhiên, thi thể thủy táng phải được gói ghém kín kẽ, buộc đá kỹ càng, bảo đảm chìm sâu dưới đáy sông. Chỉ là đôi lúc, người làm công việc thủy táng vẫn mắc sai sót, khiến có xác bị nổi lên. Các Aghori thường hay đi dọc hai bên bờ sông, nếu có cái xác thủy táng nào bị nổi lên là họ lập tức vớt ngay lên bờ.
Tín ngưỡng nhất nguyên
Họ còn được cho là ăn thịt xác chết
Có một điểm chung trong các tín ngưỡng của con người: Thế giới là nhị nguyên. Vạn vật trên thế gian đều tồn tại 2 mặt đối lập. Có trước ắt có sau, có tối ắt có sáng, có ác ắt có thiện… Riêng các thầy tu Aghori lại khăng khăng, không có sự phân biệt nào cả. Không có sạch hay bẩn, ngon hay dở, sống hay chết…
Video đang HOT
Trong hệ thống đa thần của tín ngưỡng Ấn Độ giáo, Aghori tôn thờ thần Shiva. Họ xem Ngài là vị thần tối cao. Các Aghori tin rằng, bản thân họ đã có một nửa là thần Shiva. Nửa còn lại là phần người vướng víu với trần thế. Để “tu thành chính quả” thì chỉ việc xóa bỏ phần người.
Về mặt lý thuyết, phương pháp “triệt tiêu” phần người của họ tương đối giống với các “điều kiện” tu thân của Phật giáo. Đó là kiêng dục, xa lánh thế sự, từ bỏ lòng tham, nỗi sợ hãi… Nhưng, cách thức thực hiện thì hoàn toàn trái ngược. Thay vì ăn chay, tụng niệm, các Aghori thoải mái uống rượu, chửi thề, ngày ngày chìm trong khói thuốc phiện. Họ khẳng định không hút thuốc phiện vì nghiện, mà hút để thức thần. Tức là để linh hồn rời khỏi cơ thể trần tục, nhập vào thế giới của thần linh.
Thách thức cái chết
Thầy tu khổ hạnh Aghori
Tại Ấn Độ, các tín đồ của thần hủy diệt Shiva được gọi là Shaivism. Muốn bước vào thế giới của Shiva, một Shaivism phải gạt bỏ được nỗi sợ hãi cái chết, thoát khỏi vòng luân hồi, biến thành thế thân của thần.
Làm thế nào để chiến thắng nỗi sợ hãi cái chết? Các Aghori trả lời, hãy đối diện trực tiếp! Họ ngủ nghỉ ngay trong nghĩa trang, nơi tổ chức tang lễ, bốc tro cốt hỏa táng bôi khắp người. Đặc biệt, với cái xác thủy táng vớt được từ sông Hằng.
Cũng có lúc, các Aghori giữ nguyên xác chết để dùng làm đệm ngồi thiền. Ấn Độ vốn là cái nôi của thiền yoga. Đối với thầy tu khổ hạnh Aghori, tĩnh tâm cũng là một trong các phương pháp nhập thần. Vì họ còn bận đối mặt trực diện với cái chết, nên ngồi thiền trên xác chết, quan tài rất được hoan nghênh.
Chữa bệnh bằng… pháp thuật
Trang sức của thầy tu Aghori
Thầy tu Aghori còn không ngại các món ôi thiu, dơ bẩn, bao gồm cả phân và nước tiểu. Họ tin rằng, trong ô uế tiềm ẩn ánh sáng giác ngộ. Càng ngập ngụa trong sự bẩn thỉu bao nhiêu, càng sớm tiếp cận ánh sáng giác ngộ bấy nhiêu. Mỗi lần ngửa bát khất thực, bất kể người khác có cho loại thức ăn gì, các Aghori cũng thật dạ cảm ơn và ăn bằng hết.
Những lúc rảnh rỗi, thầy tu Aghori khám chữa bệnh miễn phí cho những ai dám nhờ cậy. Họ cho biết, đã thành công chế thuốc chữa bách bệnh bằng… dầu xác chết. Song, phương pháp chữa bệnh chủ yếu vẫn là dùng… phép thuật. Thầy tu Aghori đặt tay lên người bệnh, niệm chú để hút hết đau đớn của người này vào cơ thể mình. Sau đó, trục xuất hết ra ngoài bằng… ý chí.
Trong lịch sử 150 năm của Aghori, các thế hệ thầy tu khổ hạnh đã cứu giúp được 246.548 người bị bệnh phong. Mặc dù đa phần người Ấn Độ tỏ ra xa lánh và kỳ thị Aghori, họ không cấm đoán thực hành tôn giáo này. Xét cho cùng, các thầy tu Aghori cũng chẳng làm hại gì đến ai. Họ tuyệt đối không bạo lực, giết người, cướp xác. Trừ những xác thủy táng vô tình vớt được trên sông Hằng, Aghori không tự tiện đụng vào bất cứ thi thể nào. Mặc người đời miệt thị, họ chuyên tâm tu hành, nỗ lực chiến đấu với bản thân, vượt lên nỗi sợ hãi cái chết.
Thái Thiên
Theo giaoducthoidai.vn
Khám phá ngôi đền cổ 1.200 năm tuổi được tạc từ duy nhất một khối đá siêu to khổng lồ
Ngôi đền Hindu cổ 1.200 năm tuổi này được chạm khắc từ duy nhất một khối đá khiến cho nhiều người cảm thấy kinh ngạc và cho rằng có lẽ nó không được tạo ra từ bàn tay của con người.
Ước tính đã có 400.000 tấn đá được dùng để tạo nên nơi thờ phụng này. Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng cấu trúc nguyên khối này được xây dựng trong khoảng 20 năm. Họ đặt ra giả thuyết, các công nhân đã làm việc liên tục 12 giờ một ngày, kể cả mưa bão hay lễ hội. Vậy thì, để xây dựng được nơi này, mỗi ngày họ phải tách 60 tấn đá, mỗi giờ là 5 tấn. Với tất cả công nghệ trong thời đại này, chúng ta vẫn không thể làm được điều đó. Ai đã làm điều này và làm như thế nào? Đó vẫn là câu hỏi không
Ngôi đền Kailasa - Đền thờ Hindu cổ 1200 năm tuổi được chạm khắc từ một tảng đá duy nhất ở Ellora, nằm cách Thành phố Aurangabad 29 km thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ và đây là một phần của 34 ngôi đền và tu viện hang động nổi tiếng tại Ellora.
Ngôi đền này là một ví dụ đáng chú ý của kiến trúc Dravidian trong thế kỷ thứ 8 do tỷ lệ chạm khắc gần như chính xác hoàn hảo trong khi tại thời điểm đó con người mới chỉ biết sử dụng những dụng cụ cầm tay đơn giản để xây dựng và voi để vận chuyển vật liệu xây dựng nặng.
Theo nhiều tài liệu lịch sử cho thấy ngôi đền này xây dựng bởi Krishna I - vị vua thuộc triều đại Rashtrakuta, cai trị các phần lớn của Tiểu lục địa Ấn Độ giữa thế kỷ thứ sáu và thứ mười. Ngôi đền này được biết đến phổ biến là Đền Kailash - một núi thiêng ở Tây Tạng, nơi được xem là thánh địa của rất nhiều tôn giáo.
Theo người Hindu, thần Shiva đã sống trên đỉnh ngọn núi ấy. Và vị thần được thờ phụng trong đó thần Shiva của đạo Hindu - vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt trong Ấn Độ giáo.
Ngôi đền này được ước tính đã được xây dựng từ năm 757 đến 783 TCN với mục đích giống như núi Kailash, nơi để thần Shiva cư trú theo Ấn Độ giáo. Ước tính có khoảng 400.000 tấn đá đã được rút ra trong khoảng thời gian thực sự dài hơn 20 năm để xây dựng cấu trúc của ngôi đền thờ nguyên khối này.
Bằng cách quan sát các dấu đục trên các bức tường đá, các nhà khảo cổ học đã đi đến kết luận rằng có ba loại đục được sử dụng để khắc ngôi đền này.
Ngôi đền này được cho là đã được xây dựng theo chiều dọc từ trên xuống do những khó khăn có thể thấy trước khi chạm khắc phía trước bởi những người thợ đục.
Theo ghi chép thì kỹ thuật dùng để xây dựng nơi này được gọi là "khắc từ đá tảng". Tuy nhiên, người ta vẫn không tài nào hiểu được làm cách nào mà người xưa tách đá tảng ra khỏi núi đá 30 m để làm các cột trụ với vài công cụ thô sơ.
Bằng cách quan sát các vết đục trên bức tường đá, các nhà khảo cổ đi đến kết luận có ba loại dụng cụ khác nhau đã được sử dụng để chạm khắc kiệt tác thế kỷ này, đó có thể là đục, búa và các vật sắc nhọn. Họ cũng cho rằng ngôi đền được tạc theo chiều dọc từ trên xuống, vì nó được xây dựng để có thể nhìn thấy từ trên cao như trong sơ đồ trên.
Các chạm khắc phân cấp bên ngoài ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được nhìn thấy trên một cổng hai tầng được tạc từ một khối đá duy nhất mở ra không gian của một khoảng sân hình chữ U được bao quanh bởi một cột hình cung cao 30 mét, bao gồm các tấm điêu khắc khổng lồ về nhiều vị thần.
Một điều lạ lùng là năm 1682, vua Aurangzeb - một tín đồ Hồi giáo sùng đạo đã cho hàng ngàn người phá hủy kiến trúc lịch sử này. Nhưng, có vẻ đây là nhiệm vụ bất khả thi vì suốt 3 năm, các công nhân không thể làm gì được ngôi đền ngoài việc phá hủy vài bức tượng. Cuối cùng, vua Aurangzeb phải từ bỏ. Người Hindu tin rằng đây là sức mạnh của các thần linh.
Ở ngay phía trước của ngôi đền là một bức tượng của con bò đực Nandi - vật cưỡi của thần Shiva, đặc điểm này có thể được nhìn thấy trong tất cả các ngôi đền dành riêng cho thần Shiva.
Trong khuôn viên của nơi thờ phụng này có rất nhiều tượng voi. Nhiều người hài hước cho rằng, nhìn từ trên cao Kailasa giống như được một đàn voi bảo vệ.
Bên trong kiến trúc này là các cột trụ, cửa sổ, các gian phòng. Ở trung tâm chánh điện có một linga bằng đá khổng lồ bên trái được chạm khắc hình ảnh của nhiều vị thần và nhân vật khác nhau, tất cả đều được cho là những tín đồ của thần Shiva.
Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu - vị thần bảo vệ, đây cũng là một trong 3 vị thần tối thượng của Ấn Độ giáo bên cạnh Shiva và Brahman.
Hầu hết các vị thần ở bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva trong khi ở phía bên phải, các vị thần được cho là tín đồ của thần Vishnu, một vị thần chính khác trong Ấn Độ giáo.
Bên cạnh thần Shiva là 2 cột trụ lớn và những tác phẩm điêu khắc miêu tả những câu chuyện liên quan đến vị thần này. Tất cả các chi tiết đều rất tinh tế.
Trong thời đại của chúng ta ngày nay, hầu như mọi thứ đều được phụ thuốc vào khoa học công nghệ, bởi vậy thật có có thẻ tưởng tưởng ra rằng cách đây gần 12 thế kỷ, con người đã có thể tạo ra những ngôi đền khổng lồ và phức tạp như thế này chỉ nhờ vào những dụng cụ thô sơ và sự cống hiến tận tụy.
Theo Genk.vn
Ngắm kim tự tháp đẹp nhất của đế chế Maya Không hoành tráng như kim tự tháp Ai Cập, kim tự tháp Maya vẫn quyến rũ nhân loại bằng những nét kiến trúc độc đáo và nhiều bí mật chờ khám phá... Một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất của người Maya là kim tự tháp Kukulkan ở thành phố cổ Chichen Itza, Yucatan, Mexico. Kim tự tháp này cao 24m,...