Sói đực cô độc ở Bỉ bất ngờ ‘thoát ế’
Một con sói đực cô đơn ở Bỉ từng khiến giới bảo tồn lo lắng vì đã lâu lắm rồi không có bạn đời, nay có thể thoát “kiếp FA” với sự xuất hiện của một con sói cái ở cùng khu vực.
Theo Guardian, Cơ quan Thiên nhiên và Rừng Flanders tuần này cho biết họ đã phát hiện một con sói cái – được đặt tên là Noella – tại vùng Limbourg, sát biên giới Hà Lan.
Noella được phát hiện khu vực sống của August – một con sói đực từng khiến cơ quan chức năng lo lắng vì nó đã sống một mình quá lâu. Các nhà bảo tồn cho biết August tự thu mình lại và trở nên khép kín sau khi vợ đầu tiên của nó là Naya bất ngờ biến mất.
Sự xuất hiện của Noella tại khu vực này vào đúng mùa giao phối của chó sói châu Âu (bắt đầu từ tháng 2) đã khiến cơ quan bảo tồn hết sức vui mừng.
Hình ảnh của Noella được phát hiện qua bẫy camera. Ảnh: Cơ quan Thiên nhiên và Rừng Flanders.
“Đó là một con sói cái. Với sự xuất hiện của Noella, August có thể sẽ có bạn tình mới ở Limbourg”, bà Zuhal Demir, bộ trưởng môi trường vùng Flemish thông báo trên Twitter.
Sau khi bị xóa sổ vào đầu thế kỷ 19 tại các nước châu Âu, chó sói đã bắt đầu trở lại. Chúng xuất hiện ở vùng Wallonia nói tiếng Pháp của Bỉ vào năm 2011, và sau đó là xuất hiện ở vùng Flanders vào năm 2018.
Con sói đầu tiên được phát hiện ở khu vực này chính là Naya. August xuất hiện sau đó vào tháng 8 – trở thành bạn tình rất ga-lăng khi hay mang cho Naya thức ăn. Mặc dù đã được gắn thiết bị theo dõi, Naya sau đó đã biến mất cùng với đàn con của mình. Chính quyền kết luận rằng gần như chắc chắn là nó đã bị giết bởi những thợ săn chuyên nghiệp.
Chó sói là loài được bảo vệ bởi luật của EU, nhưng chúng ít được hoan nghênh vì thường giết hại gia súc, đặc biệt là cừu.
Sau khi phát hiện ra Noella, nhà chức trách đã khuyến cáo nông dân nên có hành động phòng vệ để đảm bảo an toàn cho vật nuôi. Nông dân được phép dựng hàng rào điện để ngăn bầy sói và có thể yêu cầu bồi thường nếu gia súc bị giết. Trong năm 2019, 2.412 euro đã được trao cho nông dân vùng Flanders với 14 trường hợp gia súc bị sói tấn công.
Theo news.zing.vn
Video đang HOT
Những bộ tộc kì lạ khơi gợi trí tò mò của bạn
Họ ẩn náu ở những góc sâu nhất, tối nhất của trái đất - hay ở vùng đồng bằng rộng lớn, hẻo lánh của Châu Phi.
Trang phục, phong tục tập quán, truyền thống của họ vẫn còn rất lỗi thời, ngoài ra họ dùng các phương pháp săn bắn cổ xưa đối lập với cuồng quay xã hội tiên tiến ngày nay. Gặp gỡ 8 bộ tộc bản địa để xem điều gì làm cho họ trở nên độc đáo.
Bộ tộc Huli Wigmen, Papua New Guinea
Nơi cư trú:Cao nguyên Tari, Papua New Guinea
Chiếc mũ kì lạ của bộ tộc này được làm từ tóc của chính họ. Bộ tộc có 40.000 người sống cô lập, những người đàn ông thường nhặt bờm tóc giả để đội hoặc đem đi bán cho người khác. Họ sơn vàng mặt, cầm một chiếc rìu, đeo tạp dề lá cây và đội bím tóc lủng lẳng để đe dọa bộ tộckhác.Theo truyền thống, họ thường nhảy bắt chước những con chim thiên đường trên đảo.
Bộ tộc Dogon, Tây Phi
Nơi cư trú: Mali, Tây Phi
Như thường lệ, những người đàn ông trong bộ tộc này dùng dây thừng leo lên vách đá Bandiagara hiểm trở để nhặt phân chim bồ câu và phân dơi. Sau đó, họ bán chúng cho cơ sở làm phân bón và xưởng chế tạo đồ tạo tác Tellem.Hơn 400.000 người Dogon sinh sống trong khoảng 700 ngôi làng nhỏ nằm bấp bênh trên con đường dọc vách núi 200km.
Bộ tộc Chimbu, Papa New Guinea
Nơi cư trú: Tỉnh Chimbu, Papua New Guinea
Bộ tộc này hóa trang thành bộ xương rồi nhảy nhằm đe dọa bộ tộckhác khi xảy ra tranh chấp lãnh thổ.Họ sống ở khu vực rất xa mà ít ai biết về cuộc sống thực của họ, người ta chỉ biết họ sống ở vùng khí hậu ôn hòa trong các thung lũng núi gồ ghề cao từ 1.600 đến 2.400m, theo tục lệ, họ ở trong những ngôi nhà tách biệt nam và nữ, tuy nhiên ngày nay họ đã ở cùng nhau như gia đình.
Bộ tộc Nenet, Siberia
Nơi cư trú: Bán đảo Yamal, Siberia
Bộ tộc khoảng 10.000 người du mục khá khỏe mạnh - họ di chuyển 300.000 con tuần lộc trên quãng đường di cư 1.100km quanh khu vực rộng gấp rưỡi diện tích nước Pháp, ở nhiệt độ xuống tới âm 50 độ C.Họ di chuyển trên những chiếc xe trượt tuyết.Mặc dù phát hiện ra trữ lượng dầu khí vào những năm 1970, nhưng họ vẫn hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Đàn ông Asaro
Nơi cư trú:Goroka, Papua New Guinea
Những người đàn ông này phủ bùn khắp người vì họ nghĩ hình dạng của họ giống như những linh hồn và có thể làm cho các bộ tộc khác trong khu vực kinh sợ.Một số nhóm dân tộc này đã sinh sống rải rác trên cao nguyên trong hơn một thiên niên kỷ, họ bị cô lập vì địa hình khắc nghiệt và mãi 75 năm trước mới được phát hiện.
Bộ tộc chăn gia súc Himba, Namibia
Nơi cư trú:Namibia, Châu Phi
Bộ tộc bán du mục Himba sống rải rác ở phía tây bắc Namibia và miền nam Angola.Họ sống trong lều hình nón được làm bằng bùn và phân.Họ đốt lửa cháy 24 giờ mỗi ngày để tỏ lòng tôn kính với vị thần Mukuru của mình.Theo tục lệ của bộ tộc, gia súc nhiều hay ít sẽ cho thấy người đó giàu hay nghèo, người Himba thích ăn dê trong bữa ăn của mình.
Bộ tộc Kazakh đi săn bằng đại bàng
Nơi cư trú: Tỉnh Bayan-Olgii, Mông Cổ
Họ dùng đại bàng để săn cáo, marmot và sói. Họ mặc đồ lông thú bắt được, những cậu bé từ 13 tuổi có thể mang một con đại bàng.Bộ tộc bán du mục này đã di cư quanh dãy núi Altai từ thế kỷ 19.Hiện tại họ có khoảng 100.000 người, nhưng chỉ còn lại khoảng 250 thợ săn bằng đại bàng.
Bayaka, Cộng hòa Trung Phi
Nơi cư trú: Rừng mưa nhiệt đới Tây Nam, Cộng hòa Trung Phi (CAR)
Bộ tộc Bayaka sống dựa vào "linh hồn của rừng", họ rất am hiểu về thảo dược, họ sử dụng ngôn ngữ và truyền thống săn bắn riêng.Họ là một trong nhiều bộ lạc ở vùng xa xôi này của Châu Phi, có dân số nửa triệu người.Bô lão của bộ tộc này cho hay họ không thể truyền lại các kỹ năng truyền thống cho con cháu vì họ già yếu không thể đi vào rừng sâu.
Theo dulich.petrotimes.vn
Hổ lập kỷ lục đi hơn 1.300 km trong 5 tháng Con hổ 2,5 năm tuổi vượt qua quãng đường dài nhất từng được ghi nhận tại Ấn Độ để tìm bạn tình, con mồi hoặc lãnh thổ mới. Con hổ đi qua hai bang ở Ấn Độ. Ảnh: BBC. Với vòng cổ phát tín hiệu vô tuyến, con hổ đực rời khỏi khu bảo tồn động vật hoang dã ở bang Maharashtra phía...