Đường ra biển lớn tự chủ đại học là tự chủ học thuật

Theo dõi VGT trên

Tự chủ học thuật là văn hóa, là nhu cầu tự thân của giáo dục đại học, gắn liền với năng lực nguồn nhân lựcnăng lực nghiên cứu đào tạo các trường đại học.

Trong những quyền tự chủ cơ bản của các trường đại học, tự chủ học thuật được đánh giá là có cơ chế thông thoáng nhất hiện nay, giúp cơ sở giáo dục chủ động đổi mới và phát triển công tác đào tạo, tuyển sinh, góp phần nâng cao chất lượng và thay đổi diện mạo giáo dục đại học.

Nhìn nhận lại vấn đề tự chủ học thuật tại các trường đại học ở Việt Nam, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giảng viên cao cấp – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Phú Hải.

Đường ra biển lớn tự chủ đại học là tự chủ học thuật - Hình 1

Phó Giáo sư Đỗ Phú Hải cho rằng, việc thực hiện tự chủ học thuật vẫn còn những hạn chế, nhất là chưa tạo được văn hóa môi trường học thuật. (Ảnh: Phạm Minh)

PV: Thưa Phó Giáo sư Đỗ Phú Hải, ông đánh giá như thế nào về những kết quả, thành tựu đã đạt được từ khi các trường đại học được thực hiện quyền tự chủ về học thuật?

Phó Giáo sư Đỗ Phú Hải: Nhờ thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tự chủ học thuật được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã gặt hái được nhiều thành tựu đóng góp tích cực cho giáo dục đại học.

Cụ thể là các trường đại học đã chủ động mở ngành mới, chủ động đổi mới, cập nhật ban hành chương trình, nội dung đào tạo, ngôn ngữ đào tạo, phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, phương pháp đánh giá, nhiều trường đã hoàn thành công tác tự đánh giá và có chứng nhận kiểm định chất lượng.

Các trường đại học thay đổi cơ cấu tổ chức tăng cường tự chủ học thuật, bố trí thêm phòng đảm bảo chất lượng giáo dục và cử đi đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục.

Nhờ tự chủ học thuật, số chương trình đào tạo đại học và sau đại học chính quy tăng thêm nhiều ở các trường đại học. Một số trường đại học đã phát huy tối đa quyền tự chủ về học thuật, nhất là tự chủ trong việc xây dựng hồ sơ mở ngành đào tạo mới, đề án tuyển sinh đa dạng, phương thức tuyển sinh và công khai xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

Tự chủ học thuật cũng đã được kiểm tra, giám sát, đánh giá chặt chẽ và hiệu quả từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vậy theo ông, trong thực tiễn triển khai tự chủ học thuật, liệu còn tồn tại hạn chế nào không?

Phó Giáo sư Đỗ Phú Hải: Bên cạnh những bước tiến và những chuyển biến tích cực nêu trên, việc thực hiện tự chủ học thuật vẫn còn những hạn chế, nhất là chưa tạo được văn hóa môi trường học thuật.

Thứ nhất, các đơn vị quản lý, lãnh đạo, đơn vị triển khai thực hiện vẫn chưa nhận thức tự chủ học thuật là nhu cầu tự thân của giáo dục đại học.

Tự chủ học thuật đề cập đến năng lực của trường đại học trong việc quản lý các vấn đề học thuật của mình một cách độc lập. Đó là quyền tự chủ đề cập đến khả năng của trường đại học trong việc quyết định kế hoạch chiến lược học thuật, chẳng hạn như mở ngành, tuyển sinh, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, đảm bảo chất lượng, liên kết đào tạo, cấp bằng và ngôn ngữ giảng dạy, đầu tư thích đáng cho nghiên cứu khoa học phát triển học thuật, tự do trao đổi học thuật, tiêu chuẩn đạo đức học thuật…

Lịch sử giáo dục đại học nước ta cho thấy sự thăng trầm về tự chủ học thuật qua cơ chế quan liêu bao cấp trước đây và đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Ngày nay chính sách pháp luật khá hoàn chỉnh đối với tự chủ học thuật từ Luật giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo như là Điều lệ trường đại học năm 2014, Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 23 /2021/TT-BGDĐT.

Tự chủ học thuật đó chính là nền tảng, là động lực tự thân của giáo dục đại học. Không đảm bảo tự chủ học thuật, rất khó thực hiện tự chủ đại học. Nghiên cứu kinh nghiệm của EU và các quốc gia OECD cho thấy, tự chủ học thuật có vai trò quan trọng trong tự chủ đại học bởi vì nó là điều kiện cơ bản nhất để tự chủ đại học thành công.

Video đang HOT

Hạn chế thứ hai là chưa thấy được tự chủ học thuật gắn liền với năng lực nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu các trường đại học.

Chúng ta cần nhận thức rất rõ là tự chủ học thuật phải gắn với các nguồn lực, nhất là năng lực nguồn nhân lực của các trường đại học.

Năng lực nguồn nhân lực là năng lực của các giảng viên, nhất là giảng viên chủ chốt cơ hữu đứng mở ngành. Tối thiểu đảm bảo đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo giảng dạy các học phần chuyên ngành của ngành được mở.

Năng lực giảng viên chủ chốt đứng mở ngành quyết định thành hay bại tự do học thuật. Nhiều chương trình đào tạo đại học và sau đại học thành công khi có giảng viên chủ chốt đứng mở ngành được đào tạo từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Bên cạnh đó, năng lực nghiên cứu của các trường đại học cũng quyết định tự chủ học thuật.

Hạn chế thứ ba là chưa thấy được tự chủ học thuật cần cân bằng giữa học thuật và nhu cầu thị trường.

Một mặt có xu hướng thiên về đào tạo theo nhu cầu thị trường, tức là đáp ứng nhu cầu thị trường hơn là đảm bảo học thuật chuẩn quốc tế. Mặt khác nhiều đơn vị đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những kiến thức ngành mà xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu môn của mã ngành chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.

Bối cảnh năng lực học thuật còn yếu kém, xu hướng thị trường hóa khá phổ biến, nếu tự chủ học thuật bị chi phối bởi thị trường sẽ dẫn đến hậu quả chất lượng đào tạo kém.

Bên cạnh đó, có trường hợp trường đại học tập trung vào học thuật , không tính đến nhu cầu thị trường việc làm dẫn đến tuyển sinh khó.

Xu hướng khá phổ biến là lựa chọn cân bằng hài hòa giữa chuẩn mực học thuật và nhu cầu thị trường để phát triển. Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự ủng hộ của các giáo chức chuyên ngành, thực sự vẫn còn nhiều tranh cãi.

Bên cạnh có một số trường đại học đã phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, cũng còn có nhiều trường chưa chú trọng quốc tế hóa học thuật.

Ngoài ra, còn có những khó khăn, rào cản tự chủ học thuật hiện nay. Cụ thể như việc thực hiện tự chủ học thuật chưa đến tay đội ngũ giảng viên cũng là một hạn chế.

Điều 32 của Luật giáo dục đại học năm 2012 quy định: “….Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”. Luật giáo dục đại học quy định tự chủ học thuật là quyền của cơ sở giáo dục đại học, chứ chưa phải của đội ngũ giảng viên, nhất là cá nhân giảng viên chủ chốt đứng mở ngành.

Vấn đề là học thuật lại nằm ở đội ngũ giảng viên, trong khi hội đồng khoa học đào tạo có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng trường và Ban giám hiệu hoạt động còn mang tính hình thức thì tự chủ học thuật luôn mang tính hình thức mà chưa phát huy năng lực khoa học và sức sáng tạo của đội ngũ giáo chức. Đó là môi trường học thuật và văn hóa đại học không phù hợp cho tự chủ học thuật.

Vấn đề nữa ở nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay là định mức khối lượng kiến thức theo tín chỉ cao như quốc tế, trong khi phương pháp dạy và học lạc hậu ở phần lớn trường đại học nước ta sẽ dẫn đến cắt giảm chương trình, hạ thấp chất lượng đào tạo.

Khối lượng tối thiểu của chương trình cử nhân được quy định 120 tín chỉ, thạc sĩ – 60 tín chỉ, tiến sĩ 120 tín chỉ (khoảng 30 tín chỉ một năm học) cứng nhắc cho các trường đại học, bởi vì số giờ lên lớp ở các đại học quốc tế rất ít so với số giờ tự học.

Quy định tín chỉ theo định mức châu Âu ETCS (60 giờ tín chỉ một năm học) có thể phù hợp hơn với nhiều trường đại học nước ta, nhưng chưa được khuyến khích sử dụng.

Các triết lý về cấu trúc chương trình đào tạo (hai khối giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp) và kiểu quản lý mềm dẻo theo “khung chương trình” làm cho “tự chủ” khó khăn. Nhiều trường đại học vẫn còn lúng túng triển khai đào tạo theo tín chỉ.

Điều kiện mở ngành đào tạo ngày càng cao gây khó khăn hơn cho tự chủ học thuật, quy định hiện nay 5 tiến sĩ phù hợp để mở ngành đào tạo là cao, rất ít trường có thể thỏa mãn, đặc biệt điều kiện đó chỉ thích hợp với loại trường đại học theo hướng học thuật chứ không phải theo hướng ứng dụng.

Ngoài ra, xuất hiện Hội đồng tư vấn khối ngành thuộc các bộ chủ quản càng khó cho tự chủ học thuật. Thông tư 17/2021 còn quy định cả số thành viên 9 người gồm cả Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp. Những khó khăn đó vô hình trung vô hiệu hóa cái gọi là tự chủ học thuật. Các trường đại học có ý kiến là trong quy trình triển khai đào tạo việc xin mở ngành đào tạo thường là khâu khó khăn và tốn kém nhất.

Thay đổi liên tục các quy định (Thông tư) về học thuật gây ra sự xáo trộn và khó khăn cho các trường bởi vì đó chỉ là các văn bản hồ sơ trên giấy, gốc của vấn đề nằm ở đội ngũ giảng viên. Chất lượng giảng viên quyết định chất lượng giáo dục chứ không phải là do làm đầu ra hay, thẩm định đúng, kiểm định đẹp mang lại chất lượng đào tạo cao.

Hạn chế của tự chủ học thuật còn là vấn đề hành chính quan liêu. Không ít bộ phận đơn vị trong trường đại học vẫn vận hành theo “thói quen”, hoạt động đào tạo theo cung cách, phương thức “bao cấp”, chưa chủ động bắt nhịp với cơ chế tự chủ.

Thời gian tự học, thực hành, nơi thực hành không đáp ứng được yêu cầu số lượng và chất lượng dẫn đến sinh viên, học viên khó trải nghiệm và rèn luyện tốt các kỹ năng cần thiết.

Thưa ông, vậy đâu sẽ là giải pháp tăng cường tự chủ học thuật trong các trường đại học hiện nay?

Phó Giáo sư Đỗ Phú Hải: Giải pháp nằm nhiều ở 03 nhóm chủ thể quan trọng đó là trường đại học; cơ quan quản lý là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản; các giảng viên chủ chốt các trường đại học. Tôi cho rằng, đường ra “biển lớn” tự chủ đại học chính là tự chủ học thuật. Và để tự chủ học thuật đi vào thực chất, cần thực hiện 7 giải pháp sau:

Thứ nhất là cần tăng cường nhận thức cho cả phía cơ quan quản lý nhà nước và phía các trường đại học và đội ngũ giảng viên chủ chốt về tự chủ học thuật. Tự chủ học thuật là tạo ra văn hóa đại học với môi trường học thuật.

Thứ hai, để thực hiện tự chủ học thuật, cần tăng cường trao quyền tự chủ học thuật cho các trường đại học. Đó là sự tăng cường quyền quyết định về học thuật của các trường trong nghiên cứu và đào tạo, việc còn lại phía cơ quan quản lý có trách nhiệm giám sát và đánh giá đảm bảo tuân thủ theo quy phạm pháp luật. Cần đánh giá lại tác động, sửa ban hành văn bản QPPL theo chuẩn tự chủ học thuật để tổ chức thực hiện lâu dài. Không nên thay đổi liên tục các văn bản quy phạm pháp luật.

Các quy định hiện nay rất bó hẹp tự chủ học thuật từ mở ngành mới đến tuyển sinh, và các hoạt động đào tạo. Thiết nghĩ, sẽ làm khó cho Bộ chủ quản ban hành chuẩn chương trình đào tạo, bởi vì việc này là nhiệm vụ của các trường, tốt nhất là của Khoa và Bộ môn có đội ngũ giảng viên chủ chốt có học hàm học vị đảm nhiệm.

Tôi cho rằng văn bản quy phạm cần thiết lập 1 khung tham chiếu cho tự chủ học thuật ở mức thấp nhất từ khâu mở ngành đến khâu cấp bằng, để các trường đại học thực hiện, bắt buộc công khai minh bạch trên website và phương tiện thông tin đại chúng, chịu sự kiểm tra giám sát, đánh giá của cả xã hội và cơ quan quản lý nhà nước với chế tài nghiêm khắc nhất.

Thứ ba, muốn thành công, các trường đại học cần tăng cường quốc tế hóa học thuật, khuyến khích phát triển học thuật, trao đổi học thuật trong và ngoài nước, xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: CDIO, POHE, chương trình tiên tiến, chương trình PFIEV, chương trình chất lượng cao và các chương trình liên kết quốc tế khác; rà soát chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN-QA, thậm chí chuẩn chất lượng EU hoặc Hoa Kỳ.

Thứ tư, để tự chủ học thuật, các trường đại học cần thiết chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên chủ chốt trình độ cao, nhất là giảng viên đầu ngành hoặc ít nhất có 01 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế đầu ngành, bởi vì đây là mấu chốt thành công của tự chủ học thuật trong các trường đại học. Lời khuyên là nên tìm kiếm “săn” về, quản lý nguồn nhân lực chuyên nghiệp sẽ đảm bảo tự chủ học thuật.

Để tự chủ học thuật, các trường đại học cần chú trọng đầu tư thích đáng nghiên cứu khoa học theo định hướng học thuật, có nghiên cứu khoa học tốt thì tự chủ học thuật thành công. Tất nhiên là mục tiêu của nghiên cứu khoa học ở các trường đại học phải nhằm vào phục vụ đào tạo.

Thứ năm, phía Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhất các trường đại học đều cần chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là quản lý về học thuật, đội ngũ này nên được đào tạo từ lĩnh vực quản lý giáo dục đại học và có kinh nghiệm làm việc ở trường đại học.

Thứ sáu, đội ngũ giảng viên chủ chốt cần ý thức được sứ mệnh thiêng liêng tự chủ học thuật, tăng cường nghiên cứu khoa học, bám sát học thuật quốc tế.

Thứ bảy, cần tăng cường giao lưu trao đổi học thuật cả nội bộ và cả trong nước và quốc tế (cử giảng viên đi học, mời nhà khoa học giỏi về), tổ chức hội thảo trao đổi, bồi dưỡng thường xuyên và phổ biến những kinh nghiệm thành công.

Trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư Đỗ Phú Hải!

Cơ hội nào cho những thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT?

Việc các trường ĐH công bố phương thức tuyển sinh năm 2022 trong đó ưu tiên xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế IELST, SAT, kết quả bài kiểm tra tư duy, bài thi đánh giá năng lực... liệu có làm mất cơ hội của những thí sinh vùng sâu, vùng xa?

Tự chủ tuyển sinh là một trong những quyền tự chủ của các trường đại học, nhất là khi kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn mang tính chất 2 trong 1 thì các trường ĐH hoàn toàn có quyền lựa chọn cho mình phương thức xét tuyển phù hợp miễn sao có thể tuyển được những thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường. Tuy nhiên, đối với những thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, chưa có điều kiện tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế, hay tham gia các kỳ thi Đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy vẫn không mất đi cơ hội để xét tuyển vào các cơ sở Đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập 3 năm THPT.

Cơ hội nào cho những thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT? - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Tuyển sinh là một hoạt động quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học. Làm thế nào đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho thí sinh là mục tiêu của ngành giáo dục và các trường ĐH, CĐ. Đâu là những nét mới trong mùa tuyển sinh năm 2022, và những thí sinh không có chứng chỉ quốc tế, không tham gia kỳ thi đánh giá năng lực, Kiểm tra tư duy có cơ hội xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hay không? Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên VOV2 có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục - Đào tạo.

PV: Thưa bà, vừa qua các trường ĐH đã đồng loạt công bố phương thức tuyển sinh ĐH năm 2022, trong đó có có dành phần lớn chỉ tiêu cho việc xét tuyển bằng các chứng chỉ quốc tế. Điều này khiến nhiều thí sinh rất lo lắng và dư luận xã hội thì cho rằng có những bất công với các thí sinh ở vùng nông thôn khó khăn, không có điều kiện ôn những chứng chỉ quốc tế. Ý kiến của bà như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Hầu hết các trường hiện nay sử dụng rất nhiều những phương thức khác nhau để xét tuyển và một số trường top đầu (các trường có mức độ cạnh tranh cao ) thì các trường có chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến học hoàn toàn bằng tiếng Anh do vậy việc họ sử dụng thêm các tiêu chí như là chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL hay là ACT, SAT trong xét tuyển cũng là một điều rất bình thường và hợp lý, có tính hội nhập quốc tế cao. Theo thống kê của chúng tôi, tiêu chí về IELTS hay một số các chứng chỉ ngoại ngữ khác không phải là tiêu chí duy nhất mà thường các trường còn căn cứ vào tích hợp cả kết quả học tập lẫn kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt cũng chỉ một phần chỉ tiêu là được xác định bằng tuyển sinh theo phương thức này. Các thí sinh ccũng không nên lo ngại là bất công khi mà khó cạnh tranh, khi mà các trường thêm những tiêu chí như vậy. Việc tuyển sinh luôn tuân thủ quy tắc và lấy từ trên cao xuống thấp, theo các ngành nghề lĩnh vực và phương thức tuyển sinh mà trường áp dụng. Quan trọng cũng phụ thuộc vào nguyện vọng đăng ký của thí sinh vào từng phương thức nữa, do vậy nếu các em chưa trúng tuyển bằng phương thức này thì cũng vẫn có cơ hội để trúng tuyển bằng phương thức khác, đúng năng lực của thí sinh trong bối cảnh là phải cạnh tranh với các thí sinh khác có cùng nguyện vọng như vậy. Hiện nay các trường sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT rất nhiều, hầu hết các trường đều dùng cả, không trường nào loại đi lựa chọn đó, trừ các trường tuyển sinh hoàn toàn bằng năng khiếu thôi. Vậy nếu có năng lực và đủ quyết tâm để ôn tập tốt tinh thần vững vàng vẫn hoàn toàn có thể trúng tuyển, không hề mất đi cơ hội này.

PV: Theo bà việc phân chia tỷ lệ tuyển sinh bằng các phương thức ở các cơ sở Giáo dục ĐH nên được cân đối như thế nào cho hợp lý?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Việc phân chia tỷ lệ và chỉ tiêu như thế nào thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học nói chung. Ở đây chúng tôi đứng trên toàn hệ thống thấy trên số liệu thống kế thì tỉ lệ tuyển sinh bằng phương thức đó không nhiều, thậm chí vẫn ở mức độ thấp. Chủ yếu đến hơn 90% các trường vẫn cân bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển bằng học bạ. Còn lại chưa đến 10% là các phương thức còn lại, từ thi đánh giá năng lực cho đến tiếng Anh, chứng chỉ quốc tế chuẩn hoá.... Tỷ trọng rất thấp trong tổng chỉ tiêu mà các trường đã xác định chỉ tiêu cũng như là nhập học trong năm 2020,2021. Chúng tôi dự báo là trong năm 2022 tuyển sinh cũng không có biến động nhiều, chúng tôi chỉ khuyến cáo các cơ sở đào tạo khi có thay đổi lớn trong đề án tuyển sinh của mình thì phải công bố trước cho toàn xã hội để các thí sinh có thời gian chuẩn bị tâm lý và tổ chức học tập như thế nào để đạt được kết quả tốt. Chứ không được gây những cản trở lớn cũng như mất công bằng cho thí sinh.

PV: Các trường ĐH và Bộ GD-ĐT có những thống kê đánh giá như thế nào về chất lượng thí sinh qua các phương thức xét tuyển khác nhau thời gian qua chưa vì có nhiều ý kiến cho rằng thí sinh xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS, SAT vào một số ngành học năng lực không bằng các thí sinh đạt kết quả thi tốt nghiệp THPT cao, thưa bà?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Những đánh giá như vậy theo tôi là vẫn còn hơi cảm tính, chưa có những số liệu và nghiên cứu rõ ràng khẳng định điều đó. Bởi vì tới khi các em tốt nghiệp một khoá đào tạo, các em ra trường đáp ứng những chuẩn đầu ra, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, người sử dụng lao động, lúc đấy chúng ta mới có những khảo sát, đánh giá về điều đó. Như tôi cũng từng là một người từ cơ sở đào tạo lên thì tôi thấy rằng với những chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, chất lượng cao, chương trình tiên tiến các em đáp ứng rất tốt và đạt được thành công lớn khi tiến vào thị trường lao động, thậm chí học lên cao hơn và cống hiến rất tốt ở lĩnh vực và ngành nghề mà các em lựa chọn. Thế nên mỗi một cái đưa ra phải có minh chứng bằng số liệu, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục khảo sát cùng với các trường để có thể đưa ra số liệu một cách tổng thể hơn nữa.

PV: Bà nhận định như thế nào về bức tranh tuyển sinh ĐH 2022? Theo bà, đâu là giải pháp để thu hút thí sinh đăng ký vào những ngành khoa học cơ bản đang thiếu nhân lực vì đổ xô quá đông vào những ngành nghề mới nổi?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Việc dự báo nhu cầu về nhân lực của các địa phương, các ngành nghề theo tôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, để định hướng cho xã hội, cho thí sinh thấy rằng lĩnh vực nào là cần thiết và quan trọng trong phát triển kinh tế tương lai, trong trung hạn và dài hạn. Và tôi rất mong việc dự báo nhu cầu này sẽ được tiến hành một cách đồng bộ ở các địa phương, lĩnh vực ngành nghề. Trong lĩnh vực Sư phạm, đào tạo giáo viên thì Bộ GD-ĐT cũng đã có những đánh giá về nhu cầu để phân bổ chỉ tiêu cho các lĩnh vững đào tạo và các địa phương. Trong năm 2022 thì tôi nghĩ rằng bức tranh tuyển sinh chưa có sự biến động nhiều bởi có thể tình hình COVID chưa được kiềm chế một cách hoàn toàn do vậy mà việc tổ chức thi những kỳ thi riêng theo các trường hay đánh giá năng lực thì chưa được hoàn toàn thuận lợi, do vậy mà sự biến động sẽ không lớn, tương đối ổn định như 2 năm qua.

PV: Với xu hướng tuyển sinh như đề án mà các trường đưa ra, bà có lời khuyên nào đối với các thí sinh khi đăng ký xét tuyển cũng như là đăng ký lựa chọn ngành nghề?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Lưu ý với các thí sinh thì chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh một số điểm như thế này, các em được lựa chọn được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng vào các ngành và các trường. Vậy nên cơ hội để thí sinh trúng tuyển vào các ngành phù hợp với nguyện vọng là rất lớn. Tuy nhiên những năm vừa rồi vẫn có những trường hợp thí sinh thi điểm cao nhưng không trúng tuyển vào trường ĐH nào, chưa nói đến trường mà mình yêu thích. Chủ yếu là do các em chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất hoặc đăng ký vào nguyện vọng không phù hợp với năng lực của mình. Đối với một ngành hiện nay tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác nhau thế nhưng trong đợt 1 các em sẽ xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, cũng có rất nhiều sự lựa chọn để đăng ký. Thế thì các em phải thực hiện đăng kí đúng theo các thủ tục, quy trình mà Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn, không để lỡ những cơ hội bởi vì khi các em đăng ký nhiều nguyện vọng và xếp thứ tự từ trên cao xuống thấp thì rất khó để bị rơi vào trường hợp thiếu may mắn như một số ít em đã gặp phải trong các kỳ thi trước. Các em cần lắng nghe chia sẻ và tư vấn từ các thầy cô giáo, các chuyên gia giáo dục rồi tư vấn của báo chí đang cập nhật, của các chuyên gia của các trường ĐH, và quan trọng là phải chuẩn bị thật tốt kiến thức để có kết quả thi tốt, đó là những thuận lợi để xét tuyển nguyện vọng trong kỳ thi này.

PV : Vâng, xin cảm ơn bà!./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu VySao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu Vy
06:18:45 20/01/2025
Rộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu VbizRộ tin cặp chị - em Vbiz hẹn hò bí mật nay đã rạn nứt, đàng trai nghi cặp Hoa hậu hot hàng đầu Vbiz
07:09:06 20/01/2025
4 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 34 tháng đen tối của Thiên An khi mang thai lần 3
08:43:16 20/01/2025
Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!Mẹ bỏ đi, bố bị tâm thần bỗng một ngày đưa về nhà đứa em "nhặt được", người con trai rơi vào khó xử - Cú ngoặt thế kỷ xảy ra!
08:50:51 20/01/2025
Người đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho conNgười đàn ông ở Hà Nội mất gần nửa tỷ đồng khi làm "số định danh" cho con
06:28:06 20/01/2025
3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ
06:20:23 20/01/2025
Thiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốcThiên An âm thầm chịu nợ nần, chi tiết số dư tài khoản thật gây sốc
08:53:57 20/01/2025
MC Đặng Quỳnh Chi sinh con đầu lòng ở tuổi U40MC Đặng Quỳnh Chi sinh con đầu lòng ở tuổi U40
07:12:28 20/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vì sao người xưa đặc biệt kiêng kị việc xới cơm một lần?

Vì sao người xưa đặc biệt kiêng kị việc xới cơm một lần?

Trắc nghiệm

09:51:05 20/01/2025
Theo quan niệm dân gian, việc xới cơm một lần mang ý nghĩa không tốt. Người xưa bảo: Một cây hòe trước nhà không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc
T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

T1 và Zeus có thể đều đang lạc lối

Mọt game

09:43:43 20/01/2025
Cùng gặp vấn đề nhưng T1 sáng cửa hơn Zeus rất nhiều. Một trong những drama lớn nhất giai đoạn cuối năm 2024 của làng LMHT chính là giữa T1 - Zeus.
Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Rộ trend loại bỏ phòng khách truyền thống: 3 thiết kế thay thế được gọi tên

Sáng tạo

09:40:53 20/01/2025
Phòng khách là một trong những không gian quan trọng của gia đình, thậm chí còn được xem là vị trí đắc địa vì là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi tiếp đón khách đến chơi.
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời

Lạ vui

09:38:57 20/01/2025
Những câu chuyện xoay quanh các sinh vật kỳ bí và đáng sợ luôn kích thích sự chú ý và trí tưởng tượng của công chúng. Từ những loài vật được cho là mang đến tai họa cho đến các ẩn bí ẩn chưa được giải đáp
Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Thế giới

09:24:40 20/01/2025
Trong không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết, các sinh viên, khách mời của cả Việt Nam, Campuchia đã cùng nhau biểu diễn, thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tình hữu nghị giữa thế...
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Sức khỏe

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Danh hài Hoài Linh U60: Tôi tăng 6kg, thi thoảng bị rối loạn nhịp tim

Sao việt

08:49:25 20/01/2025
Sau biến cố cuộc sống và sức khỏe, NSƯT Hoài Linh sống đơn giản, suy nghĩ tích cực. Anh tìm niềm vui bên gia đình, thú vui đi rẫy, nuôi chim cá để tinh thần nhẹ nhõm.
Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Bức ảnh chụp tại giường bệnh khiến triệu người xúc động: "Hóa ra tình yêu chân thành là vậy"

Netizen

08:45:08 20/01/2025
Năm 2021, những bức ảnh chụp tại giường bệnh của Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân Ngân Châu, Chiết Giang do y tá bệnh viện chia sẻ đã thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng nước này.
Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Nhan sắc ngọt như kẹo của Yên Đan phim Đi về miền có nắng

Hậu trường phim

08:43:47 20/01/2025
Dù đảm nhận vai nữ phụ nhưng Yên Đan lại đang nhận được nhiều sự chú ý trong phim Đi về miền có nắng trên VTV3.
Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Ruud Van Nistelrooy không cần thương hại

Sao thể thao

08:36:26 20/01/2025
Trận thua Fulham ở tối thứ Bảy là trận thua thứ bảy của họ tại Premier League - điều chỉ xảy ra 4 lần trong lịch sử của đội vô địch Premier League 2015/16.
Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao nam quậy banh showbiz nợ gần 13 triệu vẫn vung tiền gây sốc cho hot girl, ngông cuồng đòi dẹp cả ngân hàng

Sao châu á

07:17:37 20/01/2025
Dư luận xứ tỷ dân đang tỏ ra ngán ngẩm với thái độ hành xử ngông nghênh, ngạo mạn, không biết đúng sai trước sau của Lý Minh Đức.