Dương Ngọc Thái cạo đầu lần 3, ăn chay trường: ‘Tôi xin khán giả thương tôi thì cho tôi được cạo đầu’
‘Bây giờ tôi cũng ăn chay trường luôn, không ăn thịt nữa. Thực ra, tôi coi việc ăn chay là vì sức khỏe chứ không phải tu tập gì cả’ – Dương Ngọc Thái chia sẻ.
Mới đây, tại chương trình Người kể chuyện đời, ca sĩ Dương Ngọc Thái đã gây bất ngờ khi xuất hiện với chiếc đầu cạo trọc.
Anh chia sẻ: “Tôi là ca sĩ nên đi hát, ra đường đều phải trau chuốt đầu tóc, tốn tiền lắm, nên cạo luôn. Tôi cạo đầu lần này là lần thứ ba rồi.
Đầu tiên, tôi cạo đầu vì tóc bị rụng nhiều quá, nhưng thấy cũng hợp, hảo tướng nên muốn cạo luôn. Nhưng tôi đi hát với chiếc đầu trọc thấy kỳ kỳ nên lại để tóc. Một thời gian sau, tôi thấy vướng víu nên quyết định cạo hẳn luôn, không để tóc nữa.
Dương Ngọc Thái và Trung Dân
Tôi nghĩ, việc cạo đầu cũng giống như buông đi được một gánh nặng. Trong cuộc đời, buông được cái nào thì tốt cái đó, không còn lo lắng, phiền não vì chuyện đầu tóc mỗi khi ra đường nữa.
Tôi cũng xin khán giả có thương tôi thì cho tôi được cạo đầu, tôi không để tóc nữa.
Bây giờ tôi cũng ăn chay trường luôn, không ăn thịt nữa. Thực ra, tôi coi việc ăn chay là vì sức khỏe chứ không phải tu tập gì cả”.
Tiếp đó, Dương Ngọc Thái tâm sự về sự nghiệp của bản thân: “Tôi là người Quảng Ngãi, vào Sài Gòn sống. Tôi đam mê ca hát từ nhỏ, lúc còn bé đã thích hát ca, đàn trống. Tôi cứ lấy nồi làm trống, chổi làm đàn rồi giả vờ trình diễn.
Tới khi học trung học, tôi cũng làm đội trưởng đội văn nghệ và hoạt động xông xáo lắm. Cứ hễ trường có văn nghệ là tôi xung phong lên hát. Học xong cấp 3, tôi thi vào hai trường là trường nhạc, trường tin học và đậu cả hai.
Nhưng lúc học song song hai trường, tôi thấy căng thẳng quá nên về nhà xin phép gia đình cho sang học trường nhạc. Sau 3 năm, tôi tốt nghiệp hệ cử nhân thanh nhạc xuất sắc và đi hát luôn. Nghề hát nuôi sống tôi ngay từ khi mới ra trường.
Lúc mới đi hát, tôi chọn dòng nhạc dân ca, trữ tình quê hương. Trong trường, tôi học rất nhiều dòng nhạc nhưng khi làm nghề, tôi chọn dân ca với trữ tình vì hợp với tôi nhất.
Album đầu tiên của tôi là về dòng nhạc dân ca, nhưng không được đón nhận nhiều vì lúc đó nhạc trẻ đang thịnh. Tôi ra trường năm 2001 mà tới tận 2008 mới nổi tiếng nhờ bài Gọi đò, Hờn trách con đò, Dì ghẻ con chồng… Tới giờ cứ về miền Tây mà nhắc tên Dương Ngọc Thái là người ta nhớ Gọi đò, cứ ra bến đò là nhớ tôi.
Ban đầu, tôi không hề biết mình nổi tiếng nhờ bài Gọi đò này, vẫn đi hát lót cho người ta. Tới khi bán đĩa, tôi mới biết nó hot khi một ngày tôi bán được 10 ngàn đĩa nhạc. Tôi đi bán đĩa còn nhiều hơn cát xê chạy show. Đi đâu tôi cũng nghe thấy Gọi đò.
Thực sự, tôi đi hát giai đoạn đầu gian truân lắm, không có khán giả thương chắc tôi bỏ nghề lâu rồi. Lúc đó đi hát không có tên tuổi cực khổ lắm, phải chạy show hát lót với cát xê rất thấp, ngồi đợi ngôi sao vào mới được ra hát, có ngôi sao là không được hát. Nhiều ca sĩ chán nản bỏ nghề.
Hồi đó, tôi lên hát mà giới thiệu Dương Ngọc Thái không ai vỗ tay nhưng tôi hát xong thì không ai cho xuống. Bầu show còn phải ra bảo tôi vào để ngôi sao còn hát, nhưng khán giả lại muốn nghe tôi hát tiếp. Nhờ tình cảm của khán giả mà tôi còn làm nghề đến bây giờ”.
NSƯT Quỳnh Hương: 46 tuổi vẫn độc thân, nhiều khi đi hát đứng khóc một mình vì buồn tủi
"Từ thế hệ của tôi, sân khấu cải lương đã đi xuống nên ngay khi bước vào nghề đã khó khăn", NSƯT Quỳnh Hương tâm sự.
Nghệ sĩ cải lương Quỳnh Hương
NSƯT Quỳnh Hương sinh năm 1977 trong một gia đình có truyền thống hát bội nhưng lại chọn theo đuổi, gắn bó với cải lương. Hiện tại, dù đã ở tuổi 46 nhưng cô vẫn độc thân và sống khá bình dị.
Trong chương trình Người kể chuyện đời lên sóng mới đây, nghệ sĩ Quỳnh Hương đã tâm sự về cơ duyên đến với nghề của mình:
MC Trung Dân và Quỳnh Hương
"Tới giờ, tôi vẫn thấy việc mình đến với nghề hát là một cái nghiệp. Bên nội nhà tôi đều là nghệ sĩ của đoàn hát bội thành phố. Cha tôi cũng đi theo đoàn hát và có lời thề với Tổ nghiệp là xin được làm nghề 3 đời, nên đến đời tôi vẫn theo nghề.
Từ nhỏ, tôi đã muốn theo nghề vì nghĩ rằng chỉ làm nghệ sĩ mới được đi đây đi đó, khoác lên người tấm áo đẹp. Tôi cũng muốn được mọi người biết đến vì cha hay bảo tôi, phải làm sao để nhắc đến mình người ta biết, dù là vai ác nhất hay vai tốt nhất, chứ đừng để nói tới mình mà không ai biết.
Vì thế, tôi đi theo học hát, học diễn và nhận thấy cải lương có một cái hay mà các bộ môn nghệ thuật khác không có, là sự tổng thể. Người nghệ sĩ cải lương vừa được hát, được diễn, được múa, được võ, thể hiện vai diễn một cách trọn vẹn. Ngay cả trong ca hát, mỗi người một giọng khác nhau, mỗi lời ca lại có văn chương rất hay. Từ đó, tôi đam mê cải lương và quyết theo đuổi nó.
Trường phái cải lương của tôi là ca trong diễn. Tôi không có giọng ca bóng bẩy, lên nốt cao như những nghệ sĩ khác mà thiên về những lối tự sự. Tôi thích ca những bài vọng cổ về mẹ.
Thực ra lúc đầu, mẹ tôi không cho tôi theo nghề, bảo là con gái đi hát dễ mắc nghiệp tình, không hạnh phúc. Nhưng cha lại ủng hộ tôi và còn chở tôi đi học, đứng nhìn tôi học rồi mới về. Sau này, khi tôi được mọi người biết đến, cha mới bảo rằng, ngày đó cha nhìn vào lớp thấy ai cũng bị thầy cô mắng, chỉ mình tôi là không, nên cha yên tâm đi về vì biết tôi theo được nghề này".
Tiếp đó, nghệ sĩ Quỳnh Hương tâm sự về cuộc sống cơm áo gạo tiền với nghề: "Thực sự mà nói, cuộc sống với nghề này để mà muốn như ý mình thì không biết bao nhiêu là đủ. Quan trọng là phải biết gói ghém khéo léo.
Hiện tại thì sân khấu cải lương không có nhiều để hát nhưng tôi cũng biết gói ghém nên cuộc sống hàng tháng của tôi bình ổn. Tất nhiên, cuộc sống không thể nào được như ý tôi muốn nhưng cũng không đến mức quá khó khăn.
Từ thế hệ của tôi, sân khấu cải lương đã đi xuống nên ngay khi bước vào nghề đã khó khăn. Tôi nhớ, ngày đó tôi đi múa cho các đoàn đã có hiện tượng trả vé vì không bán được. Các nghệ sĩ như tôi phải kiếm sống bằng cách hát cho những quán nghệ sĩ.
Ở những quán nghệ sĩ như thế, người nào có sắc, lại giỏi ăn nói thì kiếm tiền dễ hơn. Còn tôi dù hát hay tới đâu mà không có sắc thì cũng không thuận lợi. Khách đến quán nghệ sĩ nhiều khi chỉ chú trọng vào nhan sắc nghệ sĩ chứ ít nghe hát.
Tôi không có sắc nên không được khách để ý, thành ra người chủ quán cũng không săn đón. Nhiều khi tôi đi hát mà đứng buồn tủi, khóc một mình".
Ca sĩ Bảo Như bật khóc: Phải tự rời khỏi nhà chồng vì chồng đột ngột đòi chia tay "Đây là cú sốc lớn với tôi vì gia đình vốn đang hạnh phúc. Tôi không hiểu sao mọi chuyện lại đến với mình như thế, chao đảo như rớt từ đỉnh núi xuống"- ca sĩ Bảo Như chia sẻ. Mới đây, tại chương trình Người kể chuyện đời, ca sĩ Bảo Như đã bật khóc tâm sự về cú sốc lớn nhất...