Đường Lê Lợi thông thoáng trở lại sau 6 năm bị rào chắn bởi lô cốt
Hôm nay (27.4), Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chính thức hoàn thành công tác tái lập, bàn giao lại thành phố mặt bằng đoạn từ ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ đến ngã tư Lê Lợi – Pasteur.
Đây là một trong những đoạn công trường lớn thuộc gói thầu CP1a – tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên) trên đường Lê Lợi (Q.1).
Mặt bằng từ ngã tư Lê Lợi – Pasteur đến ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã được hoàn trả
Ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết gói thầu CP1a là một trong 4 gói thầu chính của tuyến metro số 1, khởi công từ cuối 2016. Dự án chính thức được bàn giao mặt bằng từ trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ – Sở GTVT, để triển khai thi công vào đầu năm 2017.
Đến nay, gói thầu CP1a đã cơ bản hoàn thành hầu hết hạng mục kết cấu chính, đạt hơn 95% tổng các hạng mục.
Video đang HOT
Đường Lê Lợi đã tháo rào chắn, thông thoáng kéo dài tới ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Ngày 15.4.2020, MAUR đã bàn giao 2.177 m 2 mặt bằng Công viên Lam Sơn trước Nhà hát Thành phố (thuộc gói thầu CP1b) cho Trung tâm Quản lý Hạ tầng thuộc Sở Xây dựng để thi công cải tạo công viên. Tới ngày 29.4, toàn bộ gói thầu CP1b thuộc một phần đường Lê Lợi (đoạn Nguyễn Huệ – Pasteur) hoàn trả mặt bằng.
Hôm nay, đoạn thi công tiếp theo từ ngã tư Lê Lợi – Pasteur đến ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã hoàn thành công tác tháo dỡ rào chắn, tái lập mặt bằng. Công trình sẽ được nghiệm thu và bàn giao lại cho Sở GTVT TP.HCM để tổ chức lưu thông.
Trong hôm nay, MAUR sẽ hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao mặt bằng để Sở GTVT tổ chức lưu thông trên đường Lê Lợi
“Tháo dỡ rào chắn, tái lập phần lớn mặt bằng đường Lê Lợi trước ngày lễ 30.4 có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác giao thông trở lại và hỗ trợ các hộ kinh doanh dọc tuyến đường Lê Lợi. Những cột mốc lớn này góp phần đưa dự án tuyến metro số 1 tăng tốc về đích” – ông Hiển nói.
Sau nhiều năm rào chắn, lô cốt bủa vây, các phương tiện đã có thể lưu thông thông thoáng tại khu vực trung tâm thành phố
Cũng theo lãnh đạo MAUR, đoạn đường nối tiếp từ ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến giữa ngã ba Lê Lợi – Phan Bội Châu dự kiến sẽ hoàn thành công tác thi công, tháo dỡ rào chắn vào tháng 6. Tiếp đến, đoạn cuối cùng từ đoạn giao Lê Lợi – Phan Bội Châu đến chợ Bến Thành và toàn bộ khu vực xung quanh vòng xoay Quách Thị Trang sẽ hoàn tất công tác tái lập, hoàn trả mặt bằng vào lễ 2.9.
Như vậy, dự kiến muộn nhất là ngày 2.9, toàn bộ đường Lê Lợi sẽ được giải phóng sau 6 năm lô cốt bủa vây phục vụ thi công tuyến metro số 1.
Hàng chục hộ dân sinh sống dọc tuyến đường Lê Lợi đã được “giải phóng” sau 6 năm lô cốt án ngữ ngay trước cửa nhà
Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, dài gần 20 km từ depot Long Bình (TP.Thủ Đức) đến ga Bến Thành. Dự án đến nay đã hoàn thành hơn 90% tổng khối lượng thi công toàn tuyến. Hiện UBND TP đã phê duyệt dự toán cho phụ lục hợp đồng số 19. MAUR đang phối hợp với nhà thầu, liên danh tư vấn chung NJPT để ký kết hợp đồng số 19 để khởi động lại hoạt động đào tạo lái tàu vào quý 2, phục vụ công tác chạy thử nghiệm trong 1 năm từ khoảng quý 3/2023, trước khi đưa vào khai thác thương mại vào năm 2024.
TP Hồ Chí Minh: Gần 8 tỷ đồng chăm lo Tết cho nông dân nghèo
Để hội viên nông dân nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh có cái Tết vui tươi, ấm no, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình "Tết Nghĩa tình - Xuân Nhâm Dần 2022" với tổng kinh phí ước tính gần 8 tỷ đồng.
Trong đợt dịch vừa qua, các cơ quan, đoàn thể đã chăm lo tặng quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh.
Chương trình năm nay sẽ trao tặng 2.050 phần quà Tết, tổng giá trị 1,55 tỷ đồng; tặng 100 sổ tiết kiệm, tổng giá trị là 1 tỷ đồng (mỗi sổ trị giá 10 triệu đồng); tặng 100 công cụ sản xuất, tổng giá trị là 2 tỷ đồng (mỗi công cụ 20 triệu đồng) và tặng 820 suất học bổng Lương Định Của cho con nông dân nghèo, cận nghèo và 20 suất học bổng bảo trợ học tập, tổng giá trị là 2,6 tỷ đồng (mỗi suất học bổng là 2 triệu đồng và bảo trợ học tập 50 triệu đồng/suất).
Ngoài ra, trong năm 2022, chương trình cũng sẽ thực hiện xây dựng 5 căn nhà tình thương, tổng trị giá 350 triệu đồng (mỗi căn không quá 70 triệu đồng); chăm lo bảo trợ xã hội, bảo trợ học tập cho 20 trẻ em bị mồ côi cha, mẹ do ảnh hưởng dịch COVID-19 có hoàn cảnh rất khó khăn, trị giá 360 triệu đồng. Ước tính tổng kinh phí cần chăm lo cho hội viên nông dân nghèo trong năm 2022 là 7,8 tỷ đồng...
Chương trình "Tết Nghĩa tình- Xuân Nhâm Dần 2022" sẽ được tổ chức tại Nhà hát Thành phố và phát sóng trực tiếp trên kênh youtube của Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Trang thông tin điện tử của Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh vào ngày 11/1/2022 lúc 8 giờ 30 phút, nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung ta chăm lo tết cho nông dân nghèo.
Chương trình "Tết Nghĩa tình- Xuân Nhâm Dần 2022" được khởi đầu từ "Cây mai mùa xuân", "Tết làm điều hay" của Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh, thực hiện từ năm 2008 cho đến nay. Suốt 15 năm qua, chương trình đã trở thành một món quà thiết thực hằng năm dành tặng cho bà con nông dân, góp phần chia sẻ khó khăn và đem đến cho bà con một mùa xuân ấm áp, nghĩa tình với nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Nếu ở cấp độ dịch 1 và 2, TP.HCM sẽ tổ chức countdown tại phố đi bộ Nguyễn Huệ để chào đón năm 2022 Nếu TP ở cấp độ dịch 1 và 2 thì sẽ tổ chức chương trình countdown tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Huệ và đường Lê Duẩn. Ngày 20/12, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động đón năm mới 2021 trên địa bàn TP. Theo đó, nếu TP ở cấp độ dịch 1...