Đuổi vợ thất nghiệp về nhà đẻ, bố vợ đưa ra một thứ mà chồng tôi run bắn hối hận
Anh ta đã nói đến mức ấy thì tất nhiên tôi chẳng còn lý do gì để ở lại. Vậy là tôi thu dọn đồ đạc và chồng tốt bụng đưa tôi về tận nhà đẻ.
Thả tôi ở cửa, anh ta định đi ngay nhưng bố tôi đã lên tiếng mời con rể vào nhà uống nước.
Hai năm nay tình hình dịch bệnh khiến cho công việc của mọi người gặp khó khăn chung, bản thân tôi cũng mất việc gần 1 năm nay rồi. Chỗ nào cũng thấy cắt giảm nhân sự, muốn xin việc mới cũng chẳng dễ dàng. Nhiều thời điểm giãn cách xã hội, lại càng không thể xin được việc.
Cách đây mấy tháng, tôi bị trơn ngã trong nhà tắm, không bị nặng nhưng cũng bong gân trật khớp, phải tĩnh dưỡng mất một thời gian. Vậy là tôi chẳng làm được gì ra tiền, mọi chi tiêu trong nhà phải trông chờ vào một mình chồng.
Cũng may chúng tôi chưa sinh con nên gánh nặng kinh tế không quá lớn. Bản thân tôi biết thân biết phận vì thế chẳng dám mua sắm gì. Đến chi tiêu ăn uống trong nhà cũng phải tiết kiệm tính toán, để chồng khỏi kêu ca phàn nàn. Vậy nhưng như thế vẫn chưa được lòng anh ấy.
Bản thân tôi biết thân biết phận vì thế chẳng dám mua sắm gì. (Ảnh minh họa)
Mấy tháng đầu chồng tôi mới chỉ bóng gió ám chỉ có cô vợ vô dụng ăn bám. Thời gian sau này anh ta còn nói thẳng vào mặt tôi chẳng kiêng nể gì nữa. Khi tôi bị thương ở chân, cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhưng chồng không hề giúp đỡ vợ việc nhà cơm nước. Tan làm về mà chưa thấy có cơm hoặc nhà cửa bừa bộn là anh ta nổi khùng chửi mắng vợ ăn bám. Nhiều thứ tủi thân uất ức nhưng tôi luôn cố nín nhịn.
Cảnh sống phụ thuộc vào chồng khổ sở thế nào tôi nghĩ nhiều người cũng hiểu. Chồng tôi còn bảo, người ta có con nhỏ ở nhà chăm con đã đành, còn tôi không sinh đẻ chăm con mà cũng ở nhà chơi không. Thực ra tôi có muốn như thế đâu cơ chứ?
Đợt vừa rồi là tròn một năm tôi ở nhà làm nội trợ, cũng vì không có kinh tế nên một năm ấy tôi nào dám mang bầu. Hôm đó chồng tôi về nhà nói thẳng với tôi rằng dạo này công việc của anh ta rất khó khăn, không đủ sức để nuôi báo cô tôi nữa. Anh ta chỉ nuôi con chứ đời nào lại phải nuôi một người phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh. Vậy nên tạm thời tôi cứ về nhà mẹ đẻ mà ở. Khi nào xin được việc đi làm lại, đủ sức gồng gánh gia đình cùng anh ta thì lại trở về chung sống. Thật sự quá chua xót và cay đắng!
Anh ta đã nói đến mức ấy thì tất nhiên tôi chẳng còn lý do gì để ở lại. Vậy là tôi thu dọn đồ đạc và chồng tốt bụng đưa tôi về tận nhà đẻ. Thả tôi ở cửa, anh ta định đi ngay nhưng bố tôi đã lên tiếng mời con rể vào nhà uống nước. Trước đó tôi đã gọi điện báo qua với ông bà trước là tôi sẽ về.
Video đang HOT
Chồng tôi run rẩy cầm sổ đỏ mảnh đất lên xem thì phải tái mặt vì giá trị của nó. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi hậm hực khó chịu vì không muốn vào, bố tôi phải mời mấy câu liền anh ta mới đồng ý. Vào nhà bố tôi rót nước mời con rể đàng hoàng, sau đó ông mở tủ lấy ra một thứ đặt trước mặt anh ta khiến chồng tôi ngơ ngẩn.
- Bố mẹ biết hai đứa phải ở nhà thuê, điều kiện khó khăn chật chội. Vậy nên định cho hai đứa mảnh đất này lấy chỗ an cư. Tuy nhiên nếu anh đã trả con gái tôi về đây thì thiết nghĩ chúng tôi cũng không cần phải làm điều đó nữa. Mảnh đất này bố cho riêng con gái, con thích về đây sống chung với bố mẹ cũng được mà chuyển ra ngoài sống riêng cũng không sao.
Còn riêng loại chồng như anh ta thì tốt nhất là con viết đơn ly hôn sớm đi. Tranh thủ chưa có con cái ràng buộc mà giải thoát cho bản thân tìm kiếm hạnh phúc khác. Vợ chồng sống bên nhau lâu dài, mới khó khăn một chút đã không thể bao dung, chấp nhận thì quãng đường mấy chục năm phía trước làm sao có thể đặt niềm tin?
Chồng tôi run rẩy cầm sổ đỏ mảnh đất lên xem thì phải tái mặt vì giá trị của nó. Nói thật đến tôi là con gái cũng không biết bố mẹ có nhiều tài sản đến vậy. Bởi vì trước nay ông bà luôn sống giản dị, con cái cũng để chúng tôi tự lập chứ không bảo bọc quá mức.
Sau khi nhìn thấy cuốn sổ đỏ, anh ta lập tức quay ngoắt ra xin lỗi tôi và bố vợ, hi vọng đưa tôi về nhà. Nói thật anh ta làm thế tôi càng thấy khinh thường. Cộng với bao nhục nhã và uất ức trong một năm trời qua phải chịu đựng, tôi lập tức từ chối. Bố tôi cũng không đồng ý cho con gái quay về với chồng.
Từ hôm đó đến nay chồng tôi ngày nào cũng nhắn tin gọi điện, thậm chí còn sang tận nhà vợ để xin lỗi làm lành. Thế nhưng tôi kiên quyết viết đơn ly hôn rồi. Người đàn ông như thế nào còn xứng đáng làm chồng phải không mọi người?
Thất nghiệp 2 tháng vì dịch, chồng vẫn yêu cầu gửi 30 triệu cho em chồng làm việc vô lý
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, phải ở trong hoàn cảnh của tôi thì mới hiểu được cảnh làm dâu mà có em chồng nó khốn đốn thế nào.
Tôi lấy chồng khác tỉnh, hai vợ chồng cùng làm việc ở thành phố, không phải làm dâu. So với nhiều người thì tôi là người may mắn vì có những người bạn hay than với tôi cảnh phải sống chung với bố mẹ chồng khó tính, mất hết tự do, không được làm theo ý mình.
Tôi hiểu, không phải ai sống chung với bố mẹ chồng cũng khó chịu và không phải ai ở riêng cũng sung sướng. Có những người dù ở riêng nhưng vẫn phải chịu sự điều khiển từ bữa ăn giấc ngủ.
Tôi dù không rơi vào hoàn cảnh quá quắt đến vậy nhưng những gánh nặng kinh tế mà gia đình chồng đè lên đầu vợ chồng tôi quả thực có lúc khiến tôi không thở nổi.
Tôi lấy chồng khác tỉnh, hai vợ chồng cùng làm việc ở thành phố, không phải làm dâu. (Ảnh minh họa)
Làm dâu hơn 3 năm, tôi chưa bao giờ muốn ly hôn như lúc này. Không lẽ, lúc dịch bệnh khó khăn, kinh tế không dư gì tôi lại muốn bỏ chồng? Còn con cái thì sao, ai sẽ là người lo lắng cho chúng? Tình trạng của tôi đúng là "bỏ thì thương, vương thì tội".
Dù chồng không phải là nguyên nhân chính khiến tôi muốn ly hôn nhưng anh lại là nguồn cơn của tất cả mọi chuyện. Nếu như anh biết bảo vệ vợ, có chính kiến hơn một chút, bớt vì gia đình đi thì mọi thứ đã khác.
3 năm đó, bất cứ ngày lễ tết nào chồng cũng bắt tôi về quê. Dù nhà tôi có việc quan trọng và có van nài chồng thì anh cũng một mực "lấy chồng thì phải theo đạo nhà chồng, việc ngoại phải xếp sau" khiến tôi bực dọc vô cùng.
Về thôi không xong, tôi còn phải sắm rất nhiều đồ đạc, quà cáp còn cả tiền để biếu bố mẹ và họ hàng nhà anh. Tại anh sĩ diện, lúc nào cũng ra oai công việc của anh chị ổn định, thu nhập ổn lại còn sống ở thành phố.
Anh muốn "ở thành phố cho ra dáng người phố" mà ai biết đâu, chúng tôi chỉ thuê một căn hộ nhỏ, nhà cửa còn chưa có cho riêng mình.
Ngoài tiền quà cáp còn có tiền biếu, mỗi lần về quê hơn 100km mà số tiền phải lên tới 7-8 triệu khiến tôi kiệt quệ. Lúc chưa có con, mọi việc còn thu xếp được, khi có con, mất thêm một khoản ăn uống, học hành, tôi bắt đầu thấy ái ngại về cách hành xử của chồng.
Góp ý với anh bớt bớt đi mấy khoản không cần thiết thì anh trừng mắt: "Cái gì là không cần thiết, bố mẹ nuôi mình khôn lớn, ăn học đàng hoàng, bây giờ là lúc mình phụng dưỡng".
Đau đầu nhất là cô em chồng vừa mới ra trường chưa xin được việc, suốt ngày hỏi vay tiền chị dâu.(Ảnh minh họa)
Tôi đâu có cấm anh biếu xén bố mẹ, tôi cũng vậy thôi nhưng cái gì cũng phải nhìn vào hoàn cảnh và điều kiện của mình. Anh không biết mình kiếm được bao nhiêu, vợ con như thế nào mà lúc nào cũng vung tay.
Gần đây, dịch bệnh căng thẳng, tôi mất việc, nói đúng hơn công ty cắt lương, thi thoảng chu cấp vài triệu gọi là đóng góp lúc khó khăn, vậy mà khoản tiền gửi về nhà chồng cứ đều đầu.
Đau đầu nhất là cô em chồng vừa mới ra trường chưa xin được việc, suốt ngày hỏi vay tiền chị dâu. Biết chị dâu hay ngại, em chồng thường xuyên gọi điện lên kể khổ. Nói là vay nhưng chẳng bao giờ có ngày trả. Tính tôi ngại nên dù có đi vay cũng cố gắng đưa cho em chồng vài đồng.
Hai tháng này không có việc, em chồng biết rõ tình hình nhưng vẫn gọi điện lên hỏi. Lần trước, em bảo có việc này việc kia, tôi đành phải đi vay bạn cho 3-4 triệu dù lúc đó tôi đang khó khăn vô cùng. Nói khó với em rồi, em cũng gật gù xong chuyện vậy mà lần này, em gọi lên cho anh trai kể xấu chị dâu...
Chồng tôi nghe nói em muốn đi phẫu thuật cắt mĩ, làm mũi nên đã bắt tôi phải lo cho em tầm 30 triệu. Tôi quá hốt. Lúc khó khăn thế này 3 triệu còn khó lấy đâu ra 30 triệu?
Tôi không biết lấy ở đâu ra thì chồng tôi hắng giọng: "Tiền hàng tháng tôi đưa cô, cô tiêu gì hết? Làm gì thì làm cũng phải có đồng tiết kiệm chứ, cô định tiêu hết tiền của tôi à? Em nó có cần thì nó mới cầu anh chị, nó có thì nó chả thèm. Cả đời nó mới dám thẩm mỹ một lần, nó có xinh đẹp thì sau mình cũng được nhờ. Cô lo mà tính toán đi".
Không chịu được, tôi hét vào mặt chồng: "Anh im mồm đi. Anh đưa cho tôi được mấy triệu, cái nhà này đã đủ chi tiêu chưa? Tôi đã nói với anh, hai tháng nay tôi không có lương, anh cố gắng chu cấp, tôi không phải ăn bám anh nên anh đừng nói cái giọng khó chịu đó. Còn nhà anh, bao tháng nay khó khăn, bố mẹ anh đã hỏi một câu chưa hay lúc nào cũng chỉ tiền?
Tiền ăn còn không có, con tôi còn đói kia mà em anh còn nghĩ đến việc đi thẩm mỹ? Anh không có óc à mà còn đòi tôi lo cho em gái anh 30 triệu? Anh thích thì mang tiền về, tôi đây không có. Anh thử hỏi nó xem, bao nhiêu tháng nay, đã bao nhiêu lần nó vay tiền của tôi, có trả được xu nào? Tôi không nói ra anh lại tưởng tôi ngu...".
Từ hôm đó cũng không thấy anh nói khoản 30 triệu lo cho em chồng. (Ảnh minh họa)
Sau câu nói của tôi, chồng có chút chột dạ. Anh chưa từng thấy vợ phản ứng dữ như vậy, ánh mắt tôi long lên, nước mắt cứ thế trào ra. Quá uất nghẹn, tôi đã định rũ bỏ tất cả, lành làm gáo, vỡ làm muôi. Nhưng có vẻ chồng đã biết sợ và xuống nước.
Từ hôm đó cũng không thấy anh nói khoản 30 triệu lo cho em chồng. Không biết anh có vay ai hay không, tôi cũng không quan tâm. Nhưng tôi đã nhận ra một điều đàn bà phải mạnh mẽ, yếu đuối, chấp nhận, cam chịu chỉ có thiệt thân mình.
Chồng mất việc không đủ tiền thuê trọ, định ôm con về quê thì nhà nội tuyên bố: "Chỉ nhận con trai và cháu, không đón con dâu!" Nhìn thái độ lạnh lùng vô cảm của chồng, em cũng chẳng thèm khóc lóc van xin nữa. Em buồn quá các chị ạ, bây giờ em đang nằm một mình ở phòng trọ đợi anh trai lên đón về nhà. Em theo chồng đi làm ăn xa cũng 3 năm rồi, quen nhau ở khu công nghiệp lúc em mới ra trường,...