Dược thiện trị bệnh mũi đỏ
Bệnh mũi đỏ (còn gọi mũi sư tử) tuy không phải chứng bệnh nặng, nhưng nó phát bệnh ở đầu mũi và hai cánh mũi, có ảnh hưởng lớn về mặt mỹ quan.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh mũi đỏ (còn gọi mũi sư tử) tuy không phải chứng bệnh nặng, nhưng nó phát bệnh ở đầu mũi và hai cánh mũi, có ảnh hưởng lớn về mặt mỹ quan. Đông y cho rằng mũi đỏ có liên quan đến vị và do nhiệt huyết ngưng kết, vị phế khí bất thanh, nhiệt huyết khởi tại mặt mà sinh bệnh.
Những bài thuốc cổ phương trị bệnh mũi đỏ:
Bài 1: mộc lan bì, chi tử nhân, đậu sị tất cả lượng bằng nhau. Đem các thứ trên nghiền thành bột mịn, rồi dùng dấm trộn thành hỗn hợp. Tối đi ngủ rửa sạch mặt, rồi dùng thuốc bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt. Phương thuốc là hiệu phương bí truyền chuyên dùng chữa bệnh tửu tra tỵ (mũi đỏ) của thời xưa.
Bài 2: Chi tử tán: chi tử nhân, tỳ bà diệp, lượng 2 thứ đều bằng nhau. Đem 2 vị trên nghiền thành bột mịn, cất vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 6g, pha với chút rượu nóng để uống.
Video đang HOT
Trong phương chi tử vị đắng tính hàn, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc có thể khu phong nhiệt độc. Tỳ bà diệp khu phong thanh phế. Rượu tác dụng hành dược thông huyết mạch, giúp thúc tiến sự vận hành của máu. Toàn phương có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, đồng thời thông hành khí huyết nên chữa được chứng mũi đỏ mặt đỏ.
Hoặc: Lấy chi tử sao đen, tán mịn rồi cho thêm ít sáp ong (đã hòa tan) vào khuấy đều vo thành viên bằng hòn bi, mỗi lần uống 1 viên x 2 lần/ngày.
Bài 3: Tật lê tán: tật lê tử, chi tử nhân, đậu sị mỗi thứ 650g, mộc lan bì 300g. Đem tất cả nghiền nhỏ, sàng qua, hòa với dấm như dạng hồ là được. Tối trước khi đi ngủ rửa mặt sạch, dùng thuốc bôi lên mũi, sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch.
Trong phương này, tật lê có tác dụng khu phong giảm ngứa, có thể khử táo nhiệt và loại trừ ác huyết, phá chứng kết tích tụ. Chi tử nhân thanh khí nhiệt trong vị. Đậu sị nhập kinh phế vị, tuyên tiết tà nhiệt, giải phiền nhiệt, nhiệt độc. Mộc lan bì vị đắng tính hàn có thể trừ xích nhiệt trên mặt, mũi đỏ. Dùng dấm pha thuốc vừa có tính dính bám lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tán ứ. Phương thuốc này có tác dụng khu phong giảm ngứa, thanh tả vị phế, trừ mũi đỏ.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Hoa ngọc lan chữa đau đầu
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,...
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp,... Có thể dùng pha trà để uống, với nhiều cách khác nhau, cho nhiều công dụng khác nhau như dưới đây.
Cây ngọc lan thuộc loại cây gỗ nhỡ, thân thẳng, vỏ trám trắng. Cành non và chồi thường phủ lông trắng mềm mượt óng ánh. Hoa mọc đơn lẻ ở nách lá, màu trắng, có từ 9 - 15 cánh, có mùi rất thơm, có thể dùng để cất tinh dầu thơm làm nước hoa. Mùa ra hoa và quả vào tháng 4 - 9 hằng năm. Cây được trồng ở nhiều nơi làm cảnh.
Theo Đông y, bộ phận dùng làm thuốc là nụ hoa khi còn chưa nở, thu hái về phơi trong bóng râm đến khô, bảo quản dùng dần.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản: Hoa ngọc lan 7 cái, hoa hồng bạch 5 hoa, mật ong 15ml. Cho tất cả vào bát hấp cách thủy, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống 7-10 ngày.
Bài 2: Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.
Bài 3: Chữa đau bụng kinh: Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm. Dùng 30 ngày là một liệu trình, có tác dụng giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị ho gà: Hoa ngọc lan 8 cái, lá chanh 10g, gừng 3g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
Bài 5: Chữa ho do lạnh: Hoa ngọc lan 20g, đem tẩm mật ong trong 3 ngày rồi sắc (nấu) uống như trà.
Bài 6: Chữa đau đầu: Ngọc lan hoa trắng 8 cái, hoa nhài 10 cái, lá hoa sen 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 3 lần. Uống 1 tuần.
Bài 7: Nhuận da, kích thích tiêu hóa: Hoa ngọc lan 6g, 1 thìa trà xanh. Hoa ngọc lan rửa sạch bằng nước muối, vẩy cho ráo nước, để vào bát. Rót nước sôi vào bát, sau đó cho trà xanh vào. Hãm uống thay trà trong ngày.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Chụp ảnh mặt chẩn đoán tình trạng tim Màu da trên mặt của một người có thể phản ánh liệu người này đang bị một dạng rối loạn nhịp tim gọi là rung nhĩ hay không. Ảnh minh họa: Internet Rung nhĩ là rối loạn dòng điện trong tâm nhĩ làm co giật cơ thành dạng rung nhanh và không đều, một chứng bệnh có thể nguy hiểm nhưng điều trị...