Được Mỹ ‘bật đèn xanh’, TSMC mở rộng sản xuất chip ở Trung Quốc
Công ty sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC có thêm giấy phép một năm để tiếp tục đặt hàng thiết bị sản xuất chip Mỹ và mở rộng tại Trung Quốc.
Theo nguồn tin của Nikkei Asia, công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC (Đài Loan, Trung Quốc) đã được Mỹ cấp giấy phép mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Trung Quốc – thời hạn 1 năm. Điều này cho phép TSMC mua thêm các dây chuyền sản xuất từ Mỹ.
Thông tin được đưa ra sau khi Mỹ gần đây áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cứng rắn, ngăn chặn tham vọng phát triển chất bán dẫn của Bắc Kinh.
Nguồn tin cho biết, Washington đảm bảo TSMC có thể vận chuyển thiết bị đến cơ sở sản xuất ở thành phố Nam Kinh, có nghĩa là kế hoạch mở rộng phạm vi sản xuất của công ty tại Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì.
TSMC nhận giấy phép 1 năm của Mỹ cho việc mở rộng chip tại Trung Quốc (Ảnh: Getty)
Trước đó, Mỹ đưa ra các quy tắc hạn chế xuất khẩu bao gồm việc ngăn cản các nhà sản xuất máy móc gia công chip của Mỹ tham gia vào quá trình sản xuất chip cao cấp tại Trung Quốc, bên cạnh đó cấm các công ty như TSMC sử dụng thiết bị do Mỹ chế tạo để phục vụ khách hàng Trung Quốc, trừ một số trường hợp nhất định được Mỹ chấp thuận.
Hôm 13/10, TSMC báo cáo lợi nhuận ròng hàng quý đạt 8,81 tỷ USD, trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, tăng 79,7% so với một năm trước và là mức cao nhất mọi thời đại. Tỷ suất lợi nhuận gộp hàng quý của công ty cũng ở mức cao kỷ lục 60,4%.
Video đang HOT
Mở rộng dây chuyền sản xuất chip ở Trung Quốc đang là một trong những kế hoạch phát triển trọng tâm của TSMC, phục vụ cho việc sản xuất chip 22/28 nanomet. Nhà máy chip Nam Kinh được xem là một trong những dây chuyền sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất của TSMC ở Trung Quốc. Cơ sở này được khai trương vào năm 2018, sản xuất cả chip ở công nghệ 16 nm, thuộc phạm vi kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Washington.
Hiện TSMC từ chối bình luận về thông tin của Nikkei.
Doanh thu của TSMC từ Trung Quốc giảm đáng kể sau khi khách hàng thiết kế chip lớn nhất của họ ở Trung Quốc, HiSilicon Technologies, thuộc sở hữu của Huawei, bị Mỹ cấm làm việc với bất kỳ đối tác nào sử dụng công nghệ của Mỹ trong quá trình sản xuất.
Trung Quốc chiếm 10% doanh thu của TSMC vào năm 2021, giảm từ 17% vào năm 2020. Tổng doanh thu của TSMC từ Trung Quốc trong quý tháng 4 đến tháng 6 năm 2022 là 13%.
Một nhà sản xuất chip khác, SK Hynix của Hàn Quốc, cho biết họ cũng được chính phủ Mỹ miễn trừ các hạn chế trong 1 năm, để sử dụng thiết bị chip của Mỹ ở Trung Quốc, mở đường cho công ty mở rộng hoạt động ở nước này.
Dù vậy, các hạn chế của Mỹ sẽ vẫn ảnh hưởng đến TSMC, bởi một số sản phẩm như bộ xử lý AI và đồ họa tiên tiến không thể đưa vào sản xuất. Các khách hàng chủ chốt của TSMC tại Mỹ, bao gồm Nvidia và Advanced Micro Devices, cũng không thể xuất xưởng bộ xử lý đồ họa (GPU) cao cấp để sử dụng tại thị trường Trung Quốc.
Mark Li, nhà phân tích của Sanford C. Bernstein, cho biết các quy tắc của Mỹ cáp dụng cho cấp đơn vị xử lý đồ họa tiên tiến nhất cho các ứng dụng AI và siêu máy tính, và ước tính rằng chưa đến 0,5% doanh thu TSMC cho năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu các quy định được thắt chặt hơn nữa, điều đó có thể ảnh hưởng tới 5% doanh thu của TSMC trong năm tới.
Huawei Trung Quốc lao vào sản xuất chip chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ
Huawei Technologies của Trung Quốc cố gắng sản xuất chip của riêng mình sớm nhất là trong năm 2022, phối hợp với các công ty bán dẫn trong nước để xây dựng các dây chuyền sản xuất 'không có yếu tố Mỹ'.
Huawei sản xuất chip. Ảnh Nikkei Asia
Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới trong nhiều năm mất quyền tiếp cận những công nghệ quan trọng của Mỹ và các đối tác sản xuất chip toàn cầu từ năm 2019, khi Washington thắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với công ty.
Mặc dù Huawei sở hữu HiSilicon Technologies, công ty thiết kế một số chip xử lý tiên tiến nhất thế giới cho điện thoại thông minh và TV. Nhưng HiSilicon hoạt động trên cơ sở hợp đồng với các nhà sản xuất chip như TSMC, GlobalFoundries và SMIC, những công ty quốc tế đã cắt đứt quan hệ với Huawei sau những lệnh trừng phạt thắt chặt vào năm 2019.
Sau 3 năm cạn kiệt nguồn lưu trữ chíp sẵn có trước đây và dựa vào các chip "bán sẵn", để tiếp tục duy trì vị thế trên thị trường điện thoại thông minh. Technologies Huawei phối hợp với các nhà sản xuất chip Trung Quốc khác như Fujian Jinhua Integrated Circuit Co. (JHICC) và Ningbo Semiconductor International, cả hai doanh nghiệp này cũng nằm trong danh sách đen của Mỹ để tăng cường sản xuất chip của riêng mình, xây dựng chuỗi sản xuất nội địa không có yếu tố Mỹ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất nhanh chóng, một số chip trước đây của Huawei được thiết kế lại để sản xuất trên công nghệ cũ hơn, kém tiên tiến và phổ biến hơn ở Trung Quốc.
Ngoài ra, Huawei Technologies đang tích cực tăng cường khả năng đóng gói chip, chuẩn bị cho cuộc "chiến tranh chip" kéo dài với Mỹ và các đồng minh.
Đóng gói chip là bước cuối cùng trong sản xuất chất bán dẫn trước khi được gắn vào để in bảng mạch và lắp ráp vào các thiết bị điện tử. So với việc tự sản xuất chip, các công ty Mỹ kiểm soát ít công nghệ liên quan hơn.
Huawei đã hợp tác với Quliang Electronics, nhà cung cấp thử nghiệm và đóng gói chip ít được biết đến có trụ sở tại tỉnh Phúc Kiến. Quliang đang nhanh chóng mở rộng năng lực sản xuất tại thành phố Tuyền Châu để giúp Huawei đưa các thiết kế lắp ráp chip tiên tiến vào sản xuất và thử nghiệm một số công nghệ đóng gói chip tiên tiến của công ty. Nikkei Asia dẫn nguồn tin từ các chuyên gia, thông thuộc với tình hình cho biết.
Các nguồn tin cho biết thêm, chính quyền tỉnh Phúc Kiến là một trong những cơ quan địa phương ủng hộ mạnh mẽ tham vọng của Huawei trong việc tăng cường khả năng đóng gói chip, dù công ty cũng đang tìm kiếm các đối tác sản xuất ở một số tỉnh khác.
Cuối tháng 12, Huawei thành lập một công ty con mới, Huawei Precision Manufacturing với số vốn đầu tư 600 triệu nhân dân tệ (94,5 triệu USD) tại Thâm Quyến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Một trong những mục tiêu chính của công ty thành viên mới là phát triển công nghệ đóng gói chip.
Cũng theo Nikkei Asia, tập đoàn công nghệ khổng lồ này đang đẩy mạnh nỗ lực thuê mua chuyên gia từ các nhà cung cấp hàng đầu như ASE Technology Holding của Đài Loan, nhà cung cấp dịch vụ đóng gói và kiểm tra chip hàng đầu thế giới. ASE từ chối bình luận về vấn đề này.
Công ty cũng hợp tác với nhà sản xuất màn hình BOE Technology Group để phát triển công nghệ đóng gói chip cấp bảng, theo đó chip được lắp ráp trên chất nền giống như bảng hiển thị, thay vì trên vật liệu wafer thông thường. Phương thức tiếp cận mới này đang thu hút được sự quan tâm của các công ty mới và đã nổi tiếng trong ngành như Powertech Technology, nhà cung cấp dịch vụ đóng gói chip bộ nhớ lớn nhất thế giới.
Những động thái như vậy là nỗ lực không ngừng của Huawei để tăng cường khả năng tổng thể của chip. Chỉ riêng trong năm 2021, các nhánh đầu tư của công ty - bao gồm Hubble Technology Investment - đã nắm giữ hoặc tăng cổ phần tại hơn 45 công ty công nghệ trong nước, theo phân tích của Nikkei Asia, cao hơn gấp đôi so với năm 2020. Khoảng 70% các khoản đầu tư năm 2021 là vào các nhà cung cấp liên quan đến chất bán dẫn, từ các nhà phát triển chip và công cụ thiết kế đến thiết bị và vật liệu sản xuất.
Đặc biệt, vỏ bọc chip hiện nổi lên như một chiến trường lớn đối với các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới như Samsung, Intel và Taiwan Semiconductor Manufacturing, khi tiếp tục cuộc cạnh tranh sản xuất chip mạnh hơn.
Các nguồn tin Trung Quốc cho biết, thay vì xây dựng các nhà máy chip của riêng mình từ đầu, Huawei đang cử nhân viên hỗ trợ tài chính, mua sắm và vận hành một số nhà sản xuất chip nội địa với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Trước mắt, Huawei đang ưu tiên sản xuất chip cho thiết bị viễn thông và kinh doanh ô tô.
Hoạt động sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu trong năm 2022.
Huawei tiếp tục tích cực đầu tư vào những công ty liên quan đến chất bán dẫn trong nước, đặc biệt là những công ty trong các lĩnh vực do các doanh nghiệp Mỹ kiểm soát, phù hợp với chiến lược của Bắc Kinh nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng có thể kiểm soát và an toàn trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung. Công ty cũng mở rộng hoạt động săn lùng nhân tài sang Châu Âu, Trung Á và Canada để đáp ứng tham vọng chiến lược phát triển mới.
Huawei tìm cách sản xuất chip trở lại Theo Nikkei, Huawei nỗ lực sản xuất chip trở lại từ năm nay khi bắt tay với các công ty bán dẫn Trung Quốc nhằm xây dựng dây chuyền sản xuất không cần Mỹ. Huawei, "cựu vương" smartphone thế giới, không được tiếp cận công nghệ và đối tác sản xuất chip nguồn gốc Mỹ vào năm 2019 khi Washington siết chặt lệnh...