Được mùa, giá lên cao, nông dân Phú Ninh “trúng đậm” mùa dưa hấu
Đầu mùa, nghe tin dưa hấu rớt giá nhưng người dân ở huyện Phú Ninh ( Quảng Nam) vẫn “liều” xuống giống. Nào ngờ chỉ 2 tháng sau, mọi người phấn khởi khi dưa được mùa và giá lên cao từng ngày.
Người dân xã Tam Phước phấn khởi vì vụ dưa hấu được mùa, giá cao.
Ông Huỳnh Mười (xã Tam Phước) cho biết, khoảng mùng 4 Tết Nguyên Đán, ông xuống giống vụ dưa hấu đầu tiên trong năm. Lúc ấy nghe thông tin về dịch Covid-19 đang phức tạp, trong khi dưa hấu ở Quảng Ngãi lại rớt giá thê thảm nên ông rất lo bởi trồng dưa hấu nếu muốn có lời thì giá dưa bán được phải từ 4.000-5.000 đồng/kg.
“Có nhiều người không dám đầu tư phân bón vì sợ bán không được. Nghe tin dưa hấu ở Quảng Ngãi lại rớt giá, chỉ có 1.500 đồng/kg nên ai cũng hoang mang, không muốn làm. Tuy nhiên, bỏ đồng trống thì không được, bởi người dân nơi đây quanh năm chỉ biết trồng dưa, vì thế tôi ‘liều’ xuống giống”, ông Mười kể.
Không những được giá, dưa hấu hái đến đâu đều có thương lái đến lấy luôn nên lượng tiêu thụ dưa cũng rất nhanh.
Đánh cược với thị trường trong bối cảnh dịch bệnh, ông Mười bỏ công đầu tư, chăm sóc. Nào ngờ chỉ 2 tháng sau, hơn 5 sào dưa của ông thu về khoảng 9 tấn. ” Rất may vụ dưa này không bị rớt giá, ngược lại giá ngày càng tăng, có thời điểm giá dưa hấu lên đến 7.200 đồng/kg. Sau khi bán hết dưa, trừ chi phí đầu tư mỗi sào gần 2 triệu đồng, tôi thu về khoảng 40 triệu đồng. Trong thời điểm dịch như thế này thì đó là số tiền lớn, không chỉ riêng tôi mà bà con ai cũng phấn khởi”, ông Mười vui vẻ nói.
Cùng niềm vui với ông Mười, anh Phạm Nguyên Tương cũng ở xã Tam Phước cho hay, vụ vừa rồi anh trồng 12 sào dưa hấu, tổng thu nhập khoảng 80 triệu đồng. Phấn khởi vì dưa được mùa và được giá, anh Tương tiếp tục làm đất chuẩn bị cho vụ mới.
Video đang HOT
Do thời tiết tốt nên dưa hấu cho quả to và đều.
“Lúc mới xuống giống chúng tôi ai cũng lo lắng vì dịch Covid-19, còn giá dưa hấu thì thấp. Có lúc cũng chán lắm nhưng mình làm nông nên phải trồng thôi. Nào ngờ vụ này dưa được giá lại cho năng suất cao. Đầu vụ tôi hái bán với giá 4.000 đồng/kg, nhưng sau đó giá dưa tăng dần lên 6.000-7.000 đồng/kg”, anh Tương kể.
Theo người dân địa phương, năm nay nắng nóng nhiều, mưa ít phù hợp cho cây dưa hấu phát triển, đặc biệt là sâu bệnh ít nên cho quả to và đều. Dưa được mùa, người nông dân càng phấn khởi khi giá liên tục lên. Tưởng vụ dưa thất thu nhưng lại cho thu nhập khá, nỗi lo lúc mới xuống giống của người dân nơi đây giờ đã nhẹ nhõm.
Sau vụ dưa đầu năm bội thu, người dân phấn khởi làm đất chuẩn bị cho vụ dưa tiếp theo.
Ở huyện Phú Ninh, dưa hấu được bà con trồng tập trung nhiều nhất là tại các xã Tam Phước, Tam Lộc Tam Thành, Tam An, Tam Vinh… Theo thông tin từ huyện Phú Ninh, với mức giá như hiện nay là 4.000 đồng/kg cho đến cuối vụ thì tổng thu từ dưa hấu của nông dân Phú Ninh trên 40 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí và công chăm sóc nông dân thu lợi trên 20 tỷ đồng.
Trao đổi với PV, ông Võ Thanh Anh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Ninh, cho biết, vụ dưa này toàn huyện trồng 388ha, tập trung 9/11 xã, thị trấn. Dưa cho năng suất trung bình 27 tấn/ha, giá bán khoảng 7.000-8.000 đồng/kg, thời điểm cuối vụ có lúc giá cao hơn.
“Người dân rất phấn khởi với giá bán như vậy, hơn nữa chất lượng dưa năm nay tốt hơn năm ngoái, rất được thị trường ưa chuộng”, ông Anh thông tin thêm.
Hồ Ca
Bất lực trước Covid-19, nông dân cho bò ăn dâu tây, rau, đổ cà chua xuống hồ
Tình cảnh này chẳng ai mong muốn song vì Covid-19 nên nhu cầu giảm mạnh và có nơi còn chứng kiến giá rớt "thê thảm".
Khi Covid-19 bùng phát, tình hình buôn bán nông sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề và không ít nông dân lâm vào cảnh hàng hóa sản xuất ra không ai mua và có tình trạng đổ bỏ ở nhiều nơi
Hình ảnh chụp một nông dân ở Ấn Độ cho bò ăn dâu tây. Thông thường nhu cầu với những loại quả cao cấp thế này tăng vào mùa hè, nhưng với chuỗi cung ứng bị xáo trộn, nông dân không thể đưa ra hàng ra thị trường. "Khách du lịch và các nhà sản xuất kem là những khách mua dâu tây chính, nhưng hiện nay không có khách du lịch", Anil Salunkhe nói.
Một nông dân đang cho trâu ăn rau xà lách giữa lúc không bán được do Covid-19.
Thậm chí như anh Munishamappa, một nông dân ở Ấn Độ đã đổ 15 tấn nho vào trong rừng do không bán được. Người này đã phải bỏ ra 500.000 Rupee để trồng vụ nho này. Có người đổ cả tấn cà chua xuống sông vì không bán được.
Ít nhất 5 tấn rau đã phải đổ bỏ khi chợ đầu mối Koyambedu ở Chennai, Ấn Độ nghỉ bán 2 ngày một phần trong giai đoạn phong tỏa đất nước 21 ngày ở nước này để chống lại Covid-19.
Nhiều cà rốt bị đổ bỏ giữa đường vì không bán được giữa lúc Covid-19 bùng phát.
Trong đoạn clip được một tờ báo ở Ấn Độ đăng tải, nhiều con bò ăn các loại rau củ sau khi không ai mua trong đó có cà rốt.
Bò ăn các loại rau bị hỏng được những người bán đổ bỏ ở chợ đầu mối rau củ sau khi Ấn Độ phong tỏa cả nước 21 ngày.
Nhiều người bán chờ khách nhưng có vẻ như người bán đông hơn người mua ở chợ Azadpur, New Delhi, Ấn Độ.
Việc vận chuyển khó khăn do giao thông đình trệ, giá rớt "thảm", nhiều người bán đổ bỏ cà chua khiến nhiều người tiếc nuối.
Nghi Dung
Đến lượt tôm hùm được 'giải cứu' vì dịch Covid-19 Sau hàng loạt nông sản như: thanh long, dưa hấu được nhiều siêu thị giải cứu cho bà con nông dân, nay tôm hùm tại Khánh Hòa đang gặp khó vì không xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều gia đình ở Hà Nội mua tôm hùm "giải cứu" giúp người dân nuôi trồng tại Khánh Hòa Những ngày này, tại Hà Nội, nhiều...