Đừng yêu cầu Tiến sĩ phải đi học thêm chứng chỉ kỹ năng nghề nữa, rất vô lý!
“Đã là Tiến sĩ, họ hoàn toàn đủ tư cách, trình độ để làm công việc đúng lĩnh vực được đào tạo ra, đừng yêu cầu họ phải đi học thêm mấy chứng chỉ kỹ năng nghề nữa”
Mới đây, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký văn bản thông báo kết quả kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp tại Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ.
Đáng chú ý trong kết luận này tại thời điểm kiểm tra vào tháng 12/2020 thì vấn đề về đội ngũ cán bộ của trường này được cho là có “vấn đề”. Cụ thể, trường có 312 giảng viên (gồm 10 tiến sĩ, 266 thạc sĩ, 30 cử nhân và 6 cán bộ thỉnh giảng) thì có 306 giảng viên dù đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhưng không giảng viên nào có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành.
Kết luận cũng đề nghị trường không bố trí giảng viên chưa đủ chuẩn giảng dạy, bổ sung giảng viên đạt chuẩn với một số ngành chưa đủ theo quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 nhà giáo chưa đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để đảm bảo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại thông tư 08/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sau kết luận này của Vụ Pháp chế -Thanh tra, dư luận không chỉ dấy lên lo ngại về thực chất năng lực đào tạo bấy lâu nay của trường này là như thế nào mà còn có nhiều luồng ý kiến thắc mắc, liệu rằng nếu căn cứ vào những chứng chỉ bằng giấy ấy để đánh giá năng lực của những người đã từng đứng lớp dạy nghề liệu có quá khắt khe với những giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ hay không.
Video đang HOT
Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Ảnh: Thùy Linh
Chia sẻ quan điểm với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh vấn đề này, Giáo sư Phạm Tất Dong – Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: “Khi một giảng viên ở trường cao đẳng nghề đã có bằng tốt nghiệp về chuyên môn giảng dạy và được nhà nước công nhận, đồng thời được một cơ sở giáo dục nhận vào với tư cách là một giảng viên thì đồng nghĩa với việc người đó đã được chuẩn hóa về tay nghề.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều, để đứng chân được trên bục giảng chắc chắn đội ngũ ấy đã phải đi học và được đào tạo bài bản qua trường lớp. Vì qua quá trình đào tạo trước đó nên đương nhiên họ đã có tay nghề, giờ lại yêu cầu phải học lại chỉ để lấy về cái chứng chỉ bằng giấy thì có khác gì mình đang làm khó các giảng viên đó đâu.
Ví dụ với một người thợ hàn xì, trong quá trình đào tạo thì tùy vào khả năng hoàn thiện sản phẩm đó theo độ khó của công việc mà họ được giao, người thợ ấy sẽ được cơ sở giáo dục đó đánh giá năng lực làm việc, hay nói cách khác là đánh giá về kỹ năng nghề ở những bậc cao hơn và được cấp các chứng chỉ cụ thể. Điều này thì nhất thiết phải thông qua quá trình thi cử, đánh giá thực tiễn để khẳng định được năng lực thực sự của một người thợ lành nghề.
Còn với các cán bộ giảng viên, công việc chính của họ là giảng dạy mà giờ cũng đòi hỏi cả kỹ năng nghề thì có vẻ hơi khiên cưỡng. Theo tôi nghĩ, những người này cái họ cần chính là kỹ năng giảng dạy chứ không phải là kỹ năng nghề.
Đó là chưa nói tới việc, một giảng viên đã được công nhận là Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ thì rõ ràng trình độ chuyên môn nghề nghiệp của họ đã được nhà nước công nhận. Từ đó suy ra, với những khả năng chuyên môn đó họ sẽ có năng lực truyền đạt tri thức đối với các học viên dưới dạng là lý thuyết. Khả năng truyền đạt của họ sẽ được kiểm chứng lại thông qua các bài tập của các sinh viên hàng ngày trên lớp chứ không phải kỹ năng ấy của giảng viên được vận dụng trên các ngành nghề cụ thể.
Vì thế, sau sự việc này không chỉ những người trong cuộc mà ngay đến bản thân tôi cũng khá ngạc nhiên đặt ra câu hỏi: “Bây giờ Tiến sĩ cũng phải đi học nghề hay sao?”. Theo tôi, không ít người cũng sẽ tự có câu trả lời rằng: “Tôi là Tiến sĩ đi dạy nghề chứ đâu phải là ông thợ nghề đâu mà bắt tôi phải đi học lại kỹ năng nghề!”.
Phóng viên cũng đặt ra câu hỏi, liệu có cần thiết phải tổ chức đào tạo lại trình độ kỹ năng nghề cho 306 giảng viên được nhắc tới hay không, vì việc này không chỉ mất thời gian mà còn có nguy cơ gây thiếu giáo viên cục bộ ở một số bộ môn của trường này. Việc này được Giáo sư Phạm Tất Dong bày tỏ: “Để đưa ra được quan điểm về vấn đề này thì mình phải biết được những giảng viên này đang được yêu cầu học những gì trong kỹ năng nghề từ đó mới có những bình luận xác thực được.
Nhưng theo tôi, một cán bộ giảng viên đã là Giáo sư, Tiến sĩ hay Thạc sĩ thì họ đã đạt được chuẩn nghiên cứu và giảng dạy ở một bậc cao rồi, nên đừng yêu cầu họ phải học thêm những cái kỹ năng ấy nữa. Họ hoàn toàn đủ tư cách, trình độ để làm những công việc theo đúng lĩnh vực họ được đào tạo ra.
Không những thế, việc dùng hai chữ “kỹ năng” trong xã hội của chúng ta hiện nay cũng không đồng nhất nên nhiều khi nói đi học bổ sung thêm kỹ năng cũng cần phải phân định rõ đó là kỹ năng gì, có cần thiết phải bổ trợ lại kỹ năng đó hay không”.
Đề cập đến chuyện nên hay không việc Vụ Pháp chế – Thanh tra đề nghị Trường cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ không bố trí giảng viên chưa đủ chuẩn giảng dạy, bổ sung giảng viên đạt chuẩn với một số ngành chưa đủ theo quy định, Giáo sư Phạm Tất Dong thẳng thắn chia sẻ: “Theo tôi, các đơn vị quản lý không nên “đẻ” thêm ra những yêu cầu khác ngoài những thứ mà nhà nước ta đã đưa vào khung chương trình đào tạo đang có sẳn.
Trong việc này nên đưa ra yêu cầu cụ thể với từng giảng viên cần phải đào tạo, bổ sung thêm những kỹ năng gì còn thiếu, hạn chế tối đa việc tạm dừng chuyện giảng dạy ở trường gây mất thời gian công sức vào những thứ dư thừa.
Bởi trên thực tế, rõ ràng là các giảng viên này đã phải trải qua một bộ khung chương trình đào tạo trước đó thì họ mới được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp này nhận vào làm việc, bây giờ lại nói là chưa đủ tiêu chuẩn thì có khác gì những kỹ năng mà các giảng viên này đã được học trước đó là hoàn toàn vô nghĩa. Mà đã là yêu cầu bắt buộc thì tại sao không đưa vào khung để họ được đào tạo và cấp bằng cho họ ngay từ ban đầu, thì bây giờ đâu phải mất thêm thời gian, công sức và gây ra nhiều bất tiện cho chính những người trong cuộc”.
Thái Bình nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trực tuyến
Trẻ em, học sinh ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Bình tạm dừng đến trường từ 6/5/2021 cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
Ảnh minh họa/internet
Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh - Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống Covid-19 tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có ca dương tính với Covid -19, Sở GD&ĐT thông báo: Trẻ em, học sinh ở các cơ sở giáo dục tạm dừng đến trường từ ngày 6/5/2021 cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid -19, Thủ trưởng cơ sở giáo dục chủ động bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tại trường, xây dựng và triển khai kế hoạch ôn tập, dạy học trực tuyến và các hình thức giáo dục phù hợp khác nhằm thực hiện hiệu quả phương châm "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học". Sở GD&ĐT sẽ có hướng dẫn riêng về việc này. Nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trực tuyến, trực tiếp không đúng quy định.
Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 theo hướng dẫn Ngành Y tế, Ngành Giáo dục và chính quyền địa phương; chỉ đạo học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên gương mẫu thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19 trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Covid-19: Quảng Bình cấm tổ chức dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức Nhằm phòng, chống dịch Covid-19, ngành giáo dục Quảng Bình quán triệt học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; không tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại các nước trên thế giới và Việt Nam, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng...