Đừng vội buồn vì con viết chữ xấu, học hành lơ đãng, chuyên gia cho biết đây là biểu hiện của đứa trẻ thiên tài!
Các nhà khoa học đã chỉ ra 7 đặc điểm cho thấy trẻ là một người tài năng với tương lai rộng mở phía trước.
Mặc dù chúng ta thường hay đánh đồng khái niệm thông minh và tài năng là 1. Nghĩa là con có thông minh thì con mới tài năng, hoặc con tài năng thì tự khắc con đã thông minh. Song, các nhà khoa học lại nói rằng chỉ số thông minh (IQ) cao không có nghĩa người đó là thiên tài, và đặc biệt là càng không thể đánh giá trí thông minh của một người chỉ thông qua một bài kiểm tra.
Tuy nhiên, giáo sư Keith Stanovich – giáo sư tâm lý học ứng dụng và phát triển con người công tác tại trường Đại học Toronto (Canada) đã chỉ ra một số đặc điểm cho thấy trẻ là một người tài năng với tương lai rộng mở phía trước. Con có thể trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng, một doanh nhân thành đạt hoặc một chính trị gia vĩ đại… Vì vậy, nếu cha mẹ thấy con mình có những đặc điểm này thì hãy giúp con nuôi dưỡng và phát triển nó:
1. Kỹ năng vận động tinh tốt
Nếu cha mẹ thấy ngay từ khi được 2 tuổi mà con đã thích xâu chuỗi hạt, xếp hình, lego… thì hãy vui mừng vì con bạn là một đứa trẻ tài năng. Kỹ năng vận động tinh tốt sẽ góp phần thúc đẩy trí thông minh của trẻ phát triển mạnh mẽ.
2. Trẻ tưởng tượng để vẽ
Trẻ có tài năng sẽ có thể khắc họa những gì mình nhìn thấy bằng hình vẽ mà không cần nhìn mẫu (Ảnh minh họa).
Theo giáo sư Stanovich, một đứa trẻ có năng khiếu là một nhà thu thập thông tin. Con sẽ lưu trữ trong trí nhớ của mình mọi thứ mà con nhìn thấy. Và nếu trẻ có thể khắc họa những gì mình trông thấy bằng hình vẽ mà không cần nhìn mẫu, thì cha mẹ nên vui mừng vì con bạn rất có tài.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “trí nhớ chụp ảnh”. Chỉ có 2 – 10% trẻ em sở hữu khả năng này, còn người lớn thì tỉ lệ lại càng hiếm có. Trên thế giới chỉ có danh họa Leonardo da Vinci và nhà thiên văn học, vật lý học Galileo Galilei là có kiểu tư duy này. Họ có thể vẽ ra các lược đồ và bản đồ bằng trí nhớ.
3. Trẻ nói nhanh, viết chữ xấu
Tốc độ nói nhanh cho thấy trẻ khá có năng khiếu vì vốn từ vựng phong phú. Thông thường, trẻ em sẽ bắt đầu nói khi được 2 tuổi, nhưng với trẻ có năng khiếu về ngôn ngữ, con đã có khả năng xây dựng các cụm từ phức tạp ngay từ ở độ tuổi này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ cũng có thể chậm nói dù bản thân là một người tài năng. Các nhà khoa học gọi những đứa trẻ này là “Hội chứng Einstein”. Bởi vì nhà vật lý học nổi tiếng người Đức, Albert Einstein, chậm nói và không muốn giao tiếp với người khác cho đến khi ông được 7 tuổi. Bên cạnh đó, nhà vật lý Richard Feynman, nhà toán học Julia Robinson và nhiều người khoa học nổi tiếng khác cũng là những người chậm nói, nhưng họ vẫn thuộc nhóm người tài năng.
Chữ xấu cũng là một đặc điểm của trẻ có năng khiếu (Ảnh minh họa).
Chữ viết xấu cũng là một đặc điểm khác của trẻ em có năng khiếu. Vì trẻ phải viết nhanh để bắt kịp với suy nghĩ của mình. Hơn nữa, trẻ không muốn tuân thủ theo các quy tắc của trường.
4. Trẻ có tính cách hòa đồng
Đa số mọi người thấy rằng người có tài thường lập dị khó hiểu. Nhưng trong khoa học có một thuật ngữ gọi là “trí thông minh xã hội”. Nghĩa là trái ngược với tính cách chung của các thiên tài khác, trẻ có trí thông minh xã hội sẽ là người hòa đồng, thân thiện, có mối quan hệ rộng với mọi người xung quanh.
Ngoài ra, những đứa trẻ này còn có trí tuệ cảm xúc cao, khả năng nhận biết và quản lý cảm xúc của chính mình và người khác. Sau này lớn lên, con sẽ trở thành những nhà quản lý, chính trị gia và chuyên gia marketing vĩ đại.
5. Trẻ thích nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình
Giáo sư Stanovich cho biết những thiên tài tương lai thích nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình. Trong mắt của trẻ, những người bạn đồng trang lứa rất là tẻ nhạt và trẻ con. Thế nên, con thích kết giao và trò chuyện với cha mẹ, ông bà hoặc các anh chị lớn.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý cảnh báo nếu cha mẹ không giúp con giao tiếp và chơi với các bạn cùng lứa tuổi, sau này có khả năng con sẽ trở thành một người lớn cô đơn.
6. Trẻ là “con mọt sách”
Trong khi những đứa trẻ khác thích chơi đùa, chạy nhảy thì những thần đồng tương lai lại chọn ở một chỗ và đọc sách. Các nhà khoa học nói rằng không phải trẻ không thích hoạt động đâu, nhưng vì trẻ luôn bồn chồn và cần phải làm một cái gì đó liên tục thì trẻ chọn đọc sách để cho đầu óc hoạt động không nghỉ ngơi. Đây cũng là cách để trẻ khám phá thế giới.
7. Lơ đãng trong khi ngồi học ở lớp
Nghe thì thấy thật ngược đời, nhưng giáo sư Stanovich lý giải rằng những đứa trẻ tài năng thường tiếp thu bài học rất nhanh. Và trong khi các bạn đang cố gắng hiểu bài thì con đã nhớ và nắm rõ trong lòng bàn tay. Thế nên, đối với trẻ, khoảng thời gian chờ đợi các bạn học là một khoảng thời gian buồn chán, con thường lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ, thả hồn mơ mộng. Trong mắt của giáo viên, đây là hành động không tập trung học hành và bị đánh giá thuộc hàng học sinh kém.
Việc cha mẹ cần làm là giải thích cho con hiểu việc học là việc quan trọng và con nên tập trung vào thầy cô những khi ở trên lớp.
12 tuổi vào đại học, 31 tuổi là giáo sư, chàng trai này tài giỏi đến đâu mà Đại học Harvard phải phá thông lệ đã tồn tại 300 năm của trường?
Doãn Hi đã khiến Đại học Harvard - ngôi trường đứng đầu thế giới phá bỏ thông lệ đã tồn tại gần 300 năm của mình.
Doãn Hi (sinh năm 1983) là một thần đồng nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa. Hiện tại anh đang là giáo sư trẻ tuổi nhất tại Đại học Harvard - đại học đứng số 1 thế giới theo Hệ thống xếp hạng đại học thế giới, Academic Ranking for World Universities (ARWU).
Được biết ngay từ khi còn nhỏ, Doãn Hi đã bộc lộ trí tuệ thiên tài của mình và đạt được những thành tích khó ai bì kịp.
12 tuổi vào đại học, 23 tuổi thành tiến sĩ tại Đại học Harvard
Ngay từ nhỏ, Doãn Hi đã là một đứa trẻ phi thường. Năm 5 tuổi, cậu đã đọc thuộc 500 bài thơ Đường. Năm 7 tuổi, cậu chỉ mất đúng... 3 ngày để học hết sách giáo khoa tiểu học! Đến khi học lớp 2, Doãn Hi đã tỏ ra thích thú trước những cuốn sách môn toán mà mẹ mang về. Doãn Hi bảo mẹ: "Mẹ ơi, cho con xem. Con hứa sẽ không để nó ảnh hưởng tới việc học của con. Con thích xem các con số trong này".
Sau đó, cậu tự học giải tích và cơ học lượng tử. Năm 1993, Doãn Hi khi ấy mới 9 tuổi rưỡi đã được nhận vào lớp thử nghiệm trí tuệ phi thường của trường trung học số 8 Bắc Kinh. Trong thời gian học, Doãn Hi đạt điểm trên 90 trong tất cả các môn học và năm nào cũng đạt học bổng. Tuy học vượt cấp nhưng cậu lại phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần.
Doãn Hi khi còn đang đi học.
Năm 12 tuổi, Doãn Hi chính thức trở thành sinh viên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc với số điểm 572. Được biết, cậu là sinh viên trẻ nhất trường năm ấy. Tại đây, Doãn Hi đã được nhà trường dốc hết sức đào tạo và bồi dưỡng.
Năm 2001, Doãn Hi hoàn thành chương trình học 5 năm tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc lúc đó bày tỏ mong muốn Doãn Hi sẽ ở lại để cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. Tuy nhiên, Doãn Hi lại muốn đến Mỹ học tập và đưa ra lời hứa hẹn với thầy cố vấn tại đại học: "Em sẽ trở về phục vụ quê hương sau khi sang nước ngoài học tập, nghiên cứu thêm".
Thầy cố vấn sau đó đã chủ động giới thiệu Doãn Hi đến các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Sau đó chàng trai trẻ đạt được mong muốn đi du học và nhận học bổng toàn phần trị giá hơn 20.000 USD (tính theo tỉ giá hiện tại là hơn 460 triệu đồng) cho chương trình học Tiến sĩ Vật lý từ Đại học Harvard.
Doãn Hi từng thề non hẹn biển sẽ quay trở lại để phục vụ quê hương.
Năm 2006, Doãn Hi chính thức tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ tại Harvard. Nhờ thành tích học tập xuất sắc mà Doãn Hi được Đại học Harvard giữ lại trường để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về vật lý. Đây là một sự phá lệ lớn. Bởi trước đó Đại học Harvard có một thông lệ đã tồn tại gần 300 năm là: Sinh viên không bao giờ được phép ở lại trường sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ. Quyết định của trường cho thấy, họ đánh giá cao Doãn Hi như nào.
Năm 2008, chàng trai 25 tuổi nổi tiếng khắp thế giới khi trở thành phó giáo sư khoa vật lý của Đại học Harvard. Năm 2013, anh được trao giải thưởng nghiên cứu Sloan Research Fellowships - đây là một trong những giải thưởng lâu đời nhất ở Mỹ trong các lĩnh vực vật lý, hóa học và toán học. Ngày 4/9/2015, Doãn Hi chính thức trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất tại Đại học Harvard.
Quyết định của thiên tài khiến người dân trong nước ngỡ ngàng, ấm ức
Mặc dù từng hứa hẹn với Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc rằng: "Em sẽ trở về phục vụ quê hương sau khi sang nước ngoài học tập, nghiên cứu thêm" nhưng Doãn Hi lại làm trái với lời nói của mình.
Được biết, ngay khi còn đang học tập tại Harvard, Doãn Hi đã thề sẽ nhập quốc tịch Mỹ. Sau đó, anh nhập tịch thật và lấy một người vợ là công dân Mỹ. Quyết định này khiến người dân trong nước không khỏi ngỡ ngàng, ấm ức và chỉ trích Doãn Hi.
Doãn Hi giờ là giáo sư tại Đại học Harvard.
Hiện tại, sự nghiệp của Doãn Hi tại Mỹ đang rất thành công. Có lẽ quyết định chọn ở lại Mỹ năm đó của thiên tài này một phần vì muốn phát triển sự nghiệp, được nghiên cứu vật lý trong một môi trường hiện đại, chuyên sâu hơn. Khi được hỏi có cảm thấy hối hận khi không quay lại quê hương không, Doãn Hi chỉ cười một cách lúng túng và không đưa ra câu trả lời.
Nhà trường cũng khổ với hội chứng "Con tôi là... thần đồng" Nhiều phụ huynh cho rằng con mình là... "thần đồng", "thiên tài" nên họ khó chấp nhận các kết quả hay đánh giá chưa như ý về con. "Con tôi là số 1" Một giáo viên dạy THPT ở TPHCM kể, cô từng gặp trường hợp, phụ huynh lên gặp chất vấn về việc tổng kết của con gái họ chỉ xếp thứ...