Đừng vì sợ trẻ béo phì mà không bổ sung chất này, nó là nguyên tố quan trọng giúp bé phát triển trí lực cực tốt đấy nhé
Béo phì ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em. Vì thế các bậc phụ huynh sinh ra tư tưởng cần phải hạn chế chất béo cho trẻ. Thực tế, chất béo được bổ sung hợp lý mới giúp trẻ phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh hơn.
Chất béo là một trong những nguyên tố đảm bảo sức khỏe của trẻ
Chất béo trong thức ăn chỉ khi được phân giải thành axit béo thì cơ thể mới tận dụng được. Trong số chất béo ở mọi nguồn thực phẩm có đến hơn 40 loại axit béo, đại đa số có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Tuy nhiên, có 3 loại axit béo không thể được chuyển hóa từ những axit béo khác, cần phải trực tiếp hấp thu từ thức ăn vào cơ thể, chúng cũng được gọi là axit béo cần thiết, nếu thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, năng lượng cung cấp cho cơ thể nhiều nhất chính là từ chất béo có trong thức ăn. Một số loại vitamin dung giải chính là cần trong môi trường có chất béo để tồn tại và giúp cơ thể hấp thu. Mặc khác, chất béo còn là thành phần tất yếu để tổ thành nhiều tổ chức và cơ quan khác.
Chất béo là cơ sở của sự phát triển trí lực ở trẻ
Video đang HOT
Não bộ cần có đủ 8 loại chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, glucose, vitamin A, B, C, E và canxi để phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh. Thậm chí, nếu sắp xếp theo tầm quan trọng thì chất béo nằm ở vị trí thứ nhất, trong khi đó protein chỉ xếp hàng thứ 5 mà thôi.
Năng lượng mà chất béo trong thực phẩm cung cấp cho cơ thể người lớn và trẻ em ở độ tuổi lớn một chút chiếm khoảng 25% – 30%, tuy nhiên con số này trong sữa mẹ lại chiếm đến 50%. Đây là một trong những lý do các chuyên gia luôn khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện não bộ và phát triển trí lực ở trẻ nhỏ.
Chất béo thúc đẩy thị giác phát triển và giúp làn da trẻ thêm khỏe mạnh
Trong quá trình phát triển thị giác của trẻ cũng không thể thiếu chất béo bởi vì cơ thể trẻ cần axit béo để hoàn thiện những giác quan, đặc biệt là thị giác. Không những vậy, nếu thiếu hụt chất béo, làn da của trẻ còn dễ trở nên khô ráp, dễ nổi mụn nhọt, vết thương khó lành v.v…
Nhiều người luôn cho rằng cho trẻ hấp thu chất béo sẽ dễ khiến trẻ bị béo phì, nhưng thực tế thì chất béo vẫn là một nguyên tố dinh dưỡng cần phải có cho cơ thể. Khi bố mẹ quá hạn chế hoặc thậm chí không để trẻ hấp thu được chất béo, sự sinh trưởng và phát dục của trẻ sẽ bị trì trệ, khả năng miễn dịch giảm xuống, dễ bị viêm nhiễm và bệnh tật.
Trẻ nhỏ nên ăn chất béo thế nào cho phù hợp?
Từ góc độ dinh dưỡng học mà nói, những thực phẩm giàu chất béo mà trong đó có chứa axit béo cần thiết sẽ càng có ích cho cơ thể của trẻ. Điển hình chính là dầu thực vật là có hàm lượng axit béo cần thiết cao hơn nhiều so với dầu ăn chế biến từ mỡ động vật.
Tuy vậy, mẹ cũng không nên hoàn toàn để trẻ cự tuyệt dầu động vật. Sử dụng một lượng mỡ động vật phù hợp trong thực đơn ăn uống của trẻ cũng là nguyên tắc để cân bằng dinh dưỡng, chỉ cần không lạm dụng thì không ảnh hưởng gì đến cân nặng cũng như sức khỏe của trẻ.
Thiên Khuê
Nguồn: Meishichina, Sohu/emdep
Hà Nội tổ chức cho trẻ uống bổ sung vitamin A từ ngày 31-5
Ngày 25-5, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 31-5 và 1-6, Hà Nội sẽ triển khai Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt I năm 2019 với hai nội dung: Cho trẻ uống vitamin A và cân, đo để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Ước tính sẽ có gần 470.000 đối tượng được uống bổ sung vitamin A, trong đó gần 440.000 trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Số còn lại là bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao, gồm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, tiêu chảy kéo dài; trẻ bị viêm đường hô hấp, nhiễm sởi; trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ.
Cũng trong đợt này, toàn thành phố có gần 650.000 trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân, thấp còi và thừa cân, béo phì.
Ngoài 2 ngày chiến dịch, ngành Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục cho trẻ uống vitamin A tại trạm y tế xã, phường, thị trấn đến hết ngày 3-6 và cân, đo cho trẻ đến hết ngày 6-6. Hiện gần 2.000 điểm uống vitamin A và cân, đo cho trẻ đã được bố trí đủ nhân lực, viên nang vitamin A.
Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, 95% trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao, 95% bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng được uống vitamin A; 95% trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Theo hanoimoi
Uống nước trái cây vào buổi sáng, trẻ em dễ mắc bệnh béo phì Một nghiên cứu cảnh báo, cha mẹ không nên cho con uống nước trái cây vào bữa sáng do việc này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì. Theo các nhà nghiên cứu, những trẻ uống một ly nước trái cây vào bữa sáng có nguy cơ thừa cân gấp 1.5 lần những trẻ không uống. Thêm vào đó, bỏ...