Đừng tưởng ăn thịt trắng không gây hại cho tim mạch, nghiên cứu mới đã cảnh báo nguy hại từ loại thịt này
Thịt trắng là thịt các loại gia cầm hay hải sản. Trước đây, loại thịt này vẫn được coi là tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ, nhưng kết quả của một nghiên cứu mới sẽ khiến mọi người phải suy nghĩ lại.
Đây là kết quả của nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition hôm 5/5. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, Mỹ, cũng chỉ ra, các loại protein thực vật như protein trong các loại rau, sữa, các loại cây họ đậu trong đó có đậu nành có lợi nhất cho cholesterol trong cơ thể.
Cholesterol xấu có thể gây bệnh tim mạch
Từ lâu, các chất béo bão hòa được cho là nguyên nhân làm tăng hàm lượng LDL hay cholesterol xấu trong máu và nếu nó hình thành trong động mạch có thể gây ra đau tim, đột quỵ. Các chất béo bão hòa hầu hết có trong các thực phẩm từ động vật như bơ, chất béo trong thịt, hoặc lớp da của thịt gia cầm.
Theo các nhà nghiên cứu tại tại Đại học California, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch dù chưa có thử nghiệm đầy đủ. Vì thế, họ tiến hành nghiên cứu quan điểm này.
Hơn 100 nam giới và phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi từ 21- 65 được các nhà nghiên cứu phân chia sử dụng các chất béo bão hòa hàm lượng cao một cách ngẫu nhiên, chủ yếu cung cấp từ bơ, các thực phẩm có chất béo đầy đủ hoặc dùng các nhóm chất béo bão hòa hàm lượng thấp.
Người tham gia kiêng uống rượu trong suốt thời gian của nghiên cứu và áp dụng xoay vòng qua 3 chế độ ăn gồm: Chế độ ăn thịt đỏ, chế độ ăn thịt trắng và chế độ ăn không thịt. Mỗi chế độ ăn kéo dài 4 tuần và được ngắt quãng bởi một “giai đoạn làm sạch” khi người tham gia ăn các thực phẩm thông thường. Nguồn thịt đỏ chính được các nhà nghiên cứu cung cấp là thịt bò, nguồn cung thịt trắng là thịt gà. Các mẫu máu được lấy từ những người tham gia ở thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi chế độ ăn thử nghiệm.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại đạm thực vật là có tác động lành mạnh nhất với cholesterol máu. Trong khi đó, tác động của thịt trắng và thịt đỏ tới mức cholesterol ở người tham gia nghiên cứu là như nhau trong khi lượng chất béo bão hòa tiêu thụ là tương đương.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét về khía cạnh kích thước của hạt cholesterol. Nếu trước đây người ta cho rằng các hạt cholesterol kích thước lớn không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ bị xơ vữa động mạch như các hạt cholesterol nhỏ thì nghiên mới đây chỉ ra, cả cholesterol hạt nhỏ và hạt lớn đều có liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch.
Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn về mức hạt cholesterol lớn, nhỏ hay cholesterol xấu trong máu của người tham gia ở chế độ ăn thịt đỏ và chế độ ăn thịt trắng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết, ăn thịt trắng vẫn ít gây hại cho tim mạch hơn là ăn thịt đỏ. Bởi ăn thịt đỏ dẫn đến nhiều tác động khác nhau, gây ra bệnh tim mạch dù điều này cần nghiên cứu chi tiết hơn nữa.
Luôn luôn nên chọn ăn thịt nạc
Maria Romo-Palafox, chuyên gia dinh dưỡng cùng các cộng sự tại Trung tâm Rudd Center for Food Policy and Obesity thuộc Đại học Connecticut đánh giá cao nghiên cứu trên. Bà gọi đây là “nghiên cứu xuất sắc” cũng như đưa ra lời khuyên chi tiết cho mọi người.
“Nếu có vấn đề về cholesterol hoặc gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan đến cholesterol hay tim mạch thì tốt nhất là nên tiêu thụ ít thịt đỏ và thịt trắng. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại đậu, các loại hạt có protein cao như hạt diêm mạch và các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, đậu tương lên men”, bà Romo-Palafox cho biết.
“Thông điệp cần nhớ là không phải hạn chế hay loại bỏ thịt đỏ mà bạn cần chọn ăn thịt nhiều nạc nhất có thể. Bạn cũng có thể ăn chay một ngày trong tuần. Điều này giúp bạn giảm nguy hại từ thịt đỏ”, bà Romo-Palafox chia sẻ.
Theo CNN/Helino
Thịt trắng và thịt đỏ đều có tác động tương đương tới lượng cholesterol trong cơ thể
Theo một nghiên cứu mới chỉ ra, việc tiêu thụ thịt đỏ (thịt bò) hay thịt trắng (thịt gia cầm) đều có tác động đến lượng cholesterol trong cơ thể như nhau.
Theo nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Ba trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, các loại protein không phải thịt như rau, sữa và các loại đậu đều có lợi cho cơ thể.
Cholesterol "xấu" có thể dẫn đến bệnh tim
Người ta biết rằng chất béo bão hòa làm tăng nồng độ LDL, hay cholesterol "xấu" trong máu và nếu chất có hại này tích tụ trong động mạch có thể gây đau tim hoặc đột quỵ. Chất béo bão hòa, hầu hết đến từ các sản phẩm từ động vật, bao gồm bơ, mỡ bò và da gia cầm.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng hàm lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ góp phần gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên chưa có ai kiểm tra đầy đủ lý thuyết này, theo các nhà nghiên cứu. Và vì vậy họ tiến hành thử nghiệm lâm sàng.
Hơn 100 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh trong độ tuổi từ 21 đến 65 được phân ngẫu nhiên vào nhóm tiêu thụ chất béo bão hòa cao hoặc nhóm tiêu thụ chất béo bão hòa thấp.
Tất cả những người tham gia đều phải kiêng rượu bia trong thời gian thí nghiệm, đã trả qua 3 chế độ ăn kiêng thử nghiệm: chế độ ăn thịt đỏ, chế độ ăn thịt trắng và sau đó là chế độ ăn kiêng thịt. Mỗi chế độ ăn kiêng kéo dài 4 tuần và bị chấm dứt bởi "thời kỳ rửa trôi", khi những người tham gia thí nghiệm quay trở lại với chế độ ăn thường ngày.
Nguồn thịt đỏ chính được các nhà nghiên cứu cung cấp là thịt bò, trong khi thịt gà đóng vai trò là nguồn cung protein cho thịt trắng. Các mẫu máu được thu thập từ tất cả những người tham gia khi bắt đầu và kết thúc mỗi chế độ ăn thử.
Lết quả nghiên cứu cho thấy protein thực vật có tác động tốt nhất đến cholesterol trong máu. Trong khi đó, ảnh hưởng của thịt trắng và thịt đỏ đối với mức cholesterol của người tham gia là giống hệt nhau khi mức chất béo bão hòa là tương đương.
Vì vậy, những người tham gia ăn chế độ tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có mức cholesterol toàn phần và LDL cao hơn so với những người được chỉ định chế độ ăn ít chất béo bão hòa - bất kể nguồn protein của họ là gì.
Các nhà nghiên cứu cũng xem xét kích thước của các hạt cholesterol và cho thấy cả các hạt cholesterol xấu cả nhỏ và lớn đều có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch.
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ các hạt LDL lớn, trung bình và nhỏ trong máu của những người tham gia giữa chế độ ăn thịt đỏ và thịt trắng. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có liên quan đến nồng độ cao hơn của các hạt LDL lớn, mặc dù không thấy mối liên quan nào liên quan đến các hạt nhỏ hoặc trung bình.
Tuy nhiên, niềm tin từ lâu rằng ăn thịt trắng ít gây hại cho tim của bạn vẫn có thể đúng. Các nhà nghiên cứu của Đại học California, San Francisco cho biết, có thể có những tác động khác từ việc ăn thịt đỏ góp phần gây ra bệnh tim mạch.
Luôn chọn 'thịt ngon nhất'
"Nếu bạn có vấn đề với cholesterol hoặc nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, thì tốt nhất nên tiêu thụ ít thịt đỏ và thịt trắng và thay vào đó thay thế bằng các loại đậu,ngũ cốc giàu protein", chuyên gia dinh dưỡng Maria Romo-Palafox cho biết.
"Chúng tôi xác nhận rằng chế độ ăn chay sẽ tốt cho sức khỏe và môi trường", bà Romo-Palafox nói.
Các nhà khoa học hiện "không biết chính xác" tại sao protein từ thực vật có tác dụng bảo vệ tim, nhưng người ta tin rằng "các vitamin và khoáng chất khác có trong thực vật" - chứ không phải là protein thực vật - có lợi cho tim mạch của chúng ta, chuyên gia dinh dưỡng giải thích.
"Chúng ta không nên khiên cưỡng đánh giá kết quả nghiên cứu vừa được công bố, thịt dù là trắng hay đỏ cũng không nên bị loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày. Trong khi các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra các khuyến cáo chung cho cộng đồng, mỗi cá nhân đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng.
Thông điệp duy nhất đó là không cần thiết phải dán nhãn hạn chế hoặc cấm trên thịt đỏ. Hãy chắc chắn rằng bạn đang chọn các loại thịt nạc nhất có thể. Nếu bạn có thể áp dụng một ngày không ăn thịt, tại sao không? Điều đó có thể giúp bạn cân bằng rủi ro", bà Romo-Palafox tư vấn.
Huy Vũ
Theo CNN/Ngày nay
Kiểm soát các yếu tố gây rối loạn mỡ máu Rối loạn mỡ máu là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sẽ dẫn tới các bệnh tim mạch và chuyển hóa. Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ... Hậu quả của rối loạn mỡ máu Bệnh rối loạn mỡ máu (RLMM) hay...