Dùng sóng radio để truyền năng lượng mặt trời từ vệ tinh xuống Trái Đất?
Phòng thí nghiệm hải quân Hoa Kỳ (NLR) đang phát triển 1 công nghệ mới cho phép quân đội thu được năng lượng mặt trời từ trên quỹ đạo và truyền xuống mặt đất.
Nếu dự án thành công, nó không chỉ giúp tiết kiệm một lượng lớn ngân sách cho chính phủ phủ Mỹ mà còn giúp quân đội giải quyết vấn đề nhiên liệu cho phương tiện chiến đấu khi thực hiện tác chiến ở những khu vực đặc biệt mà không cần trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu.
Trong thời gian tới, NRL sẽ xây dựng và thử nghiệm 2 mô hình khác nhau mang tên các mô đun “sandwich”. Đây là ý tưởng thiết kế mới nhằm gói tất cả các thành phần của hệ thống vào giữa 2 panel hình vuông. Đối với mô hình đầu tiên, mặt trên là một panel quang điện có nhiệm vụ hấp thu ánh sáng Mặt Trời. Giữa 2 lớp panel có một hệ thống chuyển đổi năng lượng sang một tần số sóng vô tuyến. Sau đó, sóng vô tuyến sẽ được chuyển tới ăng ten ở mặt dưới nhằm truyền nguồn năng lượng dạng sóng này về một mục tiêu xác định dưới mặt đất.
Cuối cùng, các mô đun trên sẽ được lắp ráp với nhau ngay trên không gian bởi các các robot tự động nhằm tạo lên sản phẩm cuối cùng là một vệ tinh mạnh mẽ có kích thước lên tới 1 km.
2 ý tưởng chế tạo các tấm năng lượng mặt trời dạng “sandwich” của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Ở mô hình thứ 2, ý tưởng thiết kế là tạo nên một mô đun nối với 2 mô đun còn lại có khả năng mở ra cho phép hệ thống nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn mà vẫn không bị nóng lên. Từ đó khiến hệ thống làm việc hiệu quả hơn. Trong báo cáo mới đây, Paul Jaffe, kỹ sư không gian chịu trách nhiệm lãnh đạo dự án cho biết: “Việc đưa một lượng thiết bị vào không gian thật sự rất tốn kém.”
Một ích lợi của việc xây dựng hệ thống năng lượng mặt trời trên quỹ đạo chính là có thể thu được ánh sáng mặt trời hầu như liên tục và không chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như ở dưới mặt đất. Nhận thấy được ưu điểm trên, một số công ty năng lượng mặt trời tại Mỹ đang phát triển công nghệ tương tự cho các sản phẩm trong tương lai.
Công ty thiết bị điện tử Pacific Gas & Electric tại California vừa ký một hợp đồng mua lại công nghệ năng lượng mặt trời trên không gian từ hãng Solaren vào năm 2016. Một công ty khác từ Nhật Bản là Shimizu Corporation vừa đề xuất dự án xây dựng một hệ thống năng lượng mặt trời dài gần 18.000 bao quanh đường xích đạo của Mặt Trăng.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết được bao giờ dự án mới hoàn thành và chính thức được xây dựng. Kỹ sư đã phát biểu rằng: “Hiện tại rất khó nói về điều gì cho tới khi bạn thật sự bắt tay vào chế tạo. Khi đề cập đến sóng vô tuyến, mọi người thường hình dung ra một phương tiện truyền tín hiệu cho radio, TV hoặc điện thoại nhưng ít ai nghĩ rằng nó có thể truyền tải cả năng lượng.”
Theo Tinh Tế
Thế giới sẽ trông như thế nào nếu chúng ta thấy được các tín hiệu di động?
Trong không gian xung quanh chúng ta hiện đang có hàng nghìn những tín hiệu được truyền đi mỗi giây, có điều chúng ta không hề nhìn thấy chúng. Vậy thế giới sẽ trông như thế nào nếu chúng ta có thể nhìn được những sóng radio không dây đó?
Cận cạnh thành phố New York với các trạm phát di động đặt trên nóc những tòa cao ốc
Nghệ sĩ và nhà nghiên cứu Nickolay Lamm mới đây đã cho chúng ta thấy được một thế giới mà chúng ta có thể thấy được các tín hiệu phát ra từ những thiết bị và trạm di động. Và công trình của Lamm rất đáng kinh ngạc, không chỉ bởi những màu sắc lạ kì mà còn vì những biện pháp mà ông sử dụng để phác họa cho chúng ta thấy được sóng di động ra sao.
"Một lưới bao gồm các đa giác 6 mặt được vẽ ra với trạm phát sóng nằm ở trung tâm. Mỗi khu vực mà anten có thể phát xạ thì có nhiều người dùng trong đó với các tần số khác nhau. Những tính hiệu này sẽ kết hợp lại để tạo nên một màu sắc nhất định, và khi di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác thì màu sắc cũng đổi theo. Sự kết hợp nói trên không phải là cố định mà nó thay đổi rất nhanh theo thời gian bởi vì cứ một người gọi điện thì lại được cấp một kênh liên lạc khác. Tuy nhiên, nếu bạn chụp nhanh tất cả những thay đổi đó thì bạn sẽ thấy được những màu sắc đẹp mắt như các ảnh trong bài. Ở những khu vực gần trung tâm thành phố thì có nhiều người sử dụng điện thoại hơn, các trạm phát cũng nhỏ hơn nhưng mật độ thì dày đặc hơn." - Lamm giải thích
Sau đây là thành quả của Lamm:
Một trạm phát sóng di động diện rộng đặt trên đỉnh ngọn núi có chữ Hollywood
Trên nóc tòa nhà Herbert C. Hoover ở Washington D.C cũng có
Còn đây là mạng di động ở khu thành phố Chicago, thật là lung linh
Điện Capitol, nơi quốc hội Mỹ họp hành, được giả lập với hai trạm phát lớn
Theo Tinhte/Gizmodo
Hé lộ về NSA- cơ quan tình báo điện tử quyền lực nhất Mỹ Cơ quan an ninh quốc gia tối mật của Mỹ gần đây bất đắc dĩ phải thấy tên của mình xuất hiện trên khắp các mặt báo, khi cựu nhà thầu an ninh, người bị coi là "kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden không ngừng hé lộ thông tin về hoạt động do thám điện tử rộng khắp của cơ quan này....