Đừng quá lo xét tuyển năng khiếu vào các ngành đào tạo ở Trường ĐH Trà Vinh
Trường ĐH Trà Vinh tuyển sinh đa ngành nghề trên toàn quốc với 35 ngành bậc sau ĐH và 55 ngành bậc ĐH. Ở đây có những ngành học đặc thù, thí sinh phải qua kiểm tra năng khiếu.
Tiết mục múa Khmer của SV Trường ĐH Trà Vinh.
Trong đó, các ngành văn hóa và ngôn ngữ Khmer, Trường ĐH Trà Vinh là địa chỉ duy nhất trên cả nước đào tạo. Ngành sư phạm mầm non cũng buộc thí sinh phải qua kiểm tra năng khiếu. Mức độ kiểm tra sẽ phù hợp với từng chuyên ngành và quan điểm của trường là phát hiện năng khiếu, động viên sự sáng tạo, tạo thuận lợi nhất cho người học.
Theo ThS Nguyễn Đồng Khởi, Giám đốc Trung tâm quảng bá và phát triển cộng đồng, Trường ĐH Trà Vinh, ngành Giáo dục mầm non (7140201), do đặc thù chuyên môn riêng nên tổ hợp môn xét tuyển là: M00 ( Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát, Kể chuyện); M02 (Ngữ văn, Địa lý, Đọc diễn cảm, Hát, Kể chuyện); C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); C14 (Ngữ văn, Toán, GD Công dân). Trong đó có nội dung kiểm tra năng khiếu là bắt buộc với thí sinh xét tuyển vào trường.
Tuy nhiên, các em không nên quá lo lắng, nội dung kiểm tra nhằm đánh giá năng lực, chứ không phải là bài thi năng khiếu mang tính chuyên sâu quá cao.
Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện bài kiểm tra năng khiếu vào học ngành sư phạm mầm non, ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến – Trưởng bộ môn Sư phạm mầm non, cho biết: Thí sinh sẽ làm bài kểm tra năng khiếu với 3 nội dung: Kể một câu chuyện. Thí sinh chuẩn bị câu chuyện và kể lại sao cho cuốn hút người nghe và nội dung đừng quá phức tạp, có tác dụng giáo dục. Đọc diễn cảm một bài thơ – thí sinh nên tập và chọn bài thơ nào mà mình tự tin và giàu cảm xúc. Hát một bài hát phù hợp với chất giọng của mình – các em có thể nhờ người hiểu biết về âm nhạc tư vấn hỗ trợ luyện giọng thêm.
Video đang HOT
ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến đặc biệt lưu ý thí sinh ở nội dung kiểm tra đánh giá năng khiếu: Những lỗi mà thí sinh hay mắc phải: đọc sai chính tả, đọc thiếu diễn cảm, kể chuyện quên lời, chọn bài hát không phù hợp với chất giọng. Lời khuyên cho các em là: Khi kể chuyện cố gắng dùng giọng kể diễn cảm, sử dụng động tác minh hoạ thêm cho câu chuyện, chọn bài hát phù hợp với chất giọng của mình (không nhất thiết phải là các bài hát đang hot, bài hát trẻ em vẫn được, quan trọng là phù hợp với chất giọng của mình).
Năm 2021, trường tiếp tục tuyển sinh ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (7210210) với tổ hợp môn: N00 (Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1, Năng khiếu âm nhạc 2) là những nội dung thí sinh phải kiểm tra năng khiếu. Môn Âm nhạc học (7210201), tổ hợp môn: N00 (Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1, Năng khiếu âm nhạc 2). Các ngành này thí sinh lưu ý phải lựa chọn từ đầu các nội dung thi năng khiếu của từng chuyên ngành cụ thể.
Phó trưởng khoa Ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam bộ Lâm Quang Vinh, chia sẻ với các thí sinh tham dự thi vào ngành có yêu cầu về năng khiếu. Điều đầu tiên là các em tự cảm nhận được mình có năng khiếu nghệ thuật nào đó. Tiếp theo để tham dự xét tuyển, thí sinh phải trình diễn một loại hình nhạc cụ. Nhạc cụ có thể tự đem theo, hoặc là nhạc cụ có sẵn của trường.
Đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Trà Vinh, thí sinh có thể sử dụng 1 hoặc đồng thời các phương thức: Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT; kết quả học tập THPT (không phân biệt năm tốt nghiệp) để xét tuyển vào các ngành, ngoại trừ ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Dược; Xét tuyển dựa vào điểm thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo hình thức riêng của trường và theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Thí sinh cần lưu ý , trường tổ chức kiểm tra năng khiếu để đánh giá thí sinh phù hợp với ngành đào tạo đặc thù nên nội dung và cách thức thi chỉ ở mức vừa phải.
Khi các trường đại học nhập cuộc...
Thế kỷ 21 cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đã trở thành động lực đổi thay cho các trường đại học.
Tuy nhiên, khi chuyển đổi số (CĐS) mới "chập chững", thì các cơ sở đào tạo càng cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua trở ngại, nhất là vấn đề con người.
Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực quyết định tiến độ và chất lượng của CĐS trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Động lực thay đổi
GS,TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhìn nhận, nhờ vào việc phát triển một cách đa dạng các công nghệ học tập, cơ hội học tập được mở rộng một cách đáng kể. Ngoài cách học truyền thống theo trường lớp có người hướng dẫn còn có thể học từ xa, học trên máy tính để bàn, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
Việc học này đã giúp cho người học có thể chọn được không gian và thời gian học tập thích hợp nhất với điều kiện sống và làm việc của mình. Đáp ứng đòi hỏi này, nhiều trường đại học (ĐH) đã có những bước đi để tạo nên môi trường đào tạo tiến bộ, góp phần hình thành nên thế hệ công dân số ở Việt Nam.
Trường ĐH Trà Vinh là một trường địa phương nằm ở vùng lõi của Tây Nam Bộ. CĐS được coi là cốt lõi của con đường đến đại học thông minh mà trường hướng đến.
PGS,TS Phạm Tiết Khánh - Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Chúng tôi đã sớm nhận thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của CĐS và đây là con đường để dẫn đến đại học thông minh. Để hiện thực hóa điều đó, vượt qua khó khăn của một đại học non trẻ, chúng tôi đã đi tắt đón đầu, bằng việc đẩy mạnh số hóa từ con người đến hạ tầng cơ sở. Đó là việc xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình và có kiến thức công nghệ, bảo đảm thực hiện tốt việc giảng dạy và nghiên cứu.
Hạ tầng cơ sở không chỉ là việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn là xây dựng hệ thống giáo trình đáp ứng yêu cầu CĐS. Hệ thống thư viện nhà trường với kho tài liệu được số hóa đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Trường ĐH Ngoại thương cũng đang thể hiện quyết tâm CĐS bằng việc hợp tác với các đối tác nước ngoài xây dựng trường "đại học ảo" đầu tiên tại Việt Nam. Theo PGS,TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường: Chúng tôi đã hình thành nhóm năm trường đại học lớn đến từ Hàn Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Trung Quốc thống nhất về việc ra đời mô hình đào tạo mới trên cơ sở thành lập liên minh PAMS nhằm bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của giáo dục trong thời đại CMCN4.0. Các hợp tác hướng đến hình thành một trường ĐH ảo kết nối chặt chẽ với năm trường ĐH ở năm quốc gia, thực hiện phương thức đào tạo hiện đại, dựa trên công nghệ.
Nỗ lực vượt qua rào cản
Trong tương lai rất gần, CĐS là hoạt động không thể thiếu trên các giảng đường ĐH. Thực tế đã chứng minh, những nỗ lực của các trường ĐH trong việc này. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh đưa vào vận hành thư viện thông minh dựa trên nền tảng CĐS và tự động trong tất cả các khâu. Sinh viên có thể tìm, mượn sách, đặt phòng học chỉ bằng điện thoại thông minh. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng đã cho thành lập Trung tâm Dạy học ảo (UTEx), tổ chức các khóa học trực tuyến.
Trường còn xây dựng thêm trung tâm dữ liệu lớn và nhiều chương trình CĐS khác như hệ thống phần mềm quản lý... Nhiều trường ĐH đã mạnh dạn đầu tư và có kế hoạch bài bản để thực hiện lộ trình số hóa. Tuy nhiên, ở không ít các trường ĐH, CĐS dường như còn nhiều khó khăn. Thế nên, cần phải biến áp lực thay đổi thành động lực để phát triển. Nếu không có quyết tâm lớn, các trường ĐH sẽ không thể đáp ứng yêu cầu CĐS.
Phải thay đổi từ việc dạy, học, kiểm tra, đánh giá, cần phải số hóa mọi quy trình, số hóa học liệu, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường ĐH ảo. GS,TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cho biết, nhà trường nhận thấy tầm quan trọng của CĐS và bắt đầu thực hiện liên tục đến nay.
Những ngày đầu thay đổi, trường cũng gặp nhiều phản ứng khác nhau, có cả phản ứng trái chiều từ đội ngũ giảng viên, chỉ chưa tới 20 giảng viên tham gia dạy online. Sau đó, nhà trường tiếp cận bằng nhiều cách. Các chương trình tập huấn cũng lần lượt được triển khai để giảng viên thay đổi tư duy và trang bị thêm nhiều phương pháp dạy phù hợp. Nội dung môn học cũng được thiết kế lại, không thể dạy hai tiết 90 phút như trước đây mà cần phù hợp hơn với môi trường trực tuyến.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh còn đưa sinh viên làm trợ lý giảng dạy cho giảng viên trong mỗi môn. Các sinh viên được chọn phải là người từng có điểm cao trong môn này và qua một lớp tập huấn kỹ năng trợ lý giảng dạy.
Trong lớp, các bạn giúp giảng viên về công nghệ, tương tác với sinh viên khác tốt hơn, từ đó trực tiếp hỗ trợ và gián tiếp nâng cao kỹ năng số cho các thầy, cô giáo. Đến khi tỷ lệ dạy online đã cao, trường bắt đầu đẩy mạnh thực hiện xây dựng cơ chế thưởng - phạt nghiêm minh trong thực hiện CĐS.
GS,TS Đỗ Văn Dũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò con người trong CĐS rất quan trọng, cần phải thay đổi tư duy của những người thực hiện, cần có cơ chế "thúc ép" mạnh mẽ hơn, không chỉ dừng lại ở chuyện bắt buộc 20%, 30% tiết học được dạy online, mà đề ra cụ thể các tiêu chí và nhiệm vụ cho những tiết học online này.
Nuôi con chữ, sáng tương lai Trở thành tân thủ khoa Trường ĐH Trà Vinh, đôi bạn Thạch Nhựt Hào và Nguyễn Khánh Bảo Thúy Vy vẫn không ngừng phấn đấu. Dù hoàn cảnh khó khăn, hai em nỗ lực, cố gắng "nuôi con chữ, sáng tương lai"... Nguyễn Khánh Bảo Thúy Vy và Thạch Nhựt Hào nhận khen thưởng của Trường ĐH Trà Vinh. Thỏa ước mơ nghề...