Đừng nghĩ Giáo sư, Phó Giáo sư về dạy trường chuyên là lãng phí chất xám
Chỉ cần một vài lĩnh vực chuyên ngành có một vài phó giáo sư về giáo dục cho một trường chuyên sẽ có tầm nhìn chiến lược, để hỗ trợ đồng nghiệp.
Tháng 8/2021, tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Theo đó là hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà cho giáo viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở ngoài tỉnh Bắc Ninh được tiếp nhận giảng dạy tại trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh, với điều kiện cam kết làm việc lâu dài (ít nhất 10 năm).
Đến đầu tháng 3/2022, tỉnh Hòa Bình ban hành dự thảo có nội dung phát triển trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ. Trong đó có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên có trình độ Phó Giáo sư, Giáo sư về công tác tại trường chuyên, có cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên được hỗ trợ tiền thu hút với mức 1 tỷ đồng một người.
Việc hỗ trợ đối với phó giáo sư, giáo sư về giảng dạy tại trường chuyên đang là đề tài thu hút sự chú ý của dư luận. Có nhiều ý kiến cho rằng, chính sách trên không phù hợp với thực tế của trường chuyên, vậy đâu là giải pháp phù hợp?
Về vấn đề trên, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Nguyễn Thị Tính (nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Thái Nguyên) có chia sẻ liên quan đến chính sách này.
Hỗ trợ 1 tỷ đồng thu hút phó giáo sư, giáo sư là việc tốt
Theo Phó giáo sư Nguyễn Thị Tính, việc các địa phương có chính sách hỗ trợ để thu hút phó giáo sư, giáo sư về trường trung học phổ thông chuyên là một việc làm tốt, nhưng không phải cứ có chức danh phó giáo sư, giáo sư đã là tốt cho trường chuyên.
Vấn đề mấu chốt ở đây là đòi hỏi phó giáo sư, giáo sư phải am hiểu về lĩnh vực giáo dục phổ thông và lĩnh vực giảng dạy chuyên môn ở trường phổ thông.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Tính phát biểu tại buổi hội thảo được tổ chức vào năm 2019. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)
Video đang HOT
“Phó giáo sư, giáo sư phải có năng lực giảng dạy, đồng thời có khả năng truyền lửa cho học sinh để các em phát triển năng khiếu của mình. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu họ không có được những tiêu chuẩn trên thì dù có danh nhưng chưa chắc đã chất lượng”, phó giáo sư Nguyễn Thị Tính cho hay.
Trước quan điểm cho rằng, trường trung học phổ thông chuyên chỉ cần thạc sỹ, tiến sĩ, còn phó giáo sư và giáo sư về giảng dạy thì rất lãng phí “chất xám” thì Phó giáo sư Nguyễn Thị Tính cho rằng không lãng phí, bởi nếu tìm được phó giáo sư, giáo sư thực sự là chuyên gia giáo dục thì rất có ích.
“Tôi cho rằng chỉ cần một vài lĩnh vực chuyên ngành có một vài phó giáo sư về giáo dục cho một trường chuyên có tầm nhìn chiến lược, để hỗ trợ đồng nghiệp. Bởi phó giáo sư không chỉ có giảng dạy trực tiếp học sinh, mà họ phải có sức lan tỏa đối với giáo viên của nhà trường, để họ thường xuyên đổi mới các hoạt động giáo dục và giảng dạy của nhà trường thì mới hiệu quả. Để tìm được những người như này không phải là dễ dàng”, phó giáo sư Nguyễn Thị Tính chia sẻ.
Có quan điểm cho rằng việc tỉnh Hòa Bình đưa ra mức hỗ trợ 1 tỷ đồng để thu hút phó giáo sư, giáo sư thì chưa thực là hấp dẫn, bởi họ có thể kiếm được nhiều tiền từ nghiên cứu đề tài khoa học?
Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nhận định, đây không phải là bài toán khó đối với phó giáo sư, giáo sư. Bởi lẽ, nếu họ có tâm huyết với nghề dạy học thì không tính ở mức độ tiền nhiều hay ít, bởi đó là công việc làm thay đổi người khác. Quan điểm về giá trị nghề nghiệp của mỗi người là khác nhau.
Đối với yêu cầu phó giáo sư, giáo sư về công tác tại trường chuyên phải gắn bó với nhà trường 10 năm, phó giáo sư Nguyễn Thị Tính cho rằng, yêu cầu này là phù hợp bởi trong quãng thời gian 10 năm, họ mới có đủ sự lan tỏa đối với người học, đồng nghiệp và nhà trường.
“Nếu thời gian gắn bó là 5 năm thì khi đó phó giáo sư, giáo sư mới tạo ra sức ảnh hưởng mà chuyển đi thì nó không có ý nghĩa”, phó giáo sư Nguyễn Thị Tính chia sẻ.
Tự đào tạo tiến sỹ cho địa phương
Việc địa phương hỗ trợ 300 triệu đồng đối với tiến sỹ và 1 tỷ đồng đối với phó giáo sư, giáo sư, thì Phó giáo sư Tính nhận định, nếu như tỉnh Bắc Ninh hay Hòa Bình có thể tìm nguồn giáo viên tại địa phương để đào tạo họ để trở thành lực lượng giáo viên của trường chuyên thì hiệu quả hơn.
“Phó giáo sư chuyên giảng dạy cho đối tượng là sinh viên đại học, sau đại học, do đó nếu họ về trường chuyên thì phải mất một thời gian để làm quen với môi trường học tập, giảng dạy của nhà trường. Vậy tại sao tỉnh Hòa Bình không tìm giáo viên cốt cán của các trường và thu hút về trường chuyên, đào tạo họ thành tiến sỹ”, Phó giáo sư Nguyễn Thị Tính nói.
Về việc đào tạo một giáo viên cốt cán trở thành tiến sỹ giảng dạy ở trường chuyên, thì địa phương hỗ trợ giáo viên một khoản tiền khoảng 200-300 triệu đồng, đồng thời định hướng cho họ chuyên nghiên cứu về những lĩnh vực để bồi dưỡng và phát triển nhân tài.
Khi họ đã nghiên cứu sâu về lĩnh vực đó và tốt nghiệp bằng tiến sỹ, thì những tân tiến sỹ này vận dụng kiến thức đó vào việc giảng dạy tại trường chuyên sẽ hiệu quả.
“Tìm nguồn, đào tạo nguồn, đặt hàng và nghiên cứu, sau đó trở lại phục vụ cho trường chuyên, thời gian sẽ mất khoảng 3-4 năm, lâu thì 5 năm là cùng. Địa phương sẽ có được một đội ngũ gắn chặt với nhà trường, tức có cả gốc lẫn ngọn”, Phó giáo sư Tính chia sẻ.
Chi 1 tỉ đồng tuyển GS, PGS dạy trường THPT có khả thi?
Đề xuất chi 1 tỉ đồng mời mỗi GS, PGS về công tác tại trường THPT chuyên của tỉnh Hòa Bình đang gây tranh luận trái chiều
Theo Dự thảo Nghị quyết về một số chính sách đặc thù đối với trường THPT chuyên của tỉnh Hòa Bình, giáo viên có trình độ giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ tiền thu hút với mức 1 tỉ đồng/người.
Tiền tỉ cũng khó thu hút GS, PGS
Ngoài ra, giáo viên có trình độ TS về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên được hỗ trợ tiền thu hút với mức 300 triệu đồng/người. Giáo viên giảng dạy song ngữ các môn không chuyên được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 120% mức lương cơ sở, thời gian hưởng là 10 tháng/năm.
Tỉnh Hòa Bình cũng đề xuất chính sách chế độ thu hút, khuyến khích giáo viên công tác tại trường THPT chuyên. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hệ chính quy sau khi được tiếp nhận về công tác tại trường được hỗ trợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước với mức 100 triệu đồng/người và cam kết phải công tác ít nhất 10 năm tại trường THPT chuyên sau khi hoàn thành khóa học.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hòa Bình cho hay sở được UBND tỉnh giao tham mưu, xây dựng nội dung dự thảo nghị quyết trên. Sau đó, UBND tỉnh sẽ trình lên HĐND tỉnh để kỳ họp sắp tới thảo luận và cho ý kiến.
Hòa Bình hiện có một trường THPT chuyên là THPT Hoàng Văn Thụ. Trường này chưa có GS, PGS giảng dạy, gây nên hạn chế trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực. Chính vì thế, tỉnh xây dựng nghị quyết để thu hút nhân tài nhằm phát triển hệ thống trường chuyên.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, GS của một trường ĐH lớn đóng tại Hà Nội cho hay ông ghi nhận mong muốn thu hút đội ngũ có học hàm, học vị cao của tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, chính sách này không khả thi vì còn vướng nhiều điều.
Theo quy định hiện hành, GS, PGS là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng tiêu chuẩn do cơ sở giáo dục ĐH bổ nhiệm. Việc GS từ cơ sở giáo dục ĐH xuống dạy phổ thông là không phù hợp với quy định của Luật Giáo dục.
Giảng viên cao cấp (GS đều là giảng viên cao cấp) có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0, trong khi giáo viên hạng I bậc phổ thông là từ 4,0 đến 6,38 - nghĩa là bậc cao nhất của giáo viên THPT cũng mới tương đương bậc khởi điểm của giảng viên cao cấp. "Đó là chưa nói đến vấn đề thu nhập. Liệu thu nhập của họ ở trường phổ thông có cao bằng dạy ĐH không? Khoản hỗ trợ 1 tỉ đồng với cam kết giảng dạy 10 năm trở lên, tôi cho là không hấp dẫn bởi thu nhập của một GS ở Hà Nội hay TP HCM cũng không hề ít" - GS nêu trên nhận xét.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình đang có chính sách thu hút GS, PGS về dạy tại trường THPT chuyên
Lãng phí nguồn lực
PGS Phạm Huyền, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng GS, PGS là những người nghiên cứu chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó nên việc giảng dạy tại trường phổ thông là không phù hợp.
Theo PGS Phạm Huyền, nếu muốn thu hút đội ngũ GS, PGS, Hòa Bình có thể mời họ thỉnh giảng cho học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo, thay vì tuyển GS, PGS về làm giáo viên. GS, PGS về làm giáo viên phổ thông có thể dẫn đến sự lãng phí nguồn lực chất xám. Đó là chưa kể GS, PGS ở ngạch giảng viên cao cấp/chuyên viên cao cấp nhưng giáo viên phổ thông thì không thể ở ngạch đó. Vậy mức lương, thu nhập của GS, PGS ở trường phổ thông sẽ thế nào?
TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội), nhìn nhận mô hình Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có thể coi là trường hợp đặc biệt, bởi là một đơn vị trong trường ĐH. Với các trường THPT chuyên thuộc/nằm trong các trường ĐH, thầy cô quản lý, giảng dạy có học hàm, học vị là điều bình thường. Tuy nhiên, việc thu hút GS, PGS về trường chuyên ở các tỉnh là không phù hợp với thực tế hiện nay bởi không phải người nào khi về dạy ở trường chuyên cũng tốt hơn giáo viên phổ thông.
TS Lê Công Lợi nhấn mạnh cần phân tích một cách kỹ càng bởi khả năng để các trường phổ thông tuyển được GS, PGS về làm giáo viên là rất khó. Theo vị hiệu trưởng này, việc mời GS, PGS tham gia giảng dạy ở vị trí thỉnh giảng hay kiêm nhiệm là khả thi nhất. Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có nhiều GS, PGS tham gia thỉnh giảng một số chuyên đề, nội dung kiến thức sâu. Trường này cũng có một số thầy cô cơ hữu là PGS nhưng họ đều kiêm nhiệm các công tác đào tạo ĐH và sau ĐH ở các khoa của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
Khó thể hiện hết năng lực
Một GS tại Hà Nội nhận định sẽ có rất ít GS, PGS lựa chọn về các trường THPT. Với những người làm khoa học, môi trường làm việc là quan trọng nhất. Chỉ ở trường ĐH hoặc viện nghiên cứu, các GS, PGS mới phát huy hết khả năng của mình, cống hiến cho lĩnh vực họ theo đuổi. Ở bậc phổ thông, dù là dạy học sinh chuyên, họ khó thể hiện hết năng lực của mình.
Mời giáo sư, phó giáo sư dạy trường chuyên không đúng Luật Giáo dục Mời phó giáo sư, giáo sư dạy trường trung học phổ thông chuyên vừa trái Luật Giáo dục vừa khó đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có Dự thảo Tờ trình về việc đề nghị thông qua Nghị quyết Quy định một số chính sách đặc thù đối với trường trung học phổ thông chuyên;...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

7 học sinh lớp 10 rủ nhau đi tắm hồ, 2 em đuối nước tử vong
Tin nổi bật
09:32:22 13/04/2025
Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học
Thế giới
09:15:01 13/04/2025
Gần 1 thập kỷ hôn nhân Thúy Diễm - Lương Thế Thành, bộ ảnh kỷ niệm con trai 7 tuổi lại chiếm 'spotlight'
Sao việt
09:03:26 13/04/2025
5 mỹ nhân sở hữu ánh nhìn khiến người xem "nghẹt thở", cả thế giới phải nghiêng mình
Hậu trường phim
09:00:44 13/04/2025
Phim Hoa ngữ hay xuất sắc khiến fan chờ suốt 3 năm, nữ chính là chiến thần nhan sắc góc nào cũng đẹp
Phim châu á
08:54:14 13/04/2025
Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh
Phim việt
08:51:22 13/04/2025
Tôi 60 tuổi, phượt 3 nước Đông Dương và trekking 39 ngọn núi
Du lịch
08:43:08 13/04/2025
Soft power giản dị, 'mềm mại hóa' thời trang sự kiện, công sở
Thời trang
08:34:28 13/04/2025
Chăm sóc da mùa nắng nóng
Làm đẹp
08:16:11 13/04/2025
Martinelli suýt gãy chân vì pha vào bóng triệt hạ của đội trưởng Brentford
Sao thể thao
08:12:30 13/04/2025