Dựng lều che khu vui chơi tránh nắng cho trẻ ở vùng cao Thanh Hóa
Những ngày nắng nóng từ 39-41 độ C như đổ lửa này, phụ huynh và cô giáo ở huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn, Thanh Hóa đã chặt luồng, vầu, lá kè, lá cọ dựng lều tạm che khu vui chơi cho trẻ em ở các bản vùng sâu, vùng xa.
Phụ huynh làm lều tạm che khu vui chơi cho trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) khỏi bị nắng – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hiện nay trên địa bàn huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn còn nhiều phòng học tranh tre, nứa lá, tạm bợ xuống cấp ở bậc học mầm non, nằm tại các bản vùng sâu, vùng xa của các xã Sơn Hà, Tam Thanh, Na Mèo…
Những ngày nắng nóng cao điểm này, tại phòng học mầm non ở bản Xum (xã Sơn Hà), bản Cha Lung (xã Tam Thanh) nóng hầm hập như đổ lửa, vì phòng học được làm bằng ván, hoặc tôn, mái nhà vừa thấp, trong phòng lại không được đóng trần và không đủ quạt.
Lớp học tạm bợ, chật chội, nóng bức vào mùa hè của trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Để các cháu nhỏ có khu vui chơi ngoài trời không bị nắng, phụ huynh học sinh ở địa phương đã lên rừng chặt luồng, vầu, nứa và lá kè, lá cọ về dựng lều tạm che khu vui chơi cạnh phòng học mầm non.
Khu lều tạm này chỉ che khu vui chơi cho trẻ được hết mùa nắng nóng. Đến mùa mưa bị dông, lốc phá hỏng, năm sau lại làm mới.
Video đang HOT
Trẻ mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh vừa dựng – Ảnh: HÀ ĐỒNG chụp ngày 21-5
Theo giáo viên Trường mầm non Tam Thanh, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (giáp biên giới Việt – Lào), do thời tiết nắng nóng, cộng với gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) oi bức hầm hập, trong những ngày qua nhiều trẻ bị mệt do nắng nóng, không thể đến trường.
Trẻ mầm non ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vui chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh dựng – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Cô giáo Ngân Thị Thướng – hiệu trưởng Trường mầm non Tam Thanh – cho biết hiện nhà trường đang có các phòng học ở 4 điểm lẻ gồm: bản Cha Lung, Ngàm, Mò, Pa đều tạm bợ, xuống cấp, chật chội, với gần 200 học sinh đang ngồi học ở các phòng này.
Mùa hè thì nắng nóng vì phòng thấp, hẹp, thiếu các thiết bị làm mát; còn mùa đông lạnh giá vì không đủ cửa, ván thưng vách, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và việc dạy học của cô trò nơi đây.
Phòng học mầm non ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đang tạm bợ – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Trẻ mầm non ở bản Xum, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vui chơi trong khu lều tạm tránh nắng do phụ huynh dựng lên – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Khánh thành, bàn giao điểm trường mầm non bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Quan Sơn)
Ngày 24-11, ban điều hành chương trình "Hành trình RVC chắp cánh ước mơ" đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình điểm trường mầm non tại bản Ché Lầu - thuộc trường mầm non xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.
Ban tổ chức chương trình bàn giao công trình cho điểm trường bản Ché Lầu, Na Mèo, Quan Sơn.
Điểm trường mầm non tại bản Ché Lầu - bản đặc biệt khó khăn có 100% đồng bào dân tộc Mông của xã Na Mèo, huyện Quan Sơn. Điểm trường này có tổng số 28 em học sinh, 100% là người dân tộc Mông. Nhiều năm qua, các em học sinh tại điểm trường bản Ché Lầu phải học tập trong phòng học nhỏ, được dựng tạm từ gỗ, luồng, không kiên cố. Tất cả các em ở các nhóm tuổi đều phải học chung với điều kiện học tập rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão, mùa đông, ngoài ra còn thiếu thốn rất nhiều dụng cụ học tập, đồ chơi.
Phòng học cũ không kiên cố và thiếu thốn nhiều trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi.
Xuất phát từ những chuyến đi thiện nguyện, CLB Ranger Việt Nam (RVC) và các thành viên của Hội dê 1979 Thanh Hóa đã tới khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn và quyết định phát động chương trình "Hành trình RVC chắp cánh ước mơ", vận động sự quyên góp, ủng hộ của các nhà hảo tâm, các cá nhân để xây dựng mới điểm trường mầm non bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Quan Sơn) với quy mô 3 phòng (nhà lắp ghép), tổng diện tích trên 100m2, trong đó có 2 phòng học cho các em học sinh và 1 phòng công vụ cho giáo viên.
Công trình được thi công trong hơn 2 tháng
Sau khi được UBND huyện Quan Sơn chấp thuận, công trình đã được khởi công từ tháng 9. Huyện Quan Sơn và xã Na Mèo cũng đã hỗ trợ san lấp nền, mặt bằng cho công trình, cũng như làm lại con đường vào điểm trường từ nguồn kinh phí đối ứng khoảng 60 triệu đồng.
Phòng học mới khang trang, kiên cố với nhiều đồ dùng học tập, bàn ghế mới
Chương trình còn trao tặng đồ chơi cho các em học sinh
Sau hơn 2 tháng thi công, công trình đã hoàn thành trong niềm vui, sự phấn khởi của giáo viên, các em học sinh và đồng bào dân tộc Mông tại bản Ché Lầu, Quan Sơn. Nhân dịp này, chương trình đã trao tặng cho điểm trường các hiện vật như: máy lọc nước, nhiều bộ đồ chơi (cầu trượt, thú nhún, đồ chơi trong lớp...), cùng nhiều phần quà khác. Tổng giá trị của chương trình là gần 250 triệu đồng.
Các em học sinh là người dân tộc Mông tại bản Ché Lầu vui mừng với những phòng học mới
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng công trình sẽ giúp các em học sinh mầm non tại bản Ché Lầu được học tập trong những phòng học khang trang, kiên cố, việc chia lứa tuổi, tách nhóm trẻ cũng được thực hiện kịp thời từ năm học 2019-2020 này, chấm dứt tình trạng học chung, chật chội, thiếu thốn trước kia. Đây cũng là món quà rất ý nghĩa, thiết thực mà chương trình "Hành trình RVC chắp cánh ước mơ" đã dành tặng cho các em học sinh mầm non điểm trường bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn nói riêng, các em học sinh, giáo viên vùng cao xứ Thanh nói chung.
Mạnh Cường
Theo baothanhhoa
Chuyện giáo viên "cắm bản" Chênh vênh bên sườn núi ở các huyện vùng cao Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa), những lớp học tạm, điểm trường còn muôn vàn khó khăn nhưng hàng ngày vẫn ngân vang tiếng tập đọc của cô và trò. Các cô giáo ở bản Cha Khót với học trò của mình Gác nỗi niềm riêng, vượt khó ở vùng xa...