Đừng làm những việc này trong lúc ăn uống nếu không muốn sức khoẻ đi xuống
Một vài thói quen xấu trong lúc ăn uống có thể âm thầm gây hại cho cơ thể bạn.
Khi nhắc đến những chuyện liên quan ăn uống, chúng ta thường chỉ nghĩ đến chuyện ăn gì cho tốt, trước khi ăn và sau khi ăn nên làm gì mới khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyện đó, bạn cũng cần phải lưu ý đến việc không nên làm gì trong lúc đang ăn. Dưới đây là những thói quen xấu nhiều người thường mắc phải trong bữa ăn cần được loại bỏ.
Đa số chúng ta đều có thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại di động. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể. Cụ thể, nó sẽ khiến chúng ta mất tập trung, ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, đồng thời gây hại đến quá trình tiết axit và enzyme khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa.
Video đang HOT
Nhai nuốt quá nhanh là một thói quen ăn uống cực kỳ gây hại cho cơ thể. Khi đó, thức ăn không được nghiền nát và trộn kĩ với men tiêu hóa trong khoang miệng, gây áp lực khiến dạ dày phải làm việc quá sức để có thể tiêu hóa chúng. Do cơ quan tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để tiêu thụ thức ăn nên bạn rất dễ gặp phải tình trạng khó tiêu, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là mất ngủ.
Chăm uống nước là một thói quen tốt, nhưng nó chỉ tốt khi bạn thực hiện đúng thời điểm. Vừa ăn vừa uống là một hành động gây hại cho cả sức khỏe lẫn vóc dáng của chúng ta. Trước hết, uống nước trong lúc ăn có thể cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, nhất là quá trình tiết dịch tiêu hóa từ dạ dày. Nó sẽ làm loãng dịch tiêu hóa, qua đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Đồng thời, nó còn gây nên tình trạng lượng insulin trong máu không ổn định, dễ tích lũy mỡ thừa dẫn tới tăng cân.
Nói chuyện
Trò chuyện quá nhiều trong lúc ăn uống cũng là một hành động không được khuyến khích thực hiện. Nguyên nhân là vì nó có thể khiến thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng, bị đưa xuống sai ống dẫn. Thay vì xuống dạ dày, thức ăn có thể “đi lạc” sang mũi gây sặc, nghẹn, thậm chí nghẹn đến mức khó thở. Do vậy, bạn nên hạn chế nói cười trong khi ăn để không gặp phải hiện tượng gây khó chịu trên.
Nguồn: Quora
Theo Helino
Ngồi lâu nguy hiểm như thế nào?
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Nursing cho thấy ngồi trên 7 giờ đồng hồ mỗi ngày và ngồi liên tục kéo dài (chẳng hạn như ngồi trong 30 phút hoặc lâu hơn) làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.
ShutterStock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas Rio Grande Valley (Mỹ) thấy rằng ngồi lâu mà không đứng lên đi lại dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường...
Không chỉ gây béo phì, ít vận động cũng liên quan đến tăng nguy cơ ung thư, bao gồm ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung và ung thư đại tràng.
Ngồi một chỗ làm giảm kích thích các cơ mang trọng lượng, dẫn đến giảm hoạt động của một loại enzyme tên là lipoprotein lipase có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa lipid, bao gồm sản xuất cholesterol tốt HDL cũng như hấp thụ glucose từ máu.
Ngược lại, thỉnh thoảng rời ghế đứng lên đi lại giúp giảm những rủi ro về trao đổi chất.
Theo nhóm chuyên gia, các cách can thiệp được đề xuất bao gồm: sử dụng bàn làm việc điều chỉnh độ cao để bạn có thể đứng làm việc, đi lại hoặc vận động thường xuyên, sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh nhắc nhở giờ nghỉ ngơi/đứng dậy mỗi 30 - 40 phút làm việc chẳng hạn.
Theo thanhnien.vn
8 nguyên tắc ai cũng cần nhớ khi sốt xuất huyết vào "mùa" để tránh mắc bệnh Đừng chủ quan, sốt xuất huyết đang vào "mùa" rồi! Hãy làm ngay những việc này để phòng tránh tốt nhất có thể nhé! Rục rịch vào "mùa" cao điểm sốt xuất huyết ở Hà Nội Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây nên, có tính lan truyền rất mạnh và nhanh. Vào khoảng tháng 7/2017, sốt xuất huyết bùng...