Dùng đường và muối đúng cách trong bữa ăn
Trong các gia vị, muối và đường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt.
Ảnh minh họa
Muối, ngoài chức năng làm tăng vị mặn cho món ăn còn được coi là một chất bảo quản tự nhiên, được sử dụng để bảo quản thịt, cá, các sản phẩm từ sữa… vì muối làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn .
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối, gia vị chứa muối và các thực phẩm chứa muối thường gắn liền với tình trạng mắc các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…
Video đang HOT
Vì vậy, nên cân nhắc sử dụng các gia vị chứa muối khác để bảo đảm mùi vị thực phẩm không thay đổi mà vẫn giảm được lượng natri thêm vào thực phẩm.
Đối với gia vị đường, chúng mang lại vị ngọt, giúp món ăn ngon hơn, đồng thời cũng là loại thực phẩm cung cấp năng lượng.
Khi ăn vào, đường được chuyển hóa nhanh chóng thành năng lượng cho cơ thể. Nhưng sử dụng quá nhiều đường trong chế biến món ăn hằng ngày sẽ góp phần gây ra thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm.
Bởi vậy, nếu phải dùng đường để nêm nếm thức ăn thì tốt nhất nên sử dụng đường cát, đường nâu, mật ong, không nên sử dụng đường tinh luyện.
Ngoài việc hạn chế sử dụng quá nhiều đường và muối trong chế biến thực phẩm, chúng ta cũng nên hạn chế đồ uống chứa đường và muối để có sức khỏe tốt.
Nam giới Việt bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới
Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ (nhồi máu cơ tim), khoảng 50% trong số đó tử vong. Đáng lưu ý, tỉ lệ nam giới bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới.
Tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác về "Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống đột quỵ tại Việt Nam 2021 - 2023", chiều 15-12, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết bệnh không lây nhiễm đang gây ra những gánh nặng lớn cho từng cá nhân, gia đình, cho ngành y tế, cộng đồng, xã hội. Trên thế giới, cứ 40 giây có một người bị đột quỵ và bệnh này là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư.
Theo thống kê của Bộ Y tế cứ 10 người chết thì có gần 8 người do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính...
Theo các chuyên gia, tình trạng mắc bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hoá- Ảnh: Hải Thanh
"Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Mặc dù nhiều người may mắn sống sót sau cơn đột quỵ, nhưng họ vẫn phải chịu các di chứng nặng nề, thậm chí là mất khả năng lao động, tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội"- PGS Khuê nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng cho biết độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Tỉ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng các ca đột quỵ. Thống kê tại các bệnh viện cho thấy tỉ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong 1 tháng từ khi thành lập tới nay, Trung tâm tiếp nhận tới khoảng 1.000 ca đột quỵ, trong đó có tới 10% (tức là 100 ca) là bệnh nhân trẻ (dưới 44 tuổi). Hiện trong trung tâm có khoảng 10 ca là bệnh nhân trẻ, có ca chỉ mới 14 tuổi. Theo bác sĩ Tôn, trường hợp đột quỵ nguy hiểm tính mạng ngay lập tức như trường hợp nghệ sĩ Chí Tài vừa qua tùy vùng não bị tổn thương có thể gây những biểu hiện khác nhau. "Hầu hết bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng chức năng vận động, chức năng ngôn ngữ, nhận thức hoặc hôn mê kéo dài sau đột quỵ, một tỉ lệ tử vong trong thời gian ngắn sau cơn đột quỵ"- PGS Tôn nói.
Lễ ký kết chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ chiều 15-12 - Ảnh: Hải Thanh
Từ thực tế này, PGS Khuê cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ. Nếu người dân biết các yếu tố nguy cơ, hay các dấu hiệu cảnh báo, đồng thời với việc được cấp cứu kịp thời trong "thời gian vàng" đối với bệnh đột quỵ sẽ giảm bớt gánh nặng cho các gia đình và cho toàn xã hội. Do đó, việc tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ rất cần thiết và quan trọng.
Voi chuong trinh nang cao nhan thuc cua cong đong phong chong benh đot quy vua đuoc Bo Y te ky ket chiều 15-12, Bộ Y tế sẽ xây dựng trang thong tin đien tu chinh thuc đe truyen thong ve can benh nay, trong đo co huong dan đanh gia nguy co đot quy cho cong đong đe chu đong phong chong benh. Nguồn thông tin này sẽ giúp các bác sĩ có thêm các công cụ hỗ trợ và tiết kiệm thời gian tư vấn cho bệnh nhân về phòng chống bệnh tật nói chung và bệnh đột quỵ nói riêng.
Các bệnh không lây nhiễm bị tác động bởi COVID-19 Các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm (NCD) đã bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, theo một cuộc khảo sát của WHO cho biết. Cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 155 quốc gia trong thời gian 3 tuần vào tháng 5, xác nhận rằng tác động của COVID-19 trên...