Đừng để con tự bơi trong vòng xoáy… thế giới ảo
Chắc hẳn, nhiều phụ huynh không hề hay biết con em mình đang làm gì trên thế giới ảo đó.
Những đứa trẻ chỉ mới học tiểu học có thể dễ dàng buông ra những lời đấu tố hung hăng, thô tục, thậm chí bạo lực mạng chỉ đơn giản để “hạ bệ” một người lạ chướng mắt. Có lẽ, nhiều bậc cha mẹ không hề hay biết con em mình đang trở thành nạn nhân của mạng xã hội khi “quăng máy” cho con mà không kiểm soát. Những đứa trẻ đang biến mình thành những “anh, chị đại” trên mạng xã hội.
“Đại chiến” trên TikTok
Trẻ em dễ dàng xem TikTok mà không cần có tài khoản – Ảnh: Phúc Trần
Chị Hồng Linh (quận Tân Bình, TPHCM) kể, chị tá hỏa khi thấy cháu gái mới học lớp Một lướt TikTok và xem những video có những lời lẽ không dành cho trẻ nhỏ như: “Đây này, mấy tụi mày có ti vi to hông. Nè, mấy tụi mày có một dàn loa đẹp không, hả? Mấy tụi mày có luôn cái bàn học đẹp của tao không hả? Tao hỏi tụi mày một lần nữa, nhà mày có nhà lầu to hông mà chửi người khác”.
Đáng nói, đây là clip của cô bé mới học lớp Hai. Cô bé tự dùng điện thoại quay, liên tục chỉ tay vào màn hình. Ở những clip khác, cô bé này tiếp tục dùng những lời thô tục không thể tưởng tượng nổi.
Tuy những video này được đăng tải khoảng thời gian trước nhưng không hiểu sao bé cháu nhà chị Linh không có tài khoản TikTok vẫn có thể xem được. Chị hốt hoảng lấy lại điện thoại và tiếp tục lướt thì hỡi ôi, quá sốc với cuộc “đại chiến” của những “anh, chị đại” nhí.
Sau những video với những ngôn từ và hành động không phù hợp, cô bé nói trên thu về một lượng “anti” đáng kể. Kéo theo đó là hàng loạt tiktoker lứa tuổi tiểu học quay video đăng đàn thể hiện thái độ đối với “chị đại” nhí.
Hàng loạt video mà những đứa trẻ dùng để “tấn công” người khác nhan nhãn trên nền tảng TikTok: “Mình có một tin vui muốn nói với các bạn, đó chính là con đó đã bị hack nick rồi, các bạn hông cần chửi nó nữa đâu nhe”; “Mình thông báo với các bạn là con đó đã ra đường rồi nha. Vì sao mình biết? Vì mình vừa mới gặp nó nè, mình hông có xông vô chửi nó được vì mình đang đi với ba mình. Nó nhìn mình bằng con mắt đáng sợ”;
“Bữa nay, chế cảnh cáo cưng. Bữa hổm, cưng hỏi chế xl là gì, bữa nay chế giải thích cho cưng…”; “Cái video này, tui xin gửi đến con T.V chảnh vừa thôi má, bớt chảnh dùm đi. Người ta chửi là chửi đúng, chứ không chửi sai”; “Tao nói cho mày biết, mày đừng có lôi ba mẹ mày ra. Ở đây, tao và mọi người không sợ đâu. Mày chửi tao và mọi người là chó, vậy mày là con gì? Mày là dog đó”…
Với 2,6 tỷ lượt cài đặt hiện nay, TikTok đang là một trong những nền tảng mạng xã hội thu hút sự tham gia đông đảo nhất của giới trẻ. Nhu cầu đăng ký thành viên của TikTok càng tăng trong thời gian dịch bệnh.
Những hành động, ngôn từ không phù hợp với lứa tuổi được các cô, cậu bé độ tuổi tiểu học vô tư sử dụng và thể hiện như một cách khẳng định bản thân. Chắc hẳn, nhiều phụ huynh không hề hay biết con em mình đang làm gì trên thế giới ảo đó.
Mặc dù theo quy định của TikTok, trẻ em dưới 13 tuổi không được phép đăng ký sử dụng, thế nhưng bất cứ ai thuộc nhóm tuổi này cũng đều dễ dàng tạo cho mình một tài khoản trên TikTok bằng cách cung cấp thông tin giả về năm sinh để qua mặt hệ thống đăng ký.
Nguyễn Thuận
Video đang HOT
Không thể kiểm soát
Con chị Ngọc Nga (quận 12, TPHCM) học lớp Bốn, tự mày mò trên mạng tải TikTok về máy và tạo tài khoản. “Tôi là dân buôn bán nên không rành, chỉ thấy con làm các video với những hành động, âm nhạc khá dễ thương nên cứ để con chơi. Lúc đó, tôi còn nghĩ con sáng dạ. Một ngày, tôi thấy con lướt đến clip có nhan đề chị gái xinh, trong đó các cô gái trang điểm, mặt nhọn hoắc, mặc đồ không kín đáo, uốn éo… Tôi giật mình tịch thu lại máy và nhờ người xóa luôn tài khoản của con”, chị Nga chia sẻ.
Nhiều phụ huynh cho biết con họ không có tài khoản TikTok vẫn xem được các video trên nền tảng này, cả video của những người xa lạ. Chị Nguyễn Thị Phượng, cán bộ một trường đại học tại TPHCM, cho hay: “Vấn đề là các video clip trên TikTok dường như không giới hạn độ tuổi, cha mẹ không cách nào quản lý xuể. Trên TikTok, giới trẻ thích phô bày những điều rất ảo như cuộc sống sang chảnh, xài hàng hiệu, trai xinh gái đẹp ăn mặc mát mẻ, chứ hiếm ai khoe chuyện học hành. Các video lại có hiệu ứng rất bắt mắt, sự kết nối nghe – nhìn dễ dàng nên các trào lưu được lan truyền với tốc độ chóng mặt”.
Thạc sĩ tâm lý giáo dục Chế Dạ Thảo cho biết: Việc trẻ em và giới trẻ bị lôi cuốn và làm theo hành động, xu hướng, trào lưu mạng xã hội nói chung, TikTok nói riêng là dễ hiểu. Bởi ở độ tuổi nhỏ, các bạn rất dễ tập diễn, bắt chước làm theo các hành vi của người khác và cho đây là cách để thể hiện bản thân, hòa nhập với bạn bè, không bị lạc hậu. Tuy nhiên, các em chưa có bộ lọc vững vàng, rất dễ bị ảnh hưởng đến cảm xúc, hành động và hình thành những thói quen không phù hợp với độ tuổi. Các em dễ dàng tiếp cận và bị ảnh hưởng bởi những xu hướng mang tính chất bạo lực, đồi trụy.
Từ đó, hình thành nhiều hành vi lệch chuẩn mà chúng ta đang thấy như bắt nạt bạn bè, khoe hình thể quá nhiều hoặc nói những lời có nội dung “người lớn”. Về lâu về dài dẫn đến sự phát triển không tốt về mặt nhân cách hoặc trẻ lớn quá nhanh, hoặc lớn lệch chuẩn…
Vậy làm sao giúp trẻ không nghiện những trào lưu này? Thạc sĩ Dạ Thảo cho rằng, trẻ nghiện một điều gì đó vì nó có tính hấp dẫn, đó là được thể hiện giá trị bản thân, từ âm nhạc, thời trang, thần tượng, sự mới lạ, thỏa mãn được cái tôi và sở thích… Cha mẹ và thầy cô phải quan tâm đến nguyên nhân để bảo vệ con em mình, giúp trẻ có nhiều thông tin, vạch ra nhiều con đường khác để trẻ khẳng định bản thân, tham gia hoạt động lành mạnh có sức hấp dẫn khác.
Muốn trẻ “cai nghiện” thì tìm cho trẻ những kênh, lớp học, sân chơi lành mạnh nhưng phải có sức lôi cuốn. Hoặc chúng ta có thể “thả” trẻ vào những cộng đồng cùng độ tuổi được định hướng bởi những cá nhân có xu hướng tích cực.
Giảng viên, Đại sứ nghề Đỗ Công Nguyên: "Muốn hơn người phải khổ hơn người"
Đại sứ nghề Đỗ Công Nguyên nhấn mạnh, để có công việc tốt, vị trí cao, khẳng định được bản thân bạn trẻ cần nghiêm túc, có mục tiêu rõ ràng, không ngại khó, ngại khổ, sai làm lại, thất bại đứng lên.
Có nhiều con đường khác nhau để đi đến thành công
Khi Đỗ Công Nguyên tốt nghiệp cấp 3 (năm 2000), điều kiện hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn (làm nông nghiệp thuần túy, chị gái đang học đại học) nên anh tạm gác việc học lên tiếp mà quyết định đi làm kiếm tiền hỗ trợ gia đình.
"Khi đó (năm 2001), mình quyết định Nam tiến để lập nghiệp. Trong hai năm ở trong Miền Nam - miền đất hứa, mình đã rất chật vật với việc tìm kiếm việc làm, hết đi nuôi tôm, xây dựng, làm thép, khuân vác, in quần áo,... nhưng cũng chỉ đủ tiền chi tiêu và dành dụm được chút ít vì là lao động phổ thông, không được đào tạo bài bản", anh Nguyên nhớ lại.
Giảng viên kiêm đầu bếp Đỗ Công Nguyên (áo xanh, giữa) được tôn vinh một trong các Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, Công Nguyên luôn trăn trở suy nghĩ về hiệu quả công việc, kỹ năng làm việc, tính chuyên nghiệp, hiểu biết về nghề... Muốn vậy, phải được học, được đào tạo bài bản. Và anh hiểu, đã đến lúc mình phải học nghề một cách bài bản, nghiêm túc qua trường lớp.
Năm 2002, anh trở về miền Bắc để tìm cho mình một ngôi trường theo học. Cùng thời điểm này chị gái anh đã tốt nghiệp đại học, hoàn cảnh gia đình cũng bớt khó khăn hơn. Công Nguyên lựa chọn học nghề nấu ăn tại trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội (nay là trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội).
Nói về lý do đến với nghề đầu bếp, anh Nguyên đáp: "Sau một thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về nhu cầu xã hội, khả năng, thế mạnh của bản thân (chịu khó, tỷ mỉ, hay nấu ăn ở gia đình, sáng tạo món ăn) và tư vấn của người đi trước,... mình đã lựa chọn nghề bếp.
Ngay lúc đó, mình tâm niệm rằng, có nhiều con đường khác nhau để đi đến thành công. Có thể học đại học, học cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,... miễn là khi học thì học nghiêm túc, chăm chỉ, chịu khó, học đi đôi với hành và học mọi lúc, mọi nơi. Còn khi nào có điều kiện, mình sẽ học cao hơn để nâng cao trình độ, học quản lý, điều hành...".
Khi xác định học nghề bếp, tiếp xúc với công việc (thực phẩm, món ăn, đi chợ, chặt thái...) Công Nguyên thấy mỗi ngày trôi qua mình thêm yêu nghề và tự nhủ với bản thân: Phải yêu nghề như yêu mình, phải làm cho nó (nghề bếp) ngấm vào máu, chảy trong tim để rồi đam mê nghề bếp của anh ngày một nhiều.
Khi lần đầu được vinh danh là Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2020, anh Công Nguyên đã tích cực tham gia các hoạt động nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) như các hội nghị, hội thảo, tham gia trong ban chuyên gia nghề nấu ăn.
Ngoài ra, anh thường xuyên có những trao đổi, chia sẻ với các em học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của nghề, ý thức đối với nghề, nâng tầm kỹ năng nghề và luôn động viên, kết nối với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tế, nhằm nâng cao trình độ của các em sinh viên.
Đỗ Công Nguyên lần đầu được vinh danh là Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2020.
Mức lương khởi điểm 700.000 đồng/tháng
Khi học tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Công Nguyên được nhà trường cử đi thực tập cuối khóa tại khách sạn (Khách sạn Hilton Hanoi Opera). Xác định đây là cơ hội rất tốt để tiếp cận thực tế, hỏi học các đầu bếp giỏi và thể hiện khả năng của bản thân, trong quá trình thực tập Nguyên đã rất nỗ lực, cố gắng, chịu khó và nghiêm túc.
"Trong thời gian này, mình đã được khách sạn ký hợp đồng học việc, rồi hợp đồng thử việc cho đến hợp đồng chính thức. Ngoài ra, ngoài việc công việc ở khách sạn, mình cũng đi học, đi làm thêm ở bên ngoài để nâng cao trình độ, hiểu biết như đi rửa bát cho một nhà máy ở Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), làm phục vụ cho tiệc cưới, hoặc đi chở thực phẩm (các công việc này vừa để học hỏi thêm kiến thức, kiếm thêm thu nhập và tìm kiếm cơ hội tốt hơn)", anh chia sẻ.
Chính nhờ tinh thần nghiêm túc, chăm chỉ học hỏi mọi lúc mọi nơi, ra trường Công Nguyên tìm thấy nhiều cơ hội việc làm (về khách sạn, nhà hàng, công ty dịch vụ ăn uống...). Trong khi đó, một số bạn bè cùng lớp của anh cũng khá khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, thậm chí phải "rẽ" sang một công việc khác.
Mức lương thời điểm đó Công Nguyên nhận là 700.000 đồng/tháng và tăng dần lên 940.000 đồng/tháng, còn nếu đi làm thêm bên ngoài thì 45.000 đồng/ngày.
Công Nguyên cho rằng, mức lương đó cũng xứng đáng cho vị trí công việc và công sức của anh bỏ ra: "Nếu so với các đầu bếp lâu năm thì có thể là thấp, nhưng mình nghĩ, với một người mới ra trường, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều thì mức thu nhập đó với cá nhân mình là chấp nhận được.
Quan trọng với mình đó là cơ hội để mình học tập, tiếp cận thực tế và trải nghiệm bản thân để nâng tầm kỹ năng của mình lên tầm cao. Thực tế mình đã có cơ hội để học hỏi các đầu bếp chuyên nghiệp, các kiến thức rộng lớn của nghề - đó với là "mức lương" mà mình mong muốn nhất".
Anh thực tập và làm ở khách sạn Hilton Hanoi Opera từ năm 2002 đến 2009. Trong quá trình làm việc, Công Nguyên thăng tiến dần dẫn từ thực tập sinh, đến hợp đồng giúp việc, hợp đồng đào tạo và nhân viên chính thức cấp 3, sau đó tăng lên cấp 2. Trong quá trình làm việc tại khách sạn, Công Nguyên có cơ hội được đi học tập tại Nhật Bản.
Năm 2004, anh Nguyên vinh dự được tuyển thẳng vào đại học khi giành Huy chương Vàng trong Kỳ thi tay nghề quốc gia và Kỳ thi tay nghề ASEAN. Năm 2005, anh quyết định vừa đi làm vừa đi học đại học, theo đuổi chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch của Trường ĐH Thương mại.
Đến cuối năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nguyên tham gia thi và trúng tuyển làm giảng viên khoa Khách sạn - Du lịch của trường Đại học Thương mại.
Anh Nguyên hiện là giảng viên khoa Khách sạn - Du lịch của trường Đại học Thương mại.
Đại sứ nghề Đỗ Công Nguyên khẳng định: "Để việc có được công việc tốt, vị trí cao, khẳng định được bản thân... bạn trẻ cần có sự nghiêm túc ngay trong quá trình học. Cố gắng liên tục, học và làm việc có mục tiêu rõ ràng, học mọi lúc mọi nơi, không ngại khó, không ngại khổ, sai làm lại, thất bại đứng lên và không lùi bước".
Giảng viên Đỗ Công Nguyên có tay làm bếp "5 sao".
Tận dụng "thời gian vàng" của cuộc đời để học tập, làm việc
Anh Công Nguyên cho biết, thực ra hai công việc (giảng viên và đầu bếp) có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau rất tốt, đặc biệt đối với ngành Quản trị khách sạn mà anh đang giảng dạy. Kiến thức, trải nghiệm thực tế bên sẽ giúp cho bài giảng hay hơn, những ví dụ cũng sinh động hơn.
Việc đi làm đầu bếp bên ngoài cũng là cơ hội để anh học hỏi thêm, cập nhật kiến thức mới, xu hướng mới,... phục vụ cho công việc chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Thương mại. Ngoài ra, kiến thức trên giảng đường cũng rất tốt cho công việc bên ngoài, trong phương pháp truyền tải kiến thức.
Tuy nhiên, việc bố trí sắp xếp phải khoa học để không làm ảnh hưởng tới công việc giảng dạy, dành sự ưu tiên cho công việc giáo viên và việc học tập để nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
Đến nay, giảng viên kiêm đầu bếp Công Nguyên đã đào tạo, dẫn dắt được nhiều học trò có được việc làm, chỗ đứng tại các nhà hàng, khách sạn hoặc làm chủ doanh nghiệp.
Với các bạn trẻ theo đuổi học nghề và muốn có được thành công, Đại sứ nghề Đỗ Công Nguyên nhắn gửi: "Các bạn trẻ khi đã xác định được nghề mình học, phải học thật nghiên túc, có mục tiêu rõ ràng, học đi đôi với hành, học mọi lúc mọi nơi. Hãy coi nghề mình theo học là nghề mình lập nghiệp, tiến thân.
Ngoài ra phải tìm ra phương pháp học, cách học phù hợp, phải luôn nhìn về phía trước để mà cố gắng, tận dụng "thời gian vàng" của cuộc đời để học, hãy tạo ra các nhóm học tập, cùng nhau phấn đấu. Ngoài học chuyên môn thì việc học ngoại ngữ, học giao tiếp, học cách ứng xử với không gian mạng, học cách thể hiện bản thân, học các ứng xử với môi trường xung quanh là rất quan trọng.
Hãy phải biết đứng dạy khi vấp ngã, phải học cách chịu trách nhiệm về hành động của mình và đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ".
"Muốn hơn người phải khổ hơn người", anh khẳng định.
Học trực tuyến: Bố mẹ đừng chỉ mở máy là xong! Và niềm mong mỏi lớn nhất lúc này chính là tăng cường sự tương tác giữa phụ huynh và giáo viên để kịp thời bổ khuyết cho trẻ những hao hụt trong việc học online, kết nối lớp học ảo. Buộc phải thích nghi dần với việc dạy học trực tuyến Sau ngày khai giảng đặc biệt đong đầy cảm xúc, học sinh...