Đừng dạy Sử trên giấy, hãy cùng học trò tới các di tích như gò Đống Đa
Lịch sử chính là phòng thí nghiệm của cả xã hội, đôi khi cái giá cho việc làm thí nghiệm phải trả bằng máu nên tự thân nó là môn rất hấp dẫn.
Theo lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới thì năm học 2021-2022 bắt đầu đối với lớp 2 và lớp 6, trong đó nhiều người đặc biệt quan tâm đến bộ môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 6.
Bởi trong một thời gian dài nền giáo dục của chúng ta tiếp cận nội dung nên ở bộ môn Lịch sử dạy cụ thể, diễn biến, ngày tháng…khiến học sinh rất sợ, khó nhớ nên giờ đây khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì dư luận xã hội đặt câu hỏi là cần đổi mới thế nào để việc dạy và học môn Lịch sử trở nên gần gũi với cả người dạy lẫn người học.
Trước vấn đề này, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà nghiên cứu Lịch sử, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử cho rằng:
“Để môn Lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn, người học yêu thích, say mê thì có nhiều yếu tố nhưng trước hết cần giúp người học hiểu Lịch sử rất hay thông qua nhiều câu chuyện li kỳ, với lợi ích từ việc cung cấp kiến thức dạy khôn cho mỗi người”.
Tiến sĩ Maxner- Giám đốc Trung tâm Việt Nam tại Đại học Texas giới thiệu với Giáo sư Vũ Minh Giang cuốn nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (ảnh: Giáo sư Vũ Minh Giang cung cấp)
Giáo sư Vũ Minh Giang nêu ví dụ, đơn cử như nếu làm thí nghiệm ở lĩnh vực khác phải mất nhiều thời gian, tiền bạc mới cho ra được kết quả thì Lịch sử chính là phòng thí nghiệm của cả xã hội, đôi khi cái giá cho việc làm thí nghiệm phải trả bằng máu nên tự thân nó là môn rất hấp dẫn. Nhưng hiện nay chúng ta làm nó bị khô cứng đi là do tiếp cận nội dung đã bắt học trò phải ghi nhớ điều này, ghi lòng tạc dạ điều kia, trong khi chỉ cần một cú nhấp chuột, thông qua Google với nguồn thông tin và dữ liệu vô tận, có thể tìm thấy tất cả các thông tin cần chỉ trong vài thao tác tra cứu đơn giản .
Do đó, theo Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử thì trước tiên sách giáo khoa phải gọn nhẹ, đưa vào đó những kiến thức kích thích sự tìm tòi của học sinh hơn là bắt học sinh phải nhớ cái này cái kia. Đó là điều rất quan trọng của đổi mới.
Thứ hai, môn học này gắn với những môi trường, hoàn cảnh, địa điểm cụ thể nên việc kết hợp học ở nhà trường với đi điền dã, xem phim, vào bảo tàng là cực kỳ quan trọng.
“Tôi biết từng có những đoàn sinh viên Mỹ sang Việt Nam học về lịch sử hiện đại Việt Nam đã kết hợp với study tour, trong đó có những buổi thầy trò cùng ngồi tại hầm tướng de Castries ở Điện Biên để dạy và học về cuộc chiến tranh Đông Dương. Rõ ràng đây là hình thức phụ trợ ngoại khóa rất hấp dẫn để mở rộng những kiến thức”, thầy Vũ Minh Giang thông tin.
Còn ta thì sao, ngay tại Gò Đống Đa, một di tích lịch sử gắn với chiến công oai hùng có diễn biến hết sức hấp dẫn mà rất đáng nhớ mà ngoại trừ ngày giỗ trận vào mùng 5 Tết, còn lại suốt 364 ngày trong năm rất vắng vẻ quạnh hiu. Phải chăng ta nên tôn tạo nơi đây và cho tái hiện lại trận đánh dưới các hình thức nghệ thuật và công nghệ hiên đại để thu hút nhân dân và học sinh đến tham quan thì chắc chắn sẽ là một địa điểm vô cùng hấp dẫn.
Điều thứ ba thầy Vũ Minh Giang chỉ ra đó là do người Việt Nam quá cầu toàn nên có rất ít tác phẩm nghệ thuật nói về lịch sử, bởi chưa làm hoặc đang làm thì đã có người đưa ra những phán xét đôi khi mang ý nghĩa rất chủ quan của cá nhân rồi quy kết tác phẩm …
Video đang HOT
Trong khi ở nước ngoài, các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử luôn được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Họ có thể văn học hóa, nghệ thuật hóa nhân vật để người xem ham thích lịch sử rồi họ tự tìm hiểu sự thật là như thế nào, tức là họ luôn mong muốn tìm hiểu điều mới.
“Do đó, chúng ta rất cần nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật để cùng lịch sử tạo ra sự hấp dẫn và cần phải nhớ rằng, phạm vi dao động của tác phẩm nghệ thuật khác với quyển sách về lịch sử”, thầy Giang nhấn mạnh.
Được biết, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục lịch sử được thực hiện liên tục ở cả ba cấp học thông qua các môn Lịch sử và Địa lí (cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở), Lịch sử (cấp trung học phổ thông). Ở cấp trung học phổ thông, Lịch sử là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo cấu trúc chính là tuyến tính kết hợp với đồng tâm, thay cho cấu trúc đồng tâm của chương trình hiện hành (học toàn bộ thông sử ở cả ba cấp).
Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Các chủ đề được xây dựng trên cơ sở tổng hợp những kiến thức lịch sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở, tạo cơ sở để học sinh tiếp cận một cách toàn diện các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng… qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, thông qua các chủ đề, học sinh nhận thức được sự tương tác giữa lịch sử thế giới, khu vực với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Một trong những điểm nhấn của Chương trình môn Lịch sử là đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống; đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Chương trình chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử.
Cùng với việc đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử theo định hướng phát triển năng lực, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được chuyển đổi theo hướng chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức lịch sử trong những tình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trung tâm của việc đánh giá.
Chương trình khuyến khích việc sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau đối với môn Lịch sử như: kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá…
Chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo lộ trình, năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới tiếp tục được triển khai ở lớp 2 và lớp 6.
Hiện nay, ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cho năm học tới.
Chủ động chuẩn bị
Buổi sinh hoạt lớp của học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Quận 1). Ảnh: Thu Hoài/TTXVN
Là một trong những quận có số học sinh tăng cơ học đông nhất Thành phố, năm học tới, Quận 12 dự báo tiếp tục gặp khó khăn về cơ sở vật chất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 2 và lớp 6 theo lộ trình.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Giáo dục Quận 12 cho biết, triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới năm học 2020-2021 ở lớp 1, quận ưu tiên phòng học cho học sinh khối lớp này.
Theo đó, trong tổng số 11.800 học sinh học lớp 1 có 38,9% học sinh được học 2 buổi/ngày. Các khối lớp còn lại của bậc Tiểu học tỷ lệ học 2 buổi/ngày khá thấp. Năm học 2021-2022, quận không có trường Tiểu học mới được đưa vào sử dụng, trong khi đó, phải tiếp tục ưu tiên phòng học cho học sinh khối lớp 2 để giữ tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày là 38,9%. Vì thế, học sinh lớp 1 năm học 2021-2022 được 2 buổi/ngày sẽ đạt tỷ lệ thấp hơn năm học 2020-2021.
Riêng khối lớp 6, hiện Quận 12 chỉ có 15,7% học sinh được học 2 buổi/ngày. Năm học 2021-2022, quận có 6.600 học sinh đang học lớp 5 lên lớp 6 nhưng chỉ có thêm một trường Trung học Cơ sở mới được đưa vào sử dụng. Theo đó, bậc học này sẽ có 17,1% học sinh học 2 buổi/ngày.
Trong đó, quận sẽ ưu tiên khối lớp 6 đạt 25% học sinh học 2 buổi/ngày. Số học sinh học 1 buổi/ngày sẽ học 6 buổi/tuần (học thứ 7) để đảm bảo yêu cầu chương trình mới.
Quận 6 hiện đã đảm bảo 100% học sinh bậc Tiểu học học 2 buổi/ngày. Ở bậc Trung học Cơ sở, 100% học sinh các khối lớp 6 và 7 học 2 buổi/ngày, khối 8 và 9 đạt khoảng 90%. Dự kiến, năm học 2021-2022, số học sinh đang học lớp 1 sẽ lên lớp 2 khoảng 4.200 em, học sinh lớp 5 lên lớp 6 khoảng 4.000 em.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6 cho biết, tình hình học sinh trên địa bàn quận trong mức dự báo và không có biến động nhiều. Do đó, quận chủ động trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, bổ sung phòng học kịp thời.
Cùng với đáp ứng về số phòng học, để đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, quận đang tiến hành rà soát tất cả các trường học để bổ sung các trang thiết bị cần thiết. Đồng thời, quận tiếp tục có kế hoạch xây dựng trường, lớp mới để tiến tới đảm bảo 100% học sinh cả bậc Tiểu học và Trung học Cơ sở học 2 buổi/ngày, theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào những năm tới.
Từ thực tế triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh (Quận 3) cho rằng, yếu tố quan trọng nhất góp phần triển khai thành công chương trình mới là chất lượng đội ngũ giáo viên.
Do đó, công tác chuẩn bị về đội ngũ, cử giáo viên đi tập huấn luôn được trường chú trọng và tham gia tập huấn về chương trình mới đầy đủ. Trường khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, tự trau dồi kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học mới.
Cũng như lớp 1 năm học 2020-2021, trường tiếp tục ưu tiên lựa chọn giáo viên có kỹ năng tốt về tin học, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, nhạy bén, dễ tiếp thu các phương pháp dạy học mới để đảm nhiệm giảng dạy khối lớp 2. Về cơ sở vật chất, hiện trường đã đảm bảo 100% học sinh của trường học 2 buổi/ngày. Do đó, việc triển khai chương trình mới theo lộ trình ở những năm tiếp theo sẽ thuận lợi.
Chuẩn bị điều kiện về đội ngũ tham gia giảng dạy lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Phạm Thái Hồ, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Cù Chính Lan, quận Bình Thạnh cho biết, hiện trường có giáo viên môn Ngữ văn và Hiệu trưởng được Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận cử tham gia tập huấn các lớp cán bộ quản lý cốt cán, giáo viên cốt cán. Cùng với đó, toàn bộ giáo viên đang được tập huấn đại trà theo quy định.
Ngoài ra, trường phối hợp với Ban Quản lý Chương trình ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông) cho giáo viên tất cả các môn tham gia tập huấn trực tuyến về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Riêng các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý theo chương trình mới, trường đã đưa toàn bộ giáo viên 5 môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học tham gia tập huấn.
"Không phải đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên mới đổi mới mà việc áp dụng các phương pháp dạy học mới nhiều năm qua đã được giáo viên của trường thực hiện và đạt được kết quả tốt. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn đã được đổi mới theo hướng nghiên cứu bài học để giáo viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giúp giáo viên tránh những bỡ ngỡ, lúng túng ban đầu khi thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới ở lớp 6 vào năm học 2021-2022, thầy Phạm Thái Hồ chia sẻ.
Theo thầy Phạm Thái Hồ, bên cạnh thuận lợi về cơ sở vật chất, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 6 vào năm học 2021-2022 của trường có khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên ở môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2; phân công giáo viên đảm nhận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Học sinh lớp 1 đảm bảo chất lượng
Chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới chính thức được triển khai ở lớp 1 từ năm học 2020-2021. Thực tế, thời gian đầu thực hiện có những khó khăn nhất định do cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều lúng túng.
Tuy nhiên, với sự chủ động của giáo viên trong việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp, hầu hết học sinh đã theo kịp chương trình. Kết quả kiểm tra đánh giá học kỳ I của lớp 1 năm học 2020-2021 ở một số quận, huyện cho thấy chất lượng học tập học sinh vẫn được đảm bảo.
Thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mê Linh (Quận 3) cho biết, qua kết quả đánh giá học kỳ I lớp 1 cho thấy, học sinh theo kịp chương trình học. Để đạt được kết quả này, cùng với vai trò của giáo viên trong việc chủ động, linh hoạt xây dựng kế hoạch giảng dạy, việc kết nối chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh là điều rất quan trọng để hỗ trợ học sinh học tập tốt. Thực tế, thực hiện chương trình mới, phụ huynh vất vả hơn những năm trước.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 6 chia sẻ, kết thúc học kỳ I, học sinh lớp 1 tại Quận vẫn theo kịp chương trình học. Thời gian đầu năm học, cả học sinh và giáo viên có những bỡ ngỡ nhưng dần bắt nhịp chương trình.
Giáo viên được tập huấn đầy đủ nên đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tương tự, ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Giáo dục Quận 12 cũng cho biết, kết quả kiểm tra, đánh giá học kỳ 1 lớp 1 vừa qua cho thấy, học sinh vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu chương trình.
Ở góc độ phụ huynh có con đang học lớp 1, chị Nguyễn Thu Dịu (quận Thủ Đức) chia sẻ, việc đánh giá chương trình nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của mỗi học sinh. Tuy nhiên, nếu so sánh, chương trình và sách giáo khoa mới có mức độ khó cao hơn chương trình cũ. Đơn cử, môn Tiếng Việt ở học kỳ I không chỉ là học từ, câu mà có cả đọc hiểu, trả lời câu hỏi.
Dù mức độ đơn giản nhưng đòi hỏi các con phải hiểu bài. Với học sinh chậm tiếp thu, nếu giáo viên và phụ huynh không kèm sẽ bị "đuối". Thực tế, chương trình mới này thực sự hiệu quả và phù hợp nếu các trường đáp ứng các yêu cầu về phòng học, giáo viên đúng quy định. Trong khi đó, nhiều trường có số học sinh/lớp đông, giáo viên không theo sát được học sinh.
Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 từ năm học 2021- 2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT và 44/2020/TT-BGDĐT quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6, được áp dụng từ năm học 2021 - 2022. Ảnh minh họa Theo Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 bao gồm các môn: Đạo đức, Giáo dục...