Tại Mỹ, ba đại học có tỷ lệ chấp nhận sinh viên quốc tế lên tới 99%, gần như “cứ nộp hồ sơ là đỗ”, nhiều trường khác có tỷ lệ trên 80%.
Dữ liệu được US News and World report thu thập từ kỳ tuyển sinh mùa thu năm 2019 của các đại học, công bố vào 19/11.
Đại học Colorado State. Ảnh: Shutterstock
Trong kỳ học mùa thu 2019, tỷ lệ chấp nhận sinh viên quốc tế trung bình tại các đại học Mỹ là 45%. Cả 11 trường trong danh sách đều có tỷ lệ chấp nhận cao hơn mức trung bình rất nhiều, trong đó 6 trường gấp đôi. Ngoài ra, các trường này đều nằm trong top 400 đại học tốt nhất nước Mỹ 2021, đa số nằm ở thứ hạng 100-200.
Ba đại học đồng hạng nhất là Toledo, Kent State và Colorado State. Trong tổng số hồ sơ của sinh viên quốc tế trường nhận được, chỉ 5 em trượt còn lại đều được nhận, nâng tỷ lệ chấp nhận lên tới 99%.
Xếp ngay sau với tỷ lệ 98% là Đại học Kansas. Hai trường khác cũng có tỷ lệ từ 90% trở lên là Đại học Texas tại Arlington (93%), Đại học Loyola Chicago (90%).
Các trường còn lại của top 11 có tỷ lệ chấp nhận dao động 82-88%, nằm trong top 100-160 đại học tốt nhất nước Mỹ. Utah là đại học duy nhất xếp hạng dưới 100, có tỷ lệ chấp nhận 87%. Trường tuyển ít sinh viên quốc tế thứ hai trong nhóm xếp hạng, chỉ 474 em.
Nếu quan tâm đến môi trường học tập và mong tìm kiếm cơ hội việc làm tại Mỹ, du học sinh có thể lựa chọn một trong các đại học này để theo học.
Khám phá 5 trường đại học giàu có nhất thế giới
Đại học Harvard là trường giàu có nhất thế giới với gần 41 tỷ USD, trong khi Đại học Texas đứng thứ 2 với khối tài sản 30,9 tỷ USD.
Khi chọn trường để du học, nhiều sinh viên thường tìm hiểu kỹ các thông tin về vị trí, học phí, học bổng, khả năng nghiên cứu, cơ hội tìm việc làm sau tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó lại chưa cân nhắc đến sự giàu có và tổng giá trị tài sản của ngôi trường mình chọn.
Tại sao điều đó lại quan trọng, người ta có thể tự hỏi? Sự giàu có thực sự là một yếu tố lớn khi nói đến thành công trong giáo dục, và điều này không chỉ liên quan đến học sinh.
Các đại học giàu có thường sở hữu khoản quỹ đầu tư sinh lời mỗi năm. Khoản tiền lãi này là nguồn ngân quỹ chính cho nhiều khoản chi tiêu của nhà trường trong năm học.
Các đại học giàu có thể mua các thiết bị nghiên cứu sáng tạo nhất và cơ sở vật chất tốt nhất cũng như có tài nguyên cung cấp phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Đồng thời, các đại học này cũng có khả năng cung cấp nhiều học bổng với mức hỗ trợ cao hơn cho những ứng viên sáng giá .
1. Đại học Harvard: 40,9 tỷ USD
Là một thành viên của nhóm trường Ivy League, Đại học Harvard không chỉ là một trong những trường giàu có nhất mà còn là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới với chất lượng giảng dạy, nghiên cứu đi đầu cho hơn 35.000 sinh viên. Theo số liệu cuối năm 2019, Đại học Harvard có quỹ đầu tư khổng lồ - 40,9 tỷ USD.
Đại học Harvard.
Lợi nhuận từ quỹ đầu tư này đã cung cấp 1,9 tỷ USD cho ngân quỹ của Đại học Harvard, chiếm đến 35% chi phí hoạt động của nhà trường.
Nhờ ngân quỹ lớn, Đại học Harvard tự hào khi nắm giữ một trong những thư viện, bảo tàng lớn nhất trên thế giới, với hơn 28 triệu mẫu vật. Xét về sự giàu có và uy tín, đây chắc chắn là trường đại học mơ ước của hàng triệu sinh viên trên thế giới.
2. Đại học Texas: 30,9 tỷ USD
Thành lập năm 1883 ở Austin, bang Texas, Đại học Texas là hệ thống trường đại học công với 6 cơ sở y tế và 8 đại học trực thuộc. Các đơn vị thành viên chia sẻ với nhau lợi nhuận từ khoản quỹ đầu tư khổng lồ - 30,9 tỷ USD, theo số liệu năm 2019.
Mặc dù không giàu có bằng Harvard nhưng Đại học Texas đã cung cấp giáo dục chất lượng cao cho hơn 236.000 sinh viên, gấp 7 lần Harvard. Trường cũng đào tạo hơn 2/3 sinh viên cao học và hơn 1/3 sinh viên đại học của bang Texas, bang đông dân thứ hai của Mỹ.
Nhờ khoản quỹ đầu tư lớn, Đại học Texas trang bị cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu hàng đầu của Mỹ, trở thành đại học đi đầu trong nghiên cứu điều trị ung thư. Nếu bạn quan tâm đến một số trường đại học công lập tốt nhất của Hoa Kỳ, bạn chắc chắn không nên bỏ qua cái tên này.
Đại học Texas.
3. Đại học Yale: 30,3 tỷ USD
Được thành lập năm 1701 ở New Haven, bang Connecticut, Đại học Yale, trường thuộc khối Ivy Leauge, là một trong những đại học đi đầu của Mỹ về cả chất lượng giáo dục lẫn sự giàu có.
Đại học Yale.
Với khoản đầu tư 30,3 tỷ USD, Đại học Yale có thể trang trải các chi phí giảng dạy và giáo dục khổng lồ, tiêu biểu là ngân quỹ nghiên cứu gần 900 triệu USD mỗi năm.
Đây cũng là ngôi trường được đánh giá cao về lịch sử tồn tại, là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ.
4. Đại học Stanford: 27,7 tỷ USD
Dù không phải là thành viên của Ivy League, Đại học Stanford vẫn là một trong những đơn vị giáo dục hàng đầu của Mỹ. Một điều tuyệt vời là trường toạ ở trung tâm thung lũng Silicon, trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu thế giới.
Đại học Stanford.
Khoản quỹ đầu tư khổng lồ 27,7 tỷ USD đã cung cấp cho Đại học Stanford 1,3 tỷ USD ngân quỹ hoạt động trong năm 2019, chiếm đến 1/5 ngân quỹ của trường. Nhờ vậy, Đại học Stanford là điểm đến lý tưởng cho các bác sĩ, luật sư, kỹ sư, đặc biệt là những người làm việc trong ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
5. Đại học Princeton: 26,1 tỷ USD
Đây là một trường danh tiếng nằm trong khối Ivy League. Tọa lạc tại New Jersey, đây là một trong những trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Điều khiến nơi đây trở thành một tổ chức đáng kính không chỉ là sự giàu có ấn tượng mà còn là việc nó có giá trị lịch sử quan trọng đối với đất nước.
Với khoản quỹ đầu tư 26,1 USD, trường có thể cấp học bổng cho hàng nghìn học sinh mỗi năm và duy trì hơn 300 triệu USD khoản ngân quỹ nghiên cứu hàng năm lớn.
Đại học Princeton.
Quốc hội Lục địa từng họp tại Hội trường Nassau sang trọng. Hơn thế nữa, Đại học Princeton còn có một bảo tàng nghệ thuật được công nhận trên toàn cầu với hơn 10.000 tác phẩm của các nghệ sĩ vĩ đại, bao gồm Andy Warhol và Jackson Pollock. Sự thật thú vị, Albert Einstein từng là nhân viên trong phòng thí nghiệm nghiên cứu của Princeton, điều này khiến nơi này trở nên hấp dẫn ngay cả với khách du lịch.
Nghe bạn bè lao theo ngành hot, thí sinh chọn nhầm nghề Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp đúc rút nguyên nhân cơ bản khiến thí sinh chọn sai ngành học là nghe bạn bè. Các em lệ thuộc suy nghĩ của người lớn và lao theo ngành hot. 12 năm gắn bó với công tác hướng nghiệp, TS Huỳnh Anh Bình, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp TP.HCM, nhận thấy nhiều học sinh chưa...
Tin mới nhất
Bắt nhịp chương trình SGK mới: Lạc quan với sản phẩm đầu tay
10:24:45 20/01/2021
Sau một học kỳ triển khai, cán bộ quản lý và giáo viên lớp 1 đã hoàn toàn thành thục và an tâm triển khai chương trình với những tiến bộ đáng ghi nhận từ học sinh và ủng hộ của phụ huynh.
Nhà giàu học trường Y và sự điều chỉnh cần thiết
10:22:50 20/01/2021
Việc thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia mới là bước đầu, cần tiến tới xây dựng chuẩn đầu ra của y bác sĩ.
Hiệu quả từ mô hình “Nhóm trẻ vui chơi đọc sách”
10:19:03 20/01/2021
Mô hình đến nay vẫn được duy trì hiệu quả. Định kỳ, vào chiều thứ tư hằng tuần, các cô giáo mời khoảng 5-10 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 sang đọc sách cho các em mầm non.
Tập huấn chỉ đọc lại, giáo viên ở nhà tự nghiên cứu chương trình mới còn hơn
10:16:21 20/01/2021
Thời gian này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các địa phương về Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện: Xóa bỏ có phù hợp?
10:07:44 20/01/2021
Thực tế đã minh chứng, nếu các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) là cánh tay nối dài việc xây dựng xã hội học tập thì trung tâm GDTX cấp huyện là nền tảng tạo dựng và phát triển các trung tâm HTCĐ này.
Chọn đúng nghề để hạnh phúc
10:04:44 20/01/2021
Mỗi mùa tuyển sinh, vấn đề chọn trường, chọn ngành lại trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn.
Cô giáo trường làng khơi dậy niềm đam mê Lịch sử cho học trò
09:46:14 20/01/2021
Bằng cách dạy học sinh không giống ai, cô giáo Phan Thị Hiến (Bắc Giang) đã giúp học trò có phương pháp học tập môn Lịch sử hiệu quả.
Ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe chủ yếu vì học phí cao?
09:43:51 20/01/2021
Chi phí đào tạo khối ngành sức khỏe thường rất cao cho nên các trường đua nhau mở ngành này chủ yếu là phát triển kinh tế - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền chia sẻ.
Đồng hành cùng học sinh khó khăn
09:41:18 20/01/2021
Với phương châm không để học sinh vì hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học giữa chừng, trường học và Đoàn Thanh niên ở các địa phương đã có sự phối hợp, triển khai hoạt động nhận đỡ đầu cho các em.
Bắc Giang giành 58 giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021
09:37:46 20/01/2021
Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2020 - 2021 do Bộ GD&ĐT tổ chức, 58/90 thí sinh Bắc Giang dự thi đoạt giải.
Đưa Luật An ninh mạng vào chương trình giáo dục
09:36:03 20/01/2021
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) cấp THPT (có hiệu lực từ ngày 11-1-2021, thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT).
Tiến sĩ tốt nghiệp có bài nghiên cứu được công bố quốc tế
07:48:15 20/01/2021
13 nghiên cứu sinh của trường ĐH Kinh tế TP. HCM đã công bố 6 bài báo quốc tế uy tín (2 ISS, 4 Scopus) và 2 bài hội thảo quốc tế.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh
07:46:02 20/01/2021
Năm 2021, trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi này chiếm tới 50% tổng chỉ tiêu.
Tặng tủ sách khuyến học
07:42:30 20/01/2021
Ngày 19/1, UBND huyện Xuyên Mộc phối hợp với Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu tổ chức chương trình trao tặng tủ sách khuyến học cho 4 trường trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, gồm các trường: THCS Phước Tân, THPT Hòa Hội, THPT Bưng Riềng, THCS ...
Trường ĐH Phenikaa dự kiến mở ngành Vật lý tài năng
07:40:56 20/01/2021
Năm 2021, trường ĐH Phenikaa dự kiến tuyển sinh 3.757 chỉ tiêu và dự kiến mở thêm 8 ngành mới trong đó có ngành Vật lý tài năng.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu của học sinh Nghệ An
07:37:46 20/01/2021
Theo đó, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, học sinh Nghệ An sẽ nghỉ Tết 9 ngày liên tục.
Nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc ở Hà Tĩnh
07:35:42 20/01/2021
Năm học 2019 - 2020, Liên đội Trường THCS Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã nỗ lực cùng với nhà trường thực hiện thành công mô hình điểm Chúng em xây dựng trường học hạnh phúc.
Không chỉ sinh viên khối ngành kinh tế mới có thể khởi nghiệp
21:43:11 19/01/2021
Phát biểu tại Hội nghị Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam, anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, cho rằng không chỉ sinh viên khối ngành kinh tế mới khởi nghiệp được.
Chàng trai giành giải cao nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế
21:35:27 19/01/2021
Nguyễn Đức Anh (29 tuổi) không chỉ xuất sắc trong học tập mà còn giành giải cao nhất cuộc thi âm nhạc thế giới.
Trường đại học tuyển sinh bằng phỏng vấn ra sao?
21:32:46 19/01/2021
Năm 2021, nhiều trường ĐH bổ sung các phương thức xét tuyển mới. Đáng chú ý trong đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp để xét thí sinh. Cách thức tuyển sinh này được các trường thực hiện ra sao?
3 học sinh đạt giải nhất môn văn kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
21:25:05 19/01/2021
Trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia THPT vừa qua, có 3 học sinh thuộc các trường THPT ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Nghệ An đã xuất sắc giành giải nhất môn văn.
Dạy học 2 buổi/ngày, nhiều câu hỏi chưa giải quyết
21:22:55 19/01/2021
Chương trình giáo dục phổ thông mới có thay đổi lớn nhất ở cấp tiểu học là được xây dựng theo hướng bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày. Câu hỏi đặt ra nếu vẫn chỉ học 1 buổi/ngày thì ảnh hưởng thế nào?
Câu chuyện giáo dục: Đến lúc cần chấn chỉnh lại hoạt động ngoại khóa
21:18:41 19/01/2021
Tôi không ngạc nhiên khi thấy trong thư báo gửi phụ huynh học sinh lớp tôi chủ nhiệm có đến 38/43 người không đồng ý đóng tiền để con em mình đi ngoại khóa ở một địa điểm theo kế hoạch tổ chức của nhà trường.
Luật An ninh mạng giúp học sinh biết cách tự bảo vệ bản thân
20:58:07 19/01/2021
Cũng như ngoài đời thực, không gian mạng cũng có muôn vàn thông tin xấu, độc. Nếu không có kiến thức, cứ vô tư sử dụng, rất có thể, các em sẽ bị vi phạm pháp luật.
"Đánh vật" cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình?
19:52:49 19/01/2021
Suốt một học kỳ nháo nhào vì chương trình học mới, những đứa trẻ lớp 1 vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh đến giờ học là con khóc mẹ mếu.
Học Luật An ninh mạng trong nhà trường: Giảng dạy bắt kịp thực tế
19:50:15 19/01/2021
Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.
Những đề thi Ngữ văn gây ồn ào: Đừng buông lỏng quản lý để tiếng Việt bị phai mờ sự trong sáng
19:48:14 19/01/2021
Liên tiếp các đề thi học kỳ môn Ngữ văn có nội dung không phù hợp đã xuất hiện thời gian gần đây. Vai trò của Ban giám hiệu nhà trường và Phòng Giáo dục ở đâu là câu hỏi của rất nhiều người.
Học sinh lớp 1 học tốt chương trình, sách giáo khoa mới
19:43:54 19/01/2021
Ngày 19-1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp tiểu học theo hình thức trực tuyến.
Bệ phóng những tài năng
19:39:14 19/01/2021
Nghiên cứu khoa học chính là bệ phóng để các em phát triển năng lực bản thân, trở thành người có ích cho cộng đồng xã hội. Suy rộng hơn là mở ra hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông.
Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài
19:37:08 19/01/2021
Đây là chỉ đạo của ông Hồ Đại Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tại Hhội nghị tổng kết công tác khuyến học năm 2020 và triển khai nhiệm vụ tác Hội khuyến học tỉnh năm 2021.