Dùng bắp cải theo cách này, bạn sẽ khỏi hẳn đau nhức xương khớp chỉ sau 1 giờ
Bạn sẽ bất ngờ khi biết loại rau quen thuộc này có tác dụng rất tốt trong việc chữa đau xương khớp.
Không hề nói quá khi cho rằng bắp cải là một trong những loại rau củ tốt và giàu dinh dưỡng nhất. Nó có đặc tính chống ung thư, giàu Vitamin C và B6, ít calo và kháng viêm hiệu quả. Bắp cải là món rau xanh không thể thiếu trong những bữa ăn tốt của mọi nhà, minh chứng là nước Nga có lượng tiêu thụ bắp cải hàng năm cao nhất thế giới.
Vậy liệu bạn có biết rằng, bắp cải cũng có thể giảm đau khớp rất hiệu quả?
Đau khớp cản trở sinh hoạt hàng ngày.
Nhờ tính kháng viêm mạnh, bắp cải có tác dụng giảm đau ở vùng da sưng, viêm và bầm tím do các hoạt động hàng ngày hay chấn thương thể thao. Các chuyên gia của trang Healthy Food House đã nghiên cứu và tư vấn bí kíp đánh bay đau khớp cực kỳ dễ làm bằng cách nén bắp cải.
Cách làm rất dễ dàng như sau:
Công dụng chữa đau khớp không ngờ từ bắp cải.
Những gì bạn cần chuẩn bị:
- Bắp cải (tốt nhất là bắp cải đỏ)
- Băng gạc
- Cán lăn bột (có thể thay thế bằng chai bia)
- Lò nướng, lò vi sóng
Video đang HOT
Hướng dẫn:
1. Rửa sạch bắp cải và cắt bỏ cuống. Đặt một lá bắp cải lớn (cho mỗi lần nén) lên tấm thớt và cán nhiều lần để loại bỏ phần nước trong lá.
2. Bọc lá trong giấy nhôm, bỏ vào lò vi sóng ở nhiệt độ thấp trong 2-3 phút. Lấy ra và đặt phần lá lên vùng da bị thương, sau đó buộc chặt lại bằng cách dùng băng gạc. Băng bó và nghỉ ngơi trong vòng 1 giờ. Nếu không bị dị ứng với bắp cải, bạn hoàn toàn có thể giữ nguyên như vậy qua đêm.
3. Lặp lại những bước trên vài lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất. Và hãy thay lá bắp cải mới mỗi lần nhé. Nếu bạn có những triệu chứng dị ứng bắp cải, hãy dừng ngay lập tức!
Lưu ý: Nếu không có lò vi sóng, bạn hoàn toàn có thể đặt bắp cải vào ngăn mát tủ lạnh và băng lại như bình thường thay vì làm nóng trong lò.
Băng tại vị trí bị thương với bắp cải.
Theo các chuyên gia của trang Healthy Food House, cả hai loại bắp cả xanh và đỏ đều tốt cho sức khỏe. Nhưng bắp cải đỏ chứa lượng Vitamin C gần gấp đôi so với bắp cải xanh, thậm chí còn nhiều hơn cả trái cam.
“Chất phytonutrients giúp giảm viêm mãn tính, và sulforaphane là một chất diệt viêm mạnh đều có trong bắp cải”, các chuyên gia cho biết thêm.
Đặc biệt hơn, các chuyên gia cũng “bật mí” cách điều trị một số loại bệnh khác bằng cách dùng bắp cải như:
1. Với những người mắc bệnh chàm, việc nén bắp cải này có thể sử dụng tại vùng da viêm nhiễm trong 1 tiếng để giảm ngứa.
2. Với những người bị hen suyễn, hãy nén 4 lá bắp cải và đắp lên ngực hoặc vai liên tục 4 giờ đồng hồ.
Kể cả trẻ em hay người lớn, luôn có người ghét các loại rau xanh nói chung và bắp cải nói riêng. Nhưng họ không thể phủ nhận những công dụng thần kỳ của bắp cải. Hãy thay đổi thói quen ăn ít rau xanh và thêm bắp cải ngay vào khẩu phần hàng ngày, cho một cơ thể khỏe mạnh hơn!
Theo Minh Võ/Helino
Ăn nhiều thịt bò hại khủng khiếp thế này, biết để điều chỉnh 'nhanh còn kịp'
Nhiều người quan niệm thịt bò 'lành', bổ dưỡng và rất tốt cho cơ thể nên có thể ăn thoải mái mà không phải lo nghĩ gì. Tuy nhiên theo các bác sỹ, nếu ăn quá nhiều thịt bò, cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
Thịt bò là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B6, B12, sắt, magne, kẽm, kali... Trong đó, sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế bào máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Sắt còn đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của gan, thúc đẩy gan làm việc tốt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, sắt khống chế chặt chẽ lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn mức đường trong máu tăng cao. Trong điều kiện gan hoạt động bình thường, sắt là một nguyên tố rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) khuyến cáo bạn không nên ăn thịt bò vào buổi tối. Nhiều người cho rằng thịt bò không béo nên thường ăn vào bữa tối để kiểm soát cân nặng. Đây là sai lầm nhiều người mắc phải, bởi lượng sắt dồi dào có trong thịt bò sẽ đi vào cơ thể và "ép" gan hoạt động nhiều, trong khi gan lúc này đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường và nhiều loại bệnh mãn tính khác.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng thịt bò rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm. Song, loại thịt này được xếp vào nhóm thịt đỏ và không nên ăn nhiều. Trên thế giới đều khuyến cáo cần hạn chế thịt đỏ.
Làm tăng nguy cơ mắc ung thư: Thịt đỏ và mối liên hệ với căn bệnh ung thư từ lâu đã được nhắc đến. Những nghiên cứu cụ thể đã cho thấy thịt bò có khả năng gây ra bệnh ung thư ruột kết. Ảnh minh họa: Internet
Giải thích kỹ hơn về điều này, bác sĩ Tường Vi cho hay: "Không phải thịt đỏ có hại với tất cả mọi người. Chúng chỉ thật không tốt đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa trong đó bao gồm đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.
Bởi chế độ ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm cơ thể sẽ thừa chất purin, chất này sẽ chuyển hóa thành các axit uric tăng lên tạo ra các tinh thể urat, các tinh thể đó lắng đọng tại thận sẽ gây ra sỏi thận, ở khớp sẽ gây viêm khớp".
Bác sĩ Tường Vi cũng cho biết, mỗi loại thịt đều có công dụng và hạn chế riêng. Nếu dùng một cách vừa phải, chúng sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Nhưng nếu lạm dụng, dù là thịt trắng hay thịt đỏ thì chúng cũng đều có khả năng gây hại cho sức khỏe như nhau.
Tác hại khi ăn nhiều thịt bò
Gây ra bệnh tim mạch: Các nhà khoa học đã từng chứng minh mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người ăn nếu người đó tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ.
Khi thịt bò được tiêu hóa trong dạ dày, các vi khuẩn đường ruột sẽ "khai quật" ra một hợp chất có tên là Carnitine. Chất này sẽ gây nên chứng xơ vữa động mạch, từ đó có tác động rất xấu đến hệ thống tim mạch của con người.
Các nhà khoa học đã từng chứng minh mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người ăn nếu người đó tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Ảnh minh họa: Internet
Làm tăng nguy cơ mắc ung thư: Thịt đỏ và mối liên hệ với căn bệnh ung thư từ lâu đã được nhắc đến. Những nghiên cứu cụ thể đã cho thấy thịt bò có khả năng gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Một nghiên cứu của Mỹ áp dụng trên gần 150.000 người cũng cho thấy ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer: Nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò, bạn sẽ bị thừa sắt bởi trong thịt bò có rất nhiều chất sắt.
Nếu như bình thường, chất sắt rất có lợi cho sức khỏe, tốt cho máu, hệ tim mạch và sự phát triển trí não. Tuy nhiên, nếu thừa sắt, các protein có trong não có thể phá vỡ các tế bào thần kinh và tiêu diệt chúng. Đây chính là căn nguyên của bệnh alzheimer.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Trong thịt bò có chứa nhiều chất béo bão hòa - một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Họ cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh tiểu đường.Ăn thịt bò tái hoặc sống có thể mắc bệnh sán lá gan: loại sán này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê...
Trong thịt bò có chứa nhiều chất béo bão hòa - một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ảnh minh họa: Internet
Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò
Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn và hẹ bởi gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.
Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đậu đen: Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.
Đậu nành: Trong thịt bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Mách bạn những cách đơn giản để giảm đau mà không cần dùng thuốc Nếu bạn bị đau mạn tính, chẳng hạn như các cơn đau xương khớp, chắc chắn bạn đã thử khá nhiều biện pháp giảm đau, cho dù đó là thuốc giảm đau hoặc phương pháp đông y như châm cứu, bấm huyệt. ShutterStock Tuy nhiên, thuốc giảm đau luôn có tác dụng phụ, về lâu dài sẽ gây hại rất lớn cho cơ...