Đức thêm trên 900 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên 23.427 ca
Ngày 16/12, Đức ghi nhận số ca tử vong do mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay, với 952 người, đúng vào lúc nước này bước vào đợt phong tỏa nghiêm ngặt mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Memmingen, Đức, ngày 5/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đức là một trong những quốc gia châu Âu được đánh giá là thành công trong việc khống chế sự lây lan của dịch bệnh trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất, song tình hình hiện đã rất khác. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 27.728 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người nhiễm lên 1.379.238 người. Hiện tổng số người tử vong ở nước này là 23.427.
Do lo ngại tình hình dịch bệnh có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, Thủ tướng Đức Angela Merkel và 16 thống đốc bang ngày 13/12 đã quyết định áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, cho đến sớm nhất là ngày 10/1 tới. Theo đó, cửa hàng và trường học sẽ phải đóng cửa từ ngày 16/12. Trước đó, tháng 11 vừa qua, Đức đã phong tỏa 1 phần, đóng cửa các quán bar và nhà hàng. Phát biểu trước quốc hội ngày 15/12, bà Merkel đã bày tỏ quan ngại về tình hình dịch bệnh lây lan, đồng thời cảnh báo tháng 1 và tháng 2 tới sẽ rất khó khăn.
Video đang HOT
Cùng ngày, thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng thông báo ghi nhận thêm 678 ca mắc mới COVID-19 – mức cao chưa từng thấy, đưa tổng số người mắc bệnh tại thành phố này lên 48.668. Số người mắc COVID-19 tại Tokyo đã tăng cao kể từ giữa tháng 11 và lần đầu tiên vượt con số 600 vào ngày 10/12. Nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền Tokyo đã quyết định gia hạn yêu cầu các nhà hàng, quán bar, karaoke, các cơ sở bán rượu, bia rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng cho đến ngày 16/1 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/11/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, cũng trong ngày 16/12, Hội đồng thủ đô Tokyo đã thông qua khoản ngân sách bổ sung lần thứ 13 trong tài khóa 2020 lên đến 230 tỷ yen (2,2 tỷ USD) để triển khai các chính sách phòng, chống COVID-19.
Khoản ngân sách bổ sung lần này bao gồm 3 tỷ yên hỗ trợ cho các cơ sở y tế tiến hành các hoạt động xét nghiệm, khám chữa bệnh liên quan đến dịch COVID-19 trong dịp Năm mới 2021, với mức hỗ trợ 150.000 yen/4 giờ làm việc, áp dụng từ ngày 29/12 đến ngày 3/1 tới. Ngoài ra, chính quyền thủ đô Tokyo cũng dành 98,7 tỷ yen để hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc trang bị cơ sở vật chất tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 và 34,4 tỷ yên để hỗ trợ vốn cho các hộ kinh doanh vừa và nhỏ duy trì hoạt động.
Để hỗ trợ cho các cửa hàng bị ảnh hưởng từ yêu cầu rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, Tokyo cũng đang dự thảo khoản ngân sách bổ sung có giá trị khoảng 47 tỷ yen để hỗ trợ các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm yêu cầu của chính quyền thủ đô, mỗi hộ 1 triệu yen.
Trung Quốc sẽ nhập 100 triệu liều vaccine BioNTech
Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải thông báo họ sẽ mua ít nhất 100 triệu liều vaccine từ BioNTech vào năm tới nếu được cơ quan quản lý phê duyệt.
BioNTech đã phát triển vaccine mRNA của mình qua hợp tác với công ty Pfizer của Mỹ, đồng thời công ty này cũng hợp tác với Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải (thường gọi là Fosun Pharma) để phát triển và phân phối tại Trung Quốc. Hai quan hệ đối tác này được thiết lập riêng rẽ hồi tháng ba. Vaccine mRNA là liệu trình hai liều, vì vậy 100 triệu liều sẽ đủ để tiêm chủng 50 triệu người.
Y tá chuẩn bị tiêm vaccine Pfizer-BioNTech tại London ngày 8/12. Ảnh: Reuters .
Các liều được cung cấp theo thỏa thuận BioNTech và Fosun Pharma ban đầu sẽ đến từ các cơ sở sản xuất BioNTech của Đức, hai công ty cho biết hôm nay.
"Chúng tôi rất vui khi đạt được thỏa thuận cung cấp với BioNTech, đây là một bước quan trọng trong nỗ lực của Fosun Pharma và BioNTech nhằm đạt được mục tiêu vaccine dễ tiếp cận và có giá phải chăng ở Trung Quốc", chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Fosun Pharma Wu Yifang cho biết.
Để đáp ứng quy định của cơ quan quản lý Trung Quốc, hai công ty đã triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai vaccine của họ ở Trung Quốc vào tháng trước với 960 người. Kết quả của thử nghiệm này sẽ được kết hợp với dữ liệu toàn cầu thử nghiệm giai đoạn ba do Pfizer tiến hành để xin phê duyệt.
Trung Quốc đã cho phép sử dụng khẩn cấp một số ứng viên vaccine do công ty nội địa phát triển kể từ tháng 7, trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn cuối. Gần một triệu người Trung Quốc đã được tiêm liều thử nghiệm do Sinopharm phát triển.
Thông báo của Fosun Pharma và BioNTech được đưa ra trong bối cảnh những mũi vaccine Pfizer-BioNTech đầu tiên đã được tiêm ở Mỹ, Anh và Canada trong những ngày gần đây, sau khi được cơ quan quản lý của các quốc gia này cấp phép khẩn cấp. BioNTech và Pfizer đã công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn ba vào 18/11, cho thấy vaccine có mức hiệu quả 95%.
Ca tử vong trong ngày do Covid-19 ở Đức cao kỷ lục Đức hôm nay ghi nhận gần 1.000 người chết do Covid-19, mức cao kỷ lục trong ngày đầu tiên tái phong tỏa một phần để đối phó ca nhiễm tăng nhanh. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Viện Robert Koch, Đức hôm nay cho biết nước này ghi nhận 952 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua. Đức báo cáo...