Đức thất vọng vì các nước láng giềng từ chối chia sẻ khí đốt
Giới chức cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể sẽ trầm trọng hơn bởi sự thiếu đoàn kết từ các quốc gia láng giềng.
Hệ thống đường ống dẫn khí của Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), trong báo cáo gửi đến các nhà lập pháp tại Uỷ ban Khí hậu và Năng lượng của Quốc hội Đức (Bundestag) hôm 8/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho rằng một số quốc gia láng giềng của Đức – bao gồm Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Ba Lan – đã từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng về thỏa thuận khí đốt song phương.
Cụ thể, báo cáo cho biết động thái từ chối chia sẻ khí đốt giữa các thành viên EU có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức, vì EU không thiết lập được một khối ứng phó với khủng hoảng khí đốt bền vững dưới hình thức các thỏa thuận song phương.
Video đang HOT
Các thỏa thuận khí đốt giữa các quốc gia thành viên EU là một phần của cơ chế lớn hơn của khối, sẽ được kích hoạt trong trường hợp khẩn cấp về khí đốt. Thỏa thuận đảm bảo một quốc gia sẽ cung cấp khí đốt cho quốc gia còn lại nếu nguồn cung của nước đó bị cạn kiệt hoặc không đủ cung cấp cho các hộ gia đình, các dịch vụ xã hội được bảo vệ đặc biệt theo luật của EU.
Theo ông Habeck, lý do chính khiến Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Ba Lan ngần ngại chia sẻ khí đốt với Berlin là vì họ không muốn phải bồi thường cho bên cung ứng trong trường hợp khí đốt được chuyển đến Đức.
Kho khí đốt tự nhiên Astora, kho chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu, ở Rehden, Đức. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng nhấn mạnh Berlin đang đàm phán với Italy và Cộng hòa Séc. Trong đó, thỏa thuận với Italy là thỏa thuận 3 bên có sự tham gia của Thụy Sĩ, do khí đốt sẽ phải vận chuyển qua nước này để đưa vào Đức. Quá trình đàm phán với Italy bị tạm hoãn cho đến sau cuộc bầu cử quốc hội vào cuối tháng 9. Séc cũng đã sẵn sàng ký một thỏa thuận tương tự với Đức, nhưng chỉ khi có giới hạn về khoản bồi thường của chính phủ cho các nhà cung cấp.
“Do những rắc rối đó, hiện không có kỳ vọng về tiến triển nào từ các cuộc đàm phán các thoả thuận song phương”, báo cáo của ông Habeck kết luận.
Hôm 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã cáo buộc Đức tiến hành một cuộc “chiến tranh hỗn hợp” chống lại Moskva, điều mà ông cho rằng là nguyên nhân chính khiến Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt của nước này cho Berlin.
“Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Nga không còn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy nữa. Thứ nhất, Đức là một quốc gia không thân thiện, thứ hai là nước này đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với toàn bộ nền kinh tế Nga cũng như cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Nói cách khác, Đức đang tiến hành cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga. Berlin đang hành xử như kẻ thù của Moskva”, ông Medvedev nói.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Đức và Nga, vốn đã rạn nứt do xung đột ở Ukraine, ngày càng căng thẳng hơn, với việc Moskva đình chỉ việc cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 ( Nord Stream 1).
Lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm đáng kể từ sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2. Dòng chảy phương Bắc 1, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, đang dừng hoạt động vô thời hạn vì tuabin chính tại trạm nén khí bị rò rỉ dầu. Moskva cho biết nước này chỉ khởi động lại đường ống này khi khắc phục được vấn đề.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bị gián đoạn, giá khí đốt ở châu Âu tăng đột biến
Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung nhập khẩu từ Nga.
Trạm nén khí của một hệ thống đường ống dẫn khí ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Giá khí đốt tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan đã tăng lên mức 322 euro/MWh. Giá mặt hàng này đã tăng đột biến trong những ngày gần đây do nguồn cung khí đốt của Nga qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sang thị trường này bị gián đoạn.
Trong khi đó, giá điện hợp đồng kỳ hạn 1 năm ở cả Pháp và Đức cũng tăng vọt giữa những lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông.
Trao đổi với báo giới, nhà phân tích Susannah Streeter của Hargreaves Lansdown nhận định giá khí đốt dường như duy trì xu hướng đi lên và điều này sẽ càng khiến cuộc khủng hoảng năng lượng thêm tồi tệ. Nhiều nước đã lên kế hoạch tiết kiệm năng lượng, song các biện pháp cứng rắn hơn có thể phải được thực thi do trữ lượng khí đốt ngày càng cạn kiệt.
Đức đang đứng bên bờ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, biên tập viên cấp cao của tờ Die Welt, một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất đất nước, cảnh báo. Ảnh minh hoạ: Getty Images "Không chỉ giá khí đốt ở gần mức cao kỷ lục, giá điện cũng đang báo hiệu tình trạng căng thẳng", ông Holger Zschaepitz,...