Đức muốn đưa Trung Quốc vào Hiệp ước tên lửa INF
Đức nói Nga nên đưa Trung Quốc gia nhập Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), trước nguy cơ đe dọa từ tên lửa Trung Quốc trong một nỗ lực cuối cùng cứu lấy thỏa thuận bị Mỹ tẩy chay này.
Hệ thống tên lửa hạt nhân trong một lễ diễu binh tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: Global Look Press/Ju Zhenhua
“Nga phải chú ý đến việc đưa Trung Quốc vào một loại hiệp ước kiểm soát vũ khí”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen trả lời phỏng vấn tạp chí Focus ngày 4/3. Bộ trưởng von der Leyen lý giải rằng tên lửa tầm trung của Trung Quốc về mặt kỹ thuật có thể vươn xa tới lãnh thổ Nga, đồng thời cho biết “giống như tên lửa Nga là mối đe dọa với châu Âu, thì tên lửa Trung Quốc với Nga cũng tương tự thế”.
Đề cập đến nguy cơ tên lửa Trung Quốc, ông Aleksandr Sherin – Phó trưởng Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga – cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác sở hữu vũ khí tầm trung nên gia nhập một thỏa thuận quy định về việc sở hữu, phát triển và sử dụng tên lửa. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định tuyên bố tên lửa Trung Quốc là mối đe dọa với Nga cần “bằng chứng rõ ràng”.
Vladimir Dzhabarov – Phó trưởng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – thậm chí còn phản bác tuyên bố của Bộ trưởng Đức, cho rằng đó chỉ là “lời nói không hơn không kém”: “Tên lửa Trung Quốc không gây bất kỳ nối đe dọa nào đối với Nga”.
Hiệp ước INF đang trên bờ vực đổ vỡ, khi cách đây một tháng, Washington thông báo rút khỏi và hôm 4/3 Nga cũng có hành động tương tự.
Hiệp ước ký kết trong năm 1987 quy định cấm các tên lửa mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500km. Nếu phóng từ Nga, những tên lửa như vậy sẽ không đến được lục địa Mỹ nhưng có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên châu Âu, có nghĩa là các đồng minh của Washington tại đây sẽ phải trả giá cho bất kỳ sự leo thang nguy hiểm nào.
Video đang HOT
“Tên lửa tầm trung sẽ là mối đe dọa trực tiếp đối với toàn bộ châu Âu … Đó sẽ là mối lo ngại rất lớn đối với người Đức. Họ có thể nói chuyện với người Nga để kiềm chế nhưng điều thực sự cần là Mỹ phải thay đổi quyết định”, cựu quan chức Lầu Năm Góc Michael Malagger nói với RT.
Mặc dù Bộ trưởng von der Leyen không kêu gọi Nga chủ động đối phó với Trung Quốc, nhưng tuyên bố của bà cho thấy bà sẽ hoan nghênh Moskva làm như vậy. Nga chắc chắn là ở một vị trí tốt hơn Mỹ để tiếp cận Trung Quốc. Washington đang vướng vào một cuộc chiến thương mại bùng nổ với Trung Quốc. Tình hình còn trở nên xấu đi với một loạt chuyện xảy ra xung quanh gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei.
Bộ trưởng von der Leyen công khai thừa nhận Liên minh châu Âu không có đủ “đòn bẩy” để khiến Bắc Kinh lắng nghe những lo ngại.
“EU không thể làm gì nhiều với Bắc Kinh. Mặt khác, Moskva là đối tác của Bắc Kinh, và ít nhất có thể khiến Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán”, Peter Peter Schulze, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Goettingen, giải thích.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn cần phải vượt qua trong kế hoạch này là Trung Quốc cực kỳ khó có thể chấp nhận yêu cầu của bất kỳ ai khi nói đến vấn đề an ninh. “Chúng ta có một vấn đề nghiêm trọng vì từ 70 đến 80% lực lượng tên lửa của [Trung Quốc] là tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ bất cứ điều gì nếu họ không nhận lại thứ gì đó đánh đổi”, chuyên gia Schulze nói.
Bên cạnh đó, một loạt quyết định rút khỏi các hiệp ước quốc tế khác nhau của Mỹ có thể khiến Trung Quốc ít có xu hướng chấp nhận bất kỳ sự bảo đảm an ninh nào từ Washington để đổi lấy việc giải trừ vũ khí.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Sau Mỹ, tới Đức cảnh báo trung tâm nước Nga nằm trong tầm ngắm tên lửa Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Ursula von der Leyen cảnh báo tên lửa Trung Quốc có thể vươn tới Nga và gây ra các mối đe dọa hiện hữu với Matxcơva.
Tuyên bố này được bà Leyen đưa ra trong cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Focus của Đức.
Khi được hỏi về việc liệu Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có thể được cứu vãn sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước hay không cũng như khả năng Trung Quốc tham gia vào thỏa thuận này, Ngoại trưởng Đức cho rằng Matxcơva nên thuyết phục Trung Quốc tham gia vào một hiệp ước giải giáp vũ khí.
"Bởi vì giống như mối đe dọa của tên lửa Nga với châu Âu, tên lửa Trung Quốc cũng gây ra các mối đe dọa với Nga", bà này cho biết.
Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 10/2018, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng cảnh báo vùng trung tâm nước Nga đang nằm trong tầm ngắm của các tên lửa Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo tên lửa Trung Quốc gây ra các mối đe dọa với Nga. (Ảnh: AP)
"Các tên lửa của Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu đối với Nga khi mà vùng trung tâm nước Nga đang nằm trong tầm tấn công của các tên lửa này", ông Bolton nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga - Tướng Yury Baluyevsky, tên lửa Trung Quốc trong tương lai gần sẽ không gây nguy hiểm cho Nga.
Trong khi đó, ông Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí "Arsenal otechestva" cho biết xét từ góc độ kỹ thuật, tên lửa Trung Quốc có thể vươn tới hầu hết lãnh thổ Nga. Nhưng chúng cũng hoàn toàn có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam (Mỹ), tương tự như tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có thể bao trùm toàn bộ Trung Quốc.
Hôm 2/2, Washington tuyên bố ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo điều khoản của INF từ ngày 2/2, đồng thời cho Nga thời hạn 6 tháng để thay đổi các hành vi vi phạm hiệp ước.
Đáp trả lại tuyên bố này, Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ đình chỉ tuân thủ các điều khoản của hiệp ước này, đồng thời cảnh báo Matxcơva sẽ phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới.
Trước các diễn biến căng thẳng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh phản đối việc Mỹ rút khỏi INF đồng thời kêu gọi Washington và Matxcơva tham gia các cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Trước đó, Bắc Kinh cũng từ chối tham gia vào INF khi khẳng định nước này phản đối ý định biến Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga trở thành một hiệp định đa phương.
INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp định loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km).
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Tổng Thư ký Liên hợp quốc mong muốn cứu vãn hiệp ước INF Ông Antonio Guterres đã kêu gọi Mỹ-Nga duy trì hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), và hối thúc hai nước nhanh chóng gia hạn Hiệp ước START trước khi thỏa thuận này hết hiệu lực vào năm 2021. Tổng Thư ký Antonio Guterres. (Nguồn: AFP) Theo Reuters và AFP, ngày 25/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã...