Đức cảnh báo nguy cơ cạn kiệt xăng, dầu
Miền Đông Đức có thể cạn kiệt xăng, dầu nếu Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Kênh truyền hình RT đưa tin Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Robert Habeck ngày 5/5 lên tiếng cảnh báo miền Đông nước này sẽ đối mặt với tình trạng thiếu xăng, dầu nếu như EU thông qua lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia EU đang chuẩn bị bỏ phiếu về đề xuất loại bỏ dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga trong vòng 6 tháng vào cuối năm nay. Biện pháp này là một phần của vòng trừng phạt mới nhất nhằm vào Moskva liên quan đến tình hình ở Ukraine.
Ông Habeck nói với đài truyền hình RTL: “Không thể loại bỏ dầu Nga. Thật không may, tôi phải nói rằng sẽ xảy ra thiếu hụt”. Tuy vậy, ông khẳng định chính phủ Đức đang nỗ lực để đảm bảo điều đó không xảy ra.
Miền Đông Đức đang sử dụng nguồn nhiêu liệu do nhà máy lọc dầu Schwedt cung cấp. Đáng chú ý, nơi đây hoạt động hoàn toàn bằng nguồn nhập khẩu của Nga. Schwedt là một trong những cơ sở chế biến dầu thô lớn nhất ở Đức và cung cấp 90% lượng xăng, dầu diesel và dầu nhiên liệu được sử dụng ở Berlin và bang Brandenburg. Nếu lệnh cấm vận được thông qua, nhà máy lọc dầu trên có thể phải đóng cửa.
Đức đã giảm tỷ trọng nhập khẩu dầu từ Nga từ 35% xuống 12% để phù hợp với nỗ lực của EU trong việc cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng của Moskva.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà đi lên
Giá dầu thế giới tiếp tục đà đi lên trong phiên giao dịch 5/5 do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra đề xuất về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu dầu.
Một kho chứa dầu tại Salt Lake City, Utah, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thị trường New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6 tăng 45 cent Mỹ, tương đương 0,4% lên 108,26 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London (Anh), giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 76 cent Mỹ, tương đương 0,7%, lên 110,90 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của dầu WTI kể từ ngày 25/3 và cũng là mức đóng cửa cao nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 18/4.
Mặc dù vậy, áp lực từ đồng USD mạnh đã phần nào giữ giá dầu trong tầm kiểm soát. Cụ thể, chỉ số đồng USD, đo lường giá trị của đồng bạc xanh so với một rổ tiền tệ bao gồm 6 loại tiền tệ khác nhau, tăng 1,14% lên 103,7540 vào cuối phiên giao dịch 5/5. Thông thường, giá dầu có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá của USD.
Giá dầu tăng trong bối cảnh Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực hiện từng bước lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong vòng từ 6-8 tháng. Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU có thể sẽ buộc Nga phải chuyển hướng dòng chảy sang châu Á và cắt giảm mạnh sản lượng, trong khi EU sẽ phải cạnh tranh để có được nguồn cung sẵn có còn lại. Cả hai yếu tố này đều có khả năng đẩy giá dầu thô tăng lên. Tuy nhiên, trong cuộc họp tại Vienna (Áo) diễn ra ngày 5/5, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) ngày 5/5 vẫn nhất trí bám sát các kế hoạch hiện nay về mức tăng sản lượng dầu 432.000 thùng/ngày trong tháng 6/2022, bất chấp giá dầu thô tăng.
Dầu thô 'mắc kẹt' giữa lệnh trừng phạt EU chống Nga và nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc Giới giao dịch lo ngại lệnh phong tỏa chống COVID-19 tại Trung Quốc có thể làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ dầu thô. Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Astrakhan. Ảnh: TASS/TTXVN Ủy ban châu Âu (EC) ngày 3/5 đề xuất bản kế hoạch được coi là có thể tạo ra những thay đổi bước ngoặt lịch sử đối...