Dừa vàng, bưởi đỏ vẽ thư pháp “giá chát”, đuổi không hết khách cận Tết
Một, hai năm trở lại đây, cứ dịp giáp Tết, dừa vàng, bưởi đỏ vẽ thư pháp lại làm mưa làm gió trên thị trường. Nhiều tiểu thương cho biết, mỗi ngày bán được cả trăm quả dù giá không hề rẻ, thậm chí còn không có hàng để cung cấp.
Có nguồn gốc từ Sài Gòn, dừa vàng, bưởi đỏ vẽ thư pháp du nhập về miền Bắc một, hai năm trở lại đây và nhanh chóng làm mưa, làm gió trên thị trường mỗi khi Tết đến xuân về.
Khác với bưởi hình thỏi vàng hay quất hồ lô phải tạo khuôn và kỳ công chăm sóc ngay từ nhỏ, dừa, bưởi vẽ thư pháp được sản xuất đơn giản hơn nhiều. Theo các nghệ nhân, mỗi sản phẩm dừa, bưởi thư pháp được sơn và vẽ chữ, hoa văn trong khoảng 20 – 30 phút. Nếu đã lành nghề, mỗi ngày một thợ vẽ thư pháp có thể hoàn thành 20-30 sản phẩm.
Dừa vàng vẽ thư pháp làm mưa gió trên thị trường cận Tết
Tất bật vừa bán hàng, vừa xếp đơn hàng đi giao, chị Hương, chủ cửa hàng trái cây ở quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, năm nay nhu cầu mua trái cây thư pháp bày Tết còn cao hơn cả năm ngoái. Năm ngoái, 2 tuần cận Tết Nguyên đán, chị bán khoảng 1.000 trái dừa và khoảng 800 trái bưởi thư pháp thì năm nay mới qua rằm chị đã bán được hơn 500 trái dừa và 300 trái bưởi, chưa kể các đơn đặt sẵn gần Tết mới lấy. “Giá mỗi trái dừa thư pháp là 150.000 đồng/quả, còn bưởi đỏ vẽ chữ là 350.000 đồng/quả. Có thể sang tuần giá sẽ lên một chút”, chị Hương cho biết.
Theo anh Tuấn Anh, chuyên vẽ thư pháp ở quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, những ngày gần đây, mỗi ngày anh kiếm được 1-2 triệu đồng do được thuê vẽ chữ lên các trái dừa, bưởi, dưa hấu tròn. Tùy vào độ to, nhỏ, dễ, khó từng loại quả mà anh tính công 50 – 100.000 đồng/quả, trung bình anh vẽ được khoảng 25-30 trái mỗi ngày.
“Năm nay, ngoài các đơn hàng nhỏ lẻ, tôi mới nhận được hai đơn hàng lớn, mỗi đơn lên tới 500 trái. Ngoài vẽ các chữ như, Tài, Lộc, Phúc, Thọ, An Khang, Thịnh Vượng, Vạn Sự, Như Ý… thì Nhẫn, Đức cũng được đặt hàng nhiều”, anh Tuấn Anh cho biết.
Các thợ vẽ chữ lên trái cây cũng kiếm được tiền triệu mỗi ngày
Đang làm thiết kế tại một công ty ở trung tâm Hà Nội, chị Thanh Hằng (25 tuổi, Hoàn Kiếm) cho biết: “Năm ngoái tôi nhận vẽ thuê cho một số cửa hàng trái cây trên địa bàn Hà Nội, cả đợt Tết được hơn 30 triệu đồng tiền công. Thấy tiềm năng của mảng kinh doanh này nên dù gần Tết khá bận công việc của công ty, tôi vẫn nhận vẽ và bán các sản phẩm trái cây thư pháp”, chị Hằng chia sẻ.
Video đang HOT
Theo chị Hằng, ngoài nhận vẽ thuê, chị bán luôn các sản phẩm trái cây thư pháp. Ví dụ như trái dừa, chị nhập với giá khoảng 15.000 đồng/quả, bán ra 200.000 – 250.000 đồng/cặp. “Tôi chỉ bán theo cặp từ hai trái dừa trở lên, không bán lẻ một trái. Tính ra mỗi đơn hàng ít nhất tôi lãi được hơn 150.000 đồng. Hiện mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-40 trái, chưa kể nhiều khách hàng đặt trước gần Tết mới lấy hàng”, chị Hằng cho biết.
“Ngày Tết, người Việt mình vẫn có truyền thống bày mâm ngũ quả sao cho thật đẹp, thật rực rỡ để thắp hương cúng ông bà tổ tiên. Chính vì thế, dù nếu tự tính ra thì ai cũng biết một trái dừa thư pháp đắt hơn nhiều so với trái dừa thường, nhưng khách hàng vẫn nườm nượp mua. Bởi một là cuối năm hầu như mọi người đều có tiền rủng rỉnh, hai là nhiều người vẫn quan niệm những trái cây vẽ thư pháp này sẽ giúp gia chủ cầu được may mắn, tiền tài trong năm mới”, chị Hằng phân tích.
Theo Dân Việt
Nam Định: Bưởi đỏ tiến vua chưng Tết giá chục triệu vẫn hút khách
Mặc dù còn hơn chục ngày nữa mới đến Tết nguyên đán Canh Tý 2020, nhưng các chậu bưởi đỏ chưng Tết của gia đình ông Nguyễn Đăng Ninh ở xóm 2, xã Nam Toàn, huyện Nam Trực (Nam Định) đều đã có "thượng đế" xuống tiền đặt cọc. Nhiều chậu bưởi đỏ của ông Ninh thậm chí còn vào tận TP. Hồ Chí Minh đón Tết.
Bưởi cảnh lạ mắt, hút khách ngày Tết
Vừa nghe phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN nói đến chuyện đến bưởi đỏ chưng Tết, ông Nguyễn Đăng Ninh (60 tuổi) vui mừng cho biết: "Gia đình tôi mới bán một chậu bưởi đỏ khủng với giá 50 triệu đồng cho một khách hàng đại gia tận trong Tp. Hồ Chí Minh. Rất nhiều các chậu bưởi đỏ khác cũng đều có khách đặt mua, một số chậu đã được các thượng đế đưa về nhà chơi trước Tết cả nửa tháng. Gần chục năm làm bưởi cảnh bán Tết, nhưng chưa bao giờ tôi thấy có loại bưởi nào bán chạy bằng loại bưởi đỏ này".
Nét mặt vẫn còn phấn chấn, ông Ninh tiết lộ, có thể sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sẽ có nhiều nhà vườn làm cây cảnh bán Tết làm bưởi đỏ, nhưng chí ít cũng 2-3 năm nữa thì thị trường may ra mới bão hòa...
Ông Nguyễn Đăng Ninh đang cẩn thận chăm chút chậu bưởi đỏ lạ mắt trước khi khách hàng đến lấy về chơi Tết.
Ông Ninh bắt đầu làm bưởi bán Tết từ những năm 2011 và cũng là một trong những người đầu tiên của xã Nam Toàn đưa cây bưởi cảnh này về địa phương để làm giàu.
Khác với các năm trước, năm nay ngoài giống bưởi Diễn thì gia đình ông Ninh còn trồng thử nghiệm thêm giống bưởi đỏ tiến vua. Bưởi đỏ được đôn lên chậu chưng Tết khá là lạ mắt và đẹp. Tuy mới năm đầu tiên bắt tay vào làm và cũng là năm đầu tiên đưa bưởi đỏ phục vụ thị trường hoa cây cảnh Tết, nhưng loại bưởi có quả nhìn bắt mắt này đang rất hút khách, vì tính thẩm mỹ và ý nghĩa của nó...
"Tết năm nay tôi chỉ làm được 20 chậu bưởi đỏ tiến vua, mỗi chậu có giá từ vài triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng và số chậu bưởi đỏ tiến vua này đều đã bán hết. Hiện tại dù còn rất nhiều khách hàng hỏi đặt mua loại bưởi đỏ này nhưng gia đình không có hàng để bán. Sang năm gia đình tôi sẽ mở rộng quy mô trồng bưởi đỏ chậu để đáp ứng nhu cầu người chơi Tết", ông Ninh chia sẻ.
Bên cạnh bưởi đỏ, các chậu bưởi Diễn chưng Tết cũng được ông Ninh chăm chút, tạo tán, chăm quả khá đẹp mắt. Nhờ trồng bưởi cảnh chưng Tết, mỗi năm gia đình ông Ninh kiếm về hơn 300 triệu đồng.
Lý giải về loại bưởi đỏ đắt khách dịp Tết, ông Ninh cho biết trên thị trường có rất ít người làm và gia đình ông là những người đi đầu ở địa phương trồng loại bưởi này đưa lên chậu làm cảnh. Quả bưởi màu đỏ tươi trông cực kì bắt mắt, cùng với ý nghĩa sung túc, may mắn nên dù giá có cao nhiều khách hàng vẫn sẵn sàng xuống tiền để sở hữu.
Theo ông Ninh, vài năm gần đây, bưởi đỏ tiến vua (hay còn gọi là bưởi Luận Văn) trở thành mặt hàng được ưa chuộng trong dịp Tết. Bởi bưởi đỏ có màu sắc đẹp, chưng Tết được lâu, ăn lại có vị chua chua ngọt ngọt, không ngán, rất hợp với khẩu vị nhiều người sau những ngày Tết ăn nhiều thịt, bánh kẹo, uống nhiều bia rượu. Ngoài ra, ngày Tết trong nhà có một cây bưởi đỏ tiến vua thì với quan niệm của nhiều người không gì sánh bằng, vừa độc lạ và mang một ý nghĩa may mắn, sung túc.
Nghề cuối năm mới có tiền nhiều
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Đăng Ninh cho biết, năm nay gia đình ông có hơn 400 chậu bưởi cảnh bán Tết, tính đến thời điểm hiện tại ông đã bán được hơn 200 chậu. Với giá trị của mỗi chậu từ vài triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí gia đình ông còn lời được hơn 300 triệu đồng.
Bưởi đỏ tiến vua có tên là bưởi Luận Văn-một trong những giống bưởi bản địa nổi tiếng của Việt Nam có xuất xứ từ tỉnh Thanh Hóa-giờ trở thành mặt hàng được ưa chuộng trong dịp Tết,
Với các ưu điểm lạ, đẹp mắt, sang, "bền cây", bưởi cảnh đang dần trở thành xu hướng chơi cây mới của nhiều người "sành chơi" trong dịp Tết. Khi nhu cầu chơi trong dân tăng lên, nghề trồng bưởi cảnh cũng tạo ra những chủ nhà vườn mới, nhanh nhạy, đam mê nghề. Tuy nhiên, số lượng các nhà vườn trồng bưởi cảnh trên địa bàn tỉnh Nam Đinh hiện nay chưa nhiều...
Thêm vào đó, nhiều nhà vườn muốn làm nhiều hoa, cây cảnh chưng Tết khác nhau để phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng và phân tán rủi ro...
Ông Nguyễn Đăng Ninh cho biết, từ khi trồng bưởi cảnh chưng Tết, chưa bao giờ bưởi cảnh của gia đình ông bị tình trạng "hàng tồn", cứ làm được bao nhiêu là bán hết được bấy nhiêu. So sánh với làm quất, trồng hoa, trồng bưởi cho giá trị kinh tế hơn vì không tốn quá nhiều công chăm sóc như trồng quất, ít phải phân tro, phun thuốc trừ sâu.
Nghề trồng, chăm sóc cây bưởi cảnh theo ông Ninh không phải quá khó nhưng đòi hỏi nhiều công sức và thời gian chăm sóc. Theo đó, để có được một vườn bưởi với số lượng lên đến hàng trăm gốc như bây giờ, ông phải mất khá nhiều thời gian, công sức. Ban đầu, để tạo vườn, ông đến các tỉnh, thành phố như Hòa Bình, Hà Nội, Thanh Hóa.. mua gốc cây bưởi Diễn, bưởi đỏ về trồng.
Mua được những gốc cây ưng ý, ông nhanh chóng bắt tay đào hốc trồng cây. Quy trình trồng, chăm sóc cây, giai đoạn này, theo ông không có gì đặc biệt, như trồng các loại cây ăn quả khác. Khi thấy gốc cây phát triển tốt, lá đẹp, đủ cành, tính toán cho cây lên chậu, sau khi cây vào chậu ổn định được chừng 4 tháng, ông bắt đầu ghép quả cho cây.
Để ghép quả lên cây, ông Ninh tiếp tục tìm đến những vùng trồng bưởi Diễn nức tiếng trong nước chọn mua quả ghép và vùng trồng bưởi đỏ tiến vua ở Thanh Hóa. Những quả được chọn ghép phải là các quả đều, đẹp, không sâu bệnh, còn nguyên cuống, cuống phải có độ dài từ 10-15cm để ghép. Chọn được quả ghép, tiến hành cắt đầu cành rồi ghép vào thân cây. Lựa trên thế của từng gốc, ông ghép quả nhằm tạo ra các dáng cây phù hợp, đẹp.
Các chậu bưởi sai trĩu quả của gia đình ông Ninh đang sẵn sàng phục vụ khách hàng chơi Tết. Nhiều chậu bưởi cảnh đã được khách hàng chở về chơi trước Tết cả nửa tháng trời....
"Sau ghép tiến hành chăm sóc, ở giai đoạn bưởi còn non, muốn quả bưởi nhanh to thì bón thêm các loại phân chuồng, phân lân, đạm cho cây. Đến tháng 9, tháng 10 có thể bón thêm phân kali...Ngoài ra, người trồng bưởi cảnh có thể dùng thêm phụ phẩm như ngô và đậu tương giúp quả bưởi chắc mẩy, căng bóng, chất lượng quả tốt hơn, độ ngọt đằm hơn...", ông Ninh tiết lộ bí quyết làm bưởi cảnh chưng Tết.
Mặc dù lão luyện trong nghề, xong theo ông Ninh, tỷ lệ ghép bưởi cảnh, trong đó có bưởi đỏ Luận Văn tiến vua thành công cũng chỉ đạt khoảng 80-90%. Đó là chưa kể những năm thời tiết bất thường, mưa nhiều, cây bị thối gốc dẫn đến quả rụng...
Theo Danviet
Nửa triệu đồng một trái bưởi đỏ chưng Tết Bưởi đỏ thường được tìm mua dịp Tết vì màu sắc đẹp, chưng lâu, có vị chua ngọt không gây ngán. Chị Hằng, thương lái chuyên cung cấp bưởi tại quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, bưởi đỏ tăng giá mạnh dù nguồn hàng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Năm nay, bưởi tại vườn đã 150.000 đồng một quả, bán...