Đưa trò chơi dân gian vào trường học
Nền gạch trong sân trường được kẻ ô theo những trò chơi như nhảy lò cò, chơi đá cầu. Sân trước lớp học được kẻ thành các bàn cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan.
Giờ ra chơi, lũ trẻ ở trường tiểu học Ngôi sao Hà Nội (phố Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) được thỏa sức chơi.
Cười thỏa sức, đấu hết mình
Bà Phạm Bích Ngà, người sáng lập hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội, cho biết: “Trẻ đến trường, ngoài việc học cần phải có không gian cho các con vui chơi, có tiếng cười thoải mái”.
Theo bà Ngà, học sinh ngày nay quá thiếu không gian để chơi. Xung quanh các em là bảng đen, sách vở và những nền gạch khô cứng, đơn điệu. Trăn trở rất nhiều, bà chợt ồ lên: Tại sao không đưa các trò chơi dân gian vào trường học để học sinh được thỏa niềm vui.
Nghĩ là làm. Bà cho giáo viên trong trường đi tập huấn, nhất là các giáo viên thể dục phải thành thạo nhiều trò chơi dân gian.
Nền gạch trong sân trường được kẻ ô theo các trò chơi như nhảy lò cò, chơi đá cầu. Sân gạch trước lớp học được kẻ thành các bàn cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan.
Sỏi để chơi ô ăn quan là những viên trắng, tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay cũng được giáo viên tỉ mẩn đi lựa chọn rồi đóng hộp cất ở một góc tường.
Học sinh trường Vinschool chơi các trò chơi dân gian trong trường học.
Vì trẻ đến trường chỉ có 15-20 phút giữa giờ để chơi nên tất cả được chuẩn bị sẵn sàng để chỉ cần có thời gian là các em có thể đổ sỏi, kéo dây chun hay lôi bao bố ra chơi được ngay.
Nguyễn Hà Mi, học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngôi sao Hà Nội, chia sẻ: “Trước đây, giờ ra chơi các bạn chỉ ra đứng ở cửa lớp hoặc ngồi trong phòng. Khi có nhiều trò chơi dân gian, Mi cũng như các bạn đều ra sân để chơi. Mi rất thích các trò chơi dân gian bởi trò chơi kết nối nhiều bạn với nhau”.
Tương tự, hệ thống trường Vinschool hiện cũng là một trong những ngôi trường tư thục sớm đưa các chương trình học tăng cường trải nghiệm và các trò chơi dân gian vào nhà trường. Trò chơi dân gian được Tổ thể chất đưa vào chương trình giáo dục thể chất để học sinh chơi và tập luyện trước giờ học.
Video đang HOT
Thường trước giờ học, thời gian nghỉ của học sinh chỉ gói gọn trong khoảng 15-20 phút. Học sinh thường khởi động bằng các trò như cướp cờ, nhảy bao bố, kéo co…
Mỗi lớp được chia từ 3-4 đội “chiến đấu” với nhau. Đội thắng có thể được cộng điểm, tuyên dương vào dịp cuối tuần, trong khi đó đội thua tất cả thành viên đều phải thực hiện trò chống đẩy.
Anh Nguyễn Hoàng Minh, phụ huynh của học sinh lớp 5, chia sẻ: “Chứng kiến các con tham gia trò chơi anh thấy rất phấn khích. Tất cả các trò chơi đều đem lại cho các con tinh thần đồng đội cũng như rèn luyện sức khỏe, nhanh nhẹn, kiên trì”.
Ý tưởng từ một ngày hội
Bà Ngà tâm sự năm 2015, trường lên kế hoạch tổ chức hội chợ từ thiện cho học sinh. Hội chợ có khoảng 30-40 gian hàng trong đó, học sinh bán sản phẩm các vùng miền hoặc sản phẩm tự tay các em làm dưới sự giúp đỡ của giáo viên và phụ huynh.
Toàn bộ số tiền thu được trường sẽ đi làm từ thiện. Trong ngày hội đó, trường đã đưa vào một số trò chơi mới để thu hút học sinh như nặn tò he, viết chữ nho, chơi trò ô ăn quan, kéo co, nhảy bao bố, nặn đất sét…
Ngày hội diễn ra trong cảnh xuân sau Tết Nguyên đán thu hút hơn 2.000 lượt học sinh, phụ huynh kéo dài từ 7h sáng đến 9h đêm khiến nhà trường không khỏi bất ngờ. Điều bất ngờ lớn là ngoài số tiền thu được để đi tặng bạn nghèo, các em còn rất hào hứng với các trò chơi dân gian.
Học sinh trường tiểu học Ngôi sao Hà Nội chơi các trò chơi dân gian trong trường học.
Chị Nguyễn Thúy Quỳnh, phụ huynh học sinh lớp 4, chia sẻ: “Chỉ một ngày chơi mà cả mẹ và con đều cười hết cỡ”. Cũng theo chị Quỳnh, trẻ con thành phố khá thiếu thốn không gian chơi vì thế nhiều em cứ mải mê với các trò chơi trong điện thoại, máy tính.
Làm mẹ, chị không khỏi xót ruột trước những mối nguy về mắt của con hay nặng nề hơn là thu mình, trầm cảm. Bởi ngoài trường học, về đến nhà con cũng chỉ biết làm bạn với 4 bức tường, không có nhiều không gian để vui chơi.
Lãnh đạo trường Vinschool cũng cho hay ngoài chương trình học trên lớp, các trò chơi dân gian cũng được trường lồng ghép tổ chức thường xuyên trong các ngày hội, ngày dã ngoại trải nghiệm. Trong các ngày hội trường tổ chức, học sinh có riêng một sân chơi với gần chục trò chơi dân gian.
Các góc trò chơi này bao giờ cũng thu hút đông người tham gia nhất bởi tính kết nối và hấp dẫn người chơi lẫn người xem dù món quà cho người thắng cuộc đôi khi chỉ là những gói bim bim hay móc đeo chìa khóa nhỏ.
Các nhà quản lý giáo dục có chung nhận định: “trò chơi đơn giản, khiến học sinh vui vẻ, hào hứng trong khi triển khai không tốn kém tiền bạc”. Vậy nhưng, trên thực tế hiện nay không phải trường nào cũng thực hiện được điều tưởng chừng như đơn giản này.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với Sở GD&ĐT TP.HCM triển khai phong trào đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học. Tuy nhiên, do không có hướng dẫn cụ thể nên các trường triển khai chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong
10 trường có học phí đắt nhất thế giới
8 trong 10 trường có học phí cao nhất thế giới nằm ở Thụy Sĩ. Đây là nơi tầng lớp giàu có hay gia đình hoàng gia các nước chọn gửi con theo học.
Trường La Rosey, Thụy Sĩ, học phí 106.400 USD/năm. Trường thành lập năm 1967, đào tạo học sinh từ 7 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia. Số học sinh mỗi nước không được quá 10% sĩ số toàn trường. La Rosey có hai cơ sở, sở hữu một phòng hòa nhạc 1.000 chỗ ngồi, trung tâm đua ngựa và du thuyền 34 m. Các cựu học sinh nổi bật gồm Hoàng tử Rainier của Monaco, Vua Farouk của Ai Cập, cháu trai của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill...
Aiglon College, Thụy Sĩ, học phí: 99.270 USD/năm. Trường có hướng nhìn ra núi Mont Blanc - ngọn núi cao nhất dãy Alps. Aiglon College được xây dựng theo hình mẫu trường nội trú truyền thống của Anh và nhận học sinh từ 9 tuổi đến 18 tuổi. Cứ 3 buổi sáng mỗi tuần, toàn bộ học sinh trong trường phải tham gia thiền 20 phút. Một số học sinh nổi bật là nam diễn viên Michel Gill, công nương Tatiana của Hy Lạp và Đan Mạch.
Beau Soleil, Thụy Sĩ: Học phí 97.800 USD/năm. Được thành lập năm 1910, Beau Soleil là một trong những trường nội trú tư nhân lâu đời nhất ở Thụy Sĩ. Nó nằm trên dãy Alps và ở độ cao hơn 1.350 m so với mực nước biển. Trường nhận học sinh từ 11 đến 18 tuổi, từ 40 quốc gia khác nhau. Chương trình học được dạy cả bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tập trung vào các hoạt động thể thao ngoài trời như trượt tuyết, trượt băng. Học sinh nổi bật gồm Công chúa Marie của Đan Mạch, Đại công thế tử Guillaume của Luxembourg.
Trường quốc tế Collège du Léman, Thụy Sĩ, học phí 84.760 USD/năm. Trường nhận trẻ em từ một tuổi ở 100 quốc gia. Các giáo viên tại đây dạy chương trình song ngữ tiếng Pháp và tiếng Anh cho tới khi các em 18 tuổi. Khuôn viên của Collège du Léman rộng 8 ha có thể đi vào thành phố hoặc lên núi.
Trường Leysin American, Thụy Sĩ, học phí 82.000 USD/năm. Đây là trường học danh giá, nổi tiếng với các khu trượt tuyết và trượt ván tuyết. Học sinh tại đây được chơi các môn thể thao trên núi vào chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Khoảng 12 sinh viên trong trường đến từ Mỹ. Sinh viên nổi bật là một số thành viên của gia đình Hoàng gia Saudi Arabia.
Institut auf dem Rosenberg, Thụy sĩ, học phí 81.000 USD/năm. Chỉ với 260 học sinh nội trú đến từ 40 quốc gia trên thế giới, trường Institut auf dem Rosenberg có tỷ lệ giáo viên, học sinh là 1:4, mỗi lớp trung bình có 8 em. Học sinh có thể chọn một trong 5 chương trình giảng dạy, trong đó có level A của Anh, Abitur của Đức, Matura của Thụy sĩ. Nhiều cựu sinh viên là chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp cũng như hoàng gia các nước.
Think Global, Mỹ, học phí: 78.600 USD/năm. Mặc dù có trụ sở tại New York, Mỹ, Think Global là trường di động toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Học sinh sẽ được học tập ở 4 quốc gia khác nhau mỗi năm, cho phép trải nghiệm thực tế các môn học trong khu vực đó. Cứ mỗi giáo viên phụ trách 3 học sinh và có tỷ lệ đỗ 100% bằng tú tài quốc tế. Ngôi trường này mới hoạt động được 7 năm, hiện là lựa chọn hàng đầu để gửi gắm con cái của những ngôi sao nhạc rock.
Trường Mỹ ở Thụy Sĩ (TASIS), học phí: 78.000 USD/năm. Đây là trường nội trú đầu tiên của Mỹ được thành lập ở châu Âu. TASIS nằm ở khu vực vùng núi tại Dollina d'Oro, bang Ticino. Nghệ thuật thị giác (Fine art) là chương trình giảng dạy chính tại đây. Trường cũng tổ chức Lễ hội Nghệ thuật Mùa xuân thu hút nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia.
Brillantmont, Thụy Sĩ, học phí: 63.800 - 73.300 USD/năm. Ngôi trường truyền thống 130 năm tuổi của Thụy Sĩ có tầm nhìn hướng ra hồ Geneva và chỉ mất 5 phút đi bộ từ Lausanne. Brillantmont tự hào rằng 100% học sinh của trường tiếp tục học các chương trình cao hơn.
Hurtwood House, hạt Surrey, Anh, học phí 48.600 USD/năm. Đây là một trong những trường nội trú tốt nhất ở Anh. Hurtwood House nằm trong một tòa biệt thự theo phong cách Edwardian rộng hơn 0,8 km2. Trường chỉ có khoảng 340 học sinh và tập trung việc đào tạo khả năng nghệ thuật, sáng tạo.
Theo Zing
Người thầy mở trường dạy học sinh cá biệt Năm 1989, thầy giáo Nguyễn Tùng Lâm thành lập trường dân lập dạy những học sinh cá biệt tại Hà Nội. 27 năm, các thầy cô giáo của trường dạy dỗ hàng nghìn học sinh. Sinh năm 1943, đến nay thầy Nguyễn Tùng Lâm đã có hơn nửa đời người gắn bó với sự nghiệp trồng người. Tốt nghiệp Khoa Văn, Trường ĐH...