Đưa sự kiện Gạc Ma vào sách giáo khoa
Sau 30 năm, sự kiện Gạc Ma bi hùng được dự kiến đưa vào chương sách giáo khoa lịch sử lớp 12 để giảng dạy cho học sinh
Đông đảo học sinh tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma năm 1988 tại tượng đài chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa Ảnh: KỲ NAM
Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An), thành viên Hội đồng góp ý và phản biện chương trình giáo dục phổ thông môn lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo – cho biết sắp tới đây sẽ công bố việc đưa sự kiện Gạc Ma vào chương trình giảng dạy, sách giáo khoa (SGK) lịch sử lớp 12.
Đã đến lúc để lịch sử lên tiếng
Thầy Trần Trung Hiếu : “Đã tròn 30 năm chúng ta mất Gạc Ma và cũng ngần ấy thời gian Trung Quốc (TQ) đã chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma. Đó là một sự thật, một nỗi đau mà chúng ta không thể che đậy, giấu giếm vì bất cứ lý do gì”. Theo thầy Hiếu, SGK lịch sử phổ thông hiện hành chỉ đề cập sơ sài đến vấn đề chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây – Nam, còn quá trình đấu tranh xác lập chủ quyền và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma… không được nhắc đến. Với tư cách của một giáo viên giảng dạy môn lịch sử, thầy giáo Hiếu đã nhiều lần lên tiếng đề xuất đưa sự kiện này vào SGK mới.
Đáng chú ý, theo thông tin mà giáo viên này có được, chương trình giáo dục môn lịch sử phổ thông mới dự kiến đưa sự kiện Gạc Ma cùng với sự kiện Hoàng Sa ngày 19-1-1974 vào chương trình giảng dạy môn lịch sử. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ hơn sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam (1975-1978), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)… vào chương trình và SGK.
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng sự kiện Gạc Ma được đưa vào SGK lớp 12 mới là điều tốt, cần thiết và lẽ ra phải làm từ lâu. Việc SGK lịch sử viết về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà bỏ qua sự kiện này là không hợp lý khi xét tương quan về tầm quan trọng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn này.
Cô Lê Thu, giáo viên lịch sử Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cũng khẳng định đây là một việc cần thiết và cần được tiến hành cẩn trọng khi đưa vào nội dung SGK mới. “Sự kiện Gạc Ma là một sự kiện đau thương nhưng vô cùng anh dũng của lực lượng hải quân Việt Nam. Đã đến lúc để lịch sử lên tiếng” – cô Thu nói.
“Đừng có thêm một “Gạc Ma” nào nữa”!
Video đang HOT
Thầy Trần Trung Hiếu cho rằng nhắc lại sự kiện Gạc Ma không phải chúng ta muốn khơi sâu nỗi đau, khơi dậy mối thù hằn. “Phương châm của tôi khi dạy môn lịch sử cho học trò là không phải dạy những gì mình có mà dạy những gì học trò muốn nghe, muốn biết và cần thiết. Không cần phải liệt kê sự kiện, nhồi nhét kiến thức. SGK chỉ cần viết đúng, viết đủ và tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử. Đó là đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, một phần của lãnh thổ thiêng liêng, của chủ quyền quốc gia, dân tộc mà từ thời các chúa Nguyễn đã xác lập và khai thác, đã bị TQ chiếm đóng trái phép suốt 30 năm” – thầy Hiếu khẳng khái.
Cô Lê Thu thêm: Lịch sử không có nghĩa là khơi thù hằn hay đổ máu mà giá trị cốt lõi chính là những bài học lịch sử để lại cho đến hôm nay. Để tuổi trẻ có ý thức bảo vệ chủ quyền thì một trong những biện pháp quan trọng là giáo dục, tuyên truyền và đặc biệt các em phải được biết, phải hiểu đúng sự thật lịch sử. Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cũng cho rằng sự kiện Gạc Ma 30 năm trước là lời nhắc nhở về bài học người dân cần phải được biết chính xác, toàn diện về những gì xảy ra với đất nước mình và có cơ hội để trình bày suy nghĩ, thể hiện hành động vì đất nước.
“Lớp trẻ sẽ có hứng thú với lịch sử dân tộc khi cảm hứng tìm hiểu sự thật, tiếp cận chân lý thông qua việc nghiên cứu, học tập được tôn trọng và phát triển. Nghĩa là cả sử học và giáo dục lịch sử phải được đổi mới thực sự và đi vào thực chất trong tinh thần tôn trọng tự do học thuật và trân trọng sự sáng tạo. Nếu chỉ duy trì nó bằng cảm xúc thuần túy, sử học và giáo dục lịch sử sẽ không thể đi vào chiều sâu, lớp trẻ sẽ dễ bị cuốn vào nhiều thứ khác của cuộc sống hiện đại” – nhà giáo Nguyễn Quốc Vương đúc kết.
Vào 2 chuyên đề giảng dạy
Theo dự kiến, cấu trúc nội dung chương trình môn lịch sử ở bậc THPT mới được trình bày theo các mạch chuyên đề và phần kiến thức về sự kiện Gạc Ma nằm trong chuyên đề “Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam sau năm 1975″ và chuyên đề “Biển Đông: Lịch sử và hiện đại” ở lớp 12.
Nội dung giáo dục cốt lõi của 2 chuyên đề này là từ việc xác định tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam, từ đó nêu rõ nhận thức Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lý liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong lịch sử. Đồng thời, giúp học sinh hiểu được quá trình TQ đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma; nắm được thực trạng tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa; chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Theo NLĐ
Dự thảo thi đánh giá năng lực vào lớp 6: Cân nhắc khi đưa ra triển khai đại trà
Việc tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh lớp 6 chỉ phù hợp với địa bàn thành phố lớn, đông dân cư, nếu triển khai cả nước e rằng sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
ảnh minh họa
Thầy Trần Trung Hiếu - Giáo viên trường THPT chuyên Phan Bội Châu như vậy về dự thảo thông tư về quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó, có quy định đối với tuyển sinh đầu vào cấp THCS, dự kiến cho phép một số trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Có thêm một thước đo công bằng
Theo quan điểm của thầy giáo Trần Trung Hiếu thì việc Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều về quy chế tuyển sinh THCS cho Thông tư 11 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là sự điều chỉnh hợp lý.
Thứ nhất, phương án tuyển sinh với hình thức xét tuyển phối hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực đến hôm nay đã không còn xa lạ với bậc học THPTvà Bộ GD&ĐT đã triển khai nó từ kỳ thi THPT quốc gia 2015. Nếu triển khai ở bậc THCS cũng là cách để từng bước giúp các em bậc THCS làm quen và tiếp cận dần với việc học và thi mới và hạn chế dần với tình trạng học lệch, học tủ trong học sinh.
Thứ hai, là sự linh hoạt trong quá trình tuyển sinh THCS trong trường hợp các cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với tiêu chuẩn tuyển sinh, thì các Sở GD&ĐT các địa phương thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Thứ ba,về quy định tuyển thẳng và chế độ ưu tiên, dự thảo Thông tư này đã nâng cấp chế độ tuyển thẳng, ưu tiên cho các học sinh đạt các giải của các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật của học sinh THCS, THPT phải đạt giải cấp quốc gia.
Trước đó, cách đây 3 năm, khi Bộ cấm mọi hình thức thi tuyển sinh vào lớp 6, khiến nhiều trường chất lượng cao hết sức áp lực vào mùa tuyển sinh. Thực tế đã xảy ra không ít trường hợp phụ huynh làm đẹp hồ sơ cho con em mình, khiến cho việc xét hồ sơ phải kèm theo nhiều tiêu chí phụ như là ưu tiên những em đạt giải trong các cuộc thi olympic, giao lưu Toán, Tiếng Việt... Cũng chính vì vậy mà đẻ ra nhiều cuộc thi, giao lưu, nhưng mục đích không phải để học sinh được chơi một sân chơi trí tuệ, mà trở thành một cuộc đua, nhằm lấy thành tích, lấy huy chương, giải thưởng làm đẹp hồ sơ tuyển sinh vào trường điểm.
Sau đó, Bộ GD-ĐT tìm giải pháp để tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong tuyển sinh đầu cấp, bỏ bớt một số cuộc thi. Và dự thảo phương án tuyển sinh mới đây nếu được thông qua thì năm nay, các trường "nóng" tuyển sinh, hay còn gọi là các trường điểm, trường chất lượng cao hàng năm quá tải hồ sơ đăng ký sẽ rất mừng. Vì Bộ cho phép có thêm một thước đo công bằng, bên cạnh việc xét hồ sơ để lọc và lựa chọn học sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào trường, thầy Trần Trung Hiếu nhận định.
Cân nhắc nên áp dụng theo từng đối tượng
Tuy nhiên, theo thầy Hiếu, nếu áp dụng kết hợp xét tuyển với bài kiểm tra năng lực vào thực tế thì cần phải cân nhắc xem nên áp dụng đối với đối tượng trường nào.
Tại Nghệ An số lượng trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An có số lượng chỉ tiêu thấp hơn số lượng học sinh đăng ký vào là rất ít, mỗi huyện, thành thị chỉ có một vài trường. Theo đó, việc học sinh hoàn thành bậc tiểu học được lên THCS như là điều... đương nhiên, bởi vì chúng ta đã phổ cập THCS.
Với dự thảo mới dành cho tuyển sinh lớp 6 này, ngoài xét tuyển, còn kết hợp thi kiểm tra đánh giá năng lực. Giả sử với những em không vượt qua được kỳ kiểm tra năng lực này, thì các em sẽ đi đâu? Học ở đâu?
Trong khi đó, hiện nay, Nghệ An có hơn 400 trường THCS, thì hầu hết các trường đều nằm trong hệ thống trường công lập, chứ không có trường dân lập, ngoại trừ tại TP Vinh có trường Phổ thông Phượng Hoàng mới thành lập cách đây 2 năm.
Đây là một câu hỏi mà thực tế đặt ra nếu như dự thảo đưa vào triển khai thực hiện. Việc tổ chức thi đánh giá năng lực là phù hợp với địa bàn thành phố lớn, đông dân cư, quy mô mạng lưới trường lớp rộng lớn, bao gồm cả hệ thống giáo dục công lập lẫn dân lập, tư thục. Nhưng nhìn rộng ra cả nước, mà cụ thể như tại Nghệ An, thì khi triển khai đánh giá năng lực trong tuyển sinh lớp 6 sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Chưa kể đến địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vận động để học sinh đến lớp là cả một câu chuyện khó khăn, vất vả. "Nếu như thêm một khâu kiểm tra, đánh giá năng lực nữa, thì những em học sinh này lại càng "ngại"đi học", thầy Trần Trung Hiếu .
Tất nhiên, đây mới chỉ là dự thảo và đề xuất của Bộ GD&ĐT, tức là có một khoảng thời gian để Bộ lắng nghe các ý kiến góp ý của dư luận xã hội và đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên trước khi áp dụng triển khai trong thực tế.
Để hiện thực hóa phương án tuyển sinh này, tôi thiết nghĩ Bộ GD&ĐT cần :
Thứ nhất, lấy ý kiến góp ý, phản biện công khai trên các phương tiện truyền thông để có cách nhìn tổng quan và cụ thể về những mặt được và cả những tồn tại cần điều chỉnh thì tạo nên sự đồng thuận, đồng hành của đội ngũ các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh.
Thứ hai, nên triển khai trước phương án tuyển sinh này ở các thành phố lớn, từ đó rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai ở các địa phương còn lại.
Thứ ba, ở các cơ sở giáo dục của các địa phương đặc biệt khó khăn về điều kiện dịa lý, kinh tế-xã hội, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các địa phương có cơ chế, chính sách đặc thù khi triển khai để tránh rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa vấn đề "phổ cập giáo dục" với phương án tuyển sinh.
Với bài kiểm tra nặng lực, Bộ cần có những quy định, hoặc hướng dẫn cụ thể, giao cho địa phương chủ động, linh hoạt để ra đề, tổ chức thi với hình thức, nội dung phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế tại nơi đó, thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, giáo dục toàn diện học sinh.
Theo Dân Trí
Sự kiện Gạc Ma sẽ đưa vào chương trình môn lịch sử mới ra sao? GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện VN học và Khoa học phát triển (ĐH Quốc gia Hà Nội), Chủ biên chương trình môn lịch sử mới, cho PV báo biết sự kiện Gạc Ma sẽ xuất hiện 3 lần trong chương trình môn sử mới. Sự kiện Gạc Ma sẽ chính thức có trong chương trình môn sử mới Vì sao cần...