Dứa rớt giá, dưa sâu bệnh, nông dân Nghệ An “méo mặt”
Hàng trăm hecta dứa đến kỳ thu hoạch của người dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) rớt giá thê thảm. Còn vựa dưa của tỉnh này là huyện Diễn Châu đang hứng chịu trận sâu bệnh chưa từng có.
Dưa lê phơi trắng đồng
Những năm trước thời điểm này xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ của người nông dân. Nhưng năm nay, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy dưa phơi trắng đồng mà người dân không thu hoạch.
Dưa lê đến kỳ thu hoạch, nhưng do sâu bệnh phá hoại nên nông dân không thu hoạch
Tiếp xúc với những người dân nơi đây, chúng tôi được biết nguyên nhân do sâu bệnh phá hoại, dưa chưa thu hoạch nhưng sâu bệnh đục khoét, cây chết rũ, quả héo giữa đồng.
Bà Nguyễn Thị Do ở thôn 2, xã Diễn Kỷ cho hay, vụ này gia đình bà trồng 5 sào, chi phí bỏ ra trên 12 triệu đồng. Những năm trước với diện tích này cho thu nhập trên 50 triệu đồng, nhưng năm nay may ra chỉ thu lại 5-6 triệu đồng.
Lau giọt mồ hôi dưới trời nắng như đổ lửa, bà Do nói trong buồn bã: “Sau khi gieo trồng cây phát triển bình thường, ra hoa cho quả. Đến khi gần thu hoạch thì xuất hiện những đốm đỏ ở lá, cây bị héo rồi chết dần. Quả đã chín thì bị sâu đục khoét, không ai ăn, nói gì đến bán”.
Bà Nguyễn Thị Do vớt vát một ít quả không sâu bệnh nhằm bù lại chi phí đầu tư
“Vì xót của nên tôi con vẫn ra đồng mót những quả đẹp mang về bán mong kiếm ít đồng bù vốn, chứ nhiều gia đình họ không thu hoạch nữa”, bà Do cho biết thêm.
Video đang HOT
Nguyên nhân là do sâu bệnh phá hoại, từ những đốm đỏ trên lá như thế này sau đó cây dưa héo và chết dần
Ông Nguyễn Trọng Huyến – Chủ tịch UBND xã Diễn Kỷ cho biết, dưa lê tại xã này chiếm đến 70% diện tích trồng dưa lê toàn huyện. Năng suất bình quân dưa lê là 1 tấn/sào; với giá bán từ 12.000 – 15.000 đồng/kg tại ruộng, mỗi sào dưa cho thu nhập hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên năm nay do sâu bệnh nên nhiều hộ bị mất trắng.
Dứa rớt giá thảm
Trong khi người trồng dưa lê bị sâu bệnh phá hoại không cho thu hoạch, thì những người trồng dứa tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lại đang đối mặt với vấn đề “được mùa mất giá”.
Dứa đã đến kỳ thu hoạch nhưng rớt giá thảm
Gần một tháng nay, người dân vùng vựa dứa huyện Quỳnh Lưu, (Nghệ An) không khỏi lo lắng bởi đã vào vụ chính thu hoạch dứa nhưng giá bán đang thấp hơn so với các năm trước.
Theo người dân, mỗi ha dứa được mùa có thể cho sản lượng 30-50 tấn. Những năm trước, giá dứa là 6.000-7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng/ha. Riêng năm nay do giá quá thấp, tiền thu hoạch không đủ trang trải các khoản chi phí.
Gia đình ông Lê Văn Chiến, xã Tân Thắng trồng hơn 2 ha dứa, ông cho hay năm nay dứa vẫn đạt sản lượng tốt nhưng giá bán loại 1 (quả 1 kg) chỉ có 2.500-3.000 đồng/kg. Những loại dứa nhỏ hơn thì mỗi kg chỉ bán được 1.800-2.000 đồng. “Một ôtô dứa trước đây thu về 15-16 triệu đồng nhưng bây giờ chỉ được tầm 7 triệu. Trừ chi phí giống, đất đai, công người làm thì xác định lỗ nặng”, ông Chiến cho hay.
Còn bà Hồ Thị Quyết, trú xã Quỳnh Thắng lo lắng: “4 năm trồng dứa nhưng chưa năm nào giá thấp như vậy. Giờ mà nắng to nữa là dứa chín hết, giá có rẻ đến đâu cũng phải bán”.
Huyện Quỳnh Lưu có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Nghệ An với hơn 1.000 ha, trong đó nhiều nhất là xã Tân Thắng với hơn 900 ha. Hàng trăm hộ dân ở đây chuyển đổi sang trồng dứa từ khoảng 4 năm nay.
Với giá như hiện tại người nông dân xác định lỗ nặng
Ông Hồ Diên Thắn – Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu) cho biết, xã này có trên dưới 90 ha dứa đang vào vụ thu hoạch. “Tình trạng thu mua và tiêu thụ dứa hiện đang bấp bênh. Giá dứa từ 1.500-2.500 đồng/kg tùy vào chất lượng quả”, ông Thắng nói.
Một cân dứa bằng cốc trà đá: Thua canh bạc “xuất sang Trung Quốc”
Theo Anh Đức-Lao động
Đang rộ mùa, giá rẻ, chị em tự làm dứa sấy tại nhà, nhưng không cần lò nướng vẫn có sản phẩm thơm, ngon nhờ cách không tốn tiền điện này
Nếu trời nắng có thể dùng cách phơi ngoài trời để có thể có được mẻ dứa sấy đơn giản mà không hề tốn tiền điện.
Dứa đang rộ mùa, thậm chí giá rẻ hơn so với thời gian trước. Cho nên nhiều chị em đã tranh thủ mua về để gia đình có những đĩa trái cây ngon miệng. Vậy nhưng cũng có một cách khác để bảo quản dứa được lâu là sấy dứa để hãm pha trà dứa. Đây là cách mới được chị em áp dụng.
Sở dĩ nhiều người dùng cách này là do hiện nay nhiều gia đình sử dụng lò nướng. Chỉ với thao tác gọt, cắt dứa thành miếng, rồi cho vào lò nướng, 30 phút sau bạn đã có một mẻ dứa sấy thơm, ngon và hấp dẫn rất phù hợp để pha trà.
Nhiều người cho rằng đây là cách hay để có thể giữ được dứa lâu. Nhưng không cần phải dùng lò nướng, nếu trời nắng có thể dùng cách phơi ngoài trời để có thể có được mẻ dứa sấy đơn giản mà không hề tốn tiền điện.
Có người đưa ra lời khuyên: "Dùng dứa sấy này kho với cá thì ngon tuyệt. Chỉ cần 10-15 miếng dứa kho cùng cá là đã được một nồi thơm nức mũi rồi".
"Lắc với muối ớt cũng ngon nhé. món này có nhà bán nửa kg 100.000 đồng kèm gói muối ớt rang khô, ăn thì rắc muối ớt lên đều, ngon lắm", một người cho hay.
Tuy nhiên có người lại nêu kinh nghiệm, nếu muốn có dứa sấy tự làm thơm ngon, dẻo và đảm bảo chất lượng như mong muốn thì nên dùng sản phẩm chuyên sấy hoa quả. "Nói vậy chứ lò nướng chỉ dùng nướng thịt, nướng cá, còn nếu muốn sấy phải có dòng lò nướng hoa quả chứ ai dùng cái này để nướng bao giờ, sẽ bị khô hơn đấy", có người khuyên.
Cách chọn dứa ngon
- Màu sắc: Màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát khi bạn quyết định chọn mua dứa (thơm). Phần cuống dứa là nơi cho biết độ ngọt của trái dứa. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần cuối hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt. Trái vàng đều thì độ ngọt càng cao.
Nếu dứa không đều màu và có những chấm nâu đậm, vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức.
Không nên chọn trái dứa còn xanh, vì trái chưa chín và cũng không thể chín sau khi mua.
- Hình dáng: Dứa ngắn quả (dáng tròn bầu) thì có nhiều thịt dứa hơn quả dài (dáng ống dài).
- Mắt dứa: Nên chọn quả có mắt dứa lớn và càng thưa càng tốt để sau khi gọt bỏ hết mắt dứa sẽ có được phần cùi dày.
- Mùi thơm: Để kiểm tra mức độ tươi và chín của dứa, bạn có thể ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi. Nếu tỏa mùi quá ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín. Ngược lại những trái dứa quá chín sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men, tựa như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.
- Cảm nhận bằng tay: Trái dứa chín quá mức sẽ bị mềm, bạn sẽ cảm nhận được điều này khi sờ bằng tay. Lớp vỏ của trái dứa quá chín thường bị nhăn. Những trái dứa tươi, vừa chín tới sẽ không quá cứng cũng không quá mềm, nhấn ngón tay vào vỏ dứa sẽ không bị lõm vào. Phần vỏ có nấm mốc, rỉ nước hay bị nứt là những dấu hiệu cho thấy trái dứa đã bị hư hỏng.
Theo emdep.vn
Cách nấu lẩu đuôi bò đơn giản ngon như ngoài hàng Khi bạn chưa biết tối nay ăn gì thì món lẩu đuôi bò sẽ là sự lựa chọn hàng đầu trong thực đơn. Hãy cùng xem cách nấu lẩu đuôi bò ngon như ngoài hàng này để chiêu đãi cả nhà cho thay đổi khẩu vị nhé. Nguyên liệu nấu lẩu - Đuôi bò 1kg - Gân bò 500g - Khoai môn 350g...