Dưa muối nhà nào cũng ăn, có một loại không nên ăn vì gây ung thư
Dưa muối là món ăn phổ biến trong mọi gia đình Việt nhưng có một loại dưa làm tăng nồng độ nitrit, là chất gây ung thư.
BS Phùng Chúc Phong, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, dưa muối là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt.
Do dưa chua có các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hoá như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum nên khi vào dạ dày, vi sinh vật này tạo ra các enzyme chuyển hóa đường và tinh bột trong rau dưa thành axit lactic có vị chua cũng như tạo các enzyme phân hủy một phần chất đạm trong thực phẩm, giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.
Dưa muối chua vừa tránh ngán, vừa kích thích tiêu hoá
Đó cũng là lý do khi ăn các món nhiều chất đạm, chất béo, dân gian hay ăn kèm cùng dưa chua để ngon miệng, dể tiêu và chống ngán.
Trong dân gian có 3 cách muối dưa: Muối nén, muối nước và muối xổi.
Muối nén, là cách muối dưa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta. Thường dưa còn nguyên bẹ được muối trong vại. Sau khi muối xong, người ta dùng một tấm tre đan dày hoặc một tấm gỗ mỏng đè lên dưa rồi đặt vật nặng lên, đậy kín nắp. Sau 15-20 ngày, dưa chín vàng là được. Đây là phương pháp giúp lưu trữ dưa được dài ngày nhất.
Muối nước: Muối dưa với nước muối đun sôi để nguội trong vại. Nồng độ muối khoảng 30-70g/lít, càng ít muối dưa càng chua nhanh hơn. Sau đó chèn dưa sao cho nước cao hơn dưa khoảng 5cm, khi dưa vàng đều, vừa chua là ăn được.
Muối xổi: Cũng tương tự như cách muối nước nhưng dung dịch muối có độ mặn thấp hơn để dưa có thể chua nhanh trong vòng 1-3 ngày.
BS Phong nhấn mạnh, trong 3 cách trên, dưa chua muối nén và muối nước là ngon và an toàn nhất.
Video đang HOT
BS Phong giải thích, trong rau dưa thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có cả những vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn lên men thối rữa và những vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng.
Khi muối dưa, vi khuẩn lên men lactic gặp điều kiện thuận lợi sẽ sử dụng chất đường bột sẵn có trong rau để phát triển rồi chuyển hóa thành axit lactic làm chua dưa. Trong điều kiện đó, các loại vi khuẩn khác không phát triển được và bị diệt.
“Qua nghiên cứu người ta thấy trong điều kiện muối dưa vi khuẩn gây bệnh chỉ sống được 9 giờ, các ký sinh trùng cũng không sống được quá 10 ngày. Cũng vì vậy dưa chua có thể dự trữ được lâu, ăn trong nhiều ngày”, BS Phong thông tin.
Riêng cách muối xổi, do thời gian muối dưa quá ngắn, môi trường muối dưa không đủ độ axit để kìm hãm sự phát triển của những loại vi khuẩn có hại do đó vẫn còn vi khuẩn và các ký sinh trùng gây bệnh.
Dưa muối xổi chứa nitrit, là một chất gây ung thư nên người dân cần tránh ăn loại dưa này
Ngoài ra, ăn nhiều dưa chua, cà muối xổi còn có nguy cơ dễ mắc ung thư. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các loại rau dùng để muối dưa hiện được bón bằng phân đạm urê nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrat đáng kể.
Khi muối dưa, nitrat trong rau sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit. Hàm lượng nitrit đặc biệt tăng cao trong mấy ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.
Như vậy, trong dưa muối xổi chứa nhiều nitrit, khi ăn vào,, axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá…để tạo thành hợp chất nitrosamin là một chất có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm.
Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, người dân nên tránh ăn dưa, cà muối xổi, hoặc những loại dưa muối còn chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, còn cay.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Thành phần tưởng vô dụng trong rau, quả lại phòng được ung thư
Nhiều người cho rằng chất xơ là thành phần vô tích sự của thực phẩm, vì hầu hết không có giá trị dinh dưỡng.
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư vú.
Tuy nhiên khi chất xơ giúp việc bài tiết phân dễ dàng, từ đó giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, tránh được nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chất xơ được định nghĩa như là phần dự trữ và hình thành tế bào polysacharid của thực vật, đặc biệt có nhiều trong trái cây, rau, ngũ cốc còn nguyên cám, các hạt họ đậu. Các nguồn này đều chứa chất xơ tan và không tan.
Lượng chất xơ trong rau khoảng 0,3-3,5% tùy loại rau. Mọi người thường ít quan tâm đến chất xơ trong bữa ăn hàng ngày trong khi chất xơ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Hiện nay người ta đã thấy rõ vai trò của chất xơ đối với việc làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng thông qua các vi khuẩn có lợi tại ruột tạo ra các chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp tăng bài xuất các chất có khả năng gây ung thư ra khỏi cơ thể.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng, thoáng qua thì thấy chất xơ là thành phần vô tích sự của thực phẩm, vì hầu hết không có giá trị dinh dưỡng. Nhưng nó được coi là thực phẩm chức năng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất xơ được thừa nhận có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa những chứng bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, đái tháo đường, táo bón, ung thư...
Chuyên gia phân tích, chất xơ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển tế bào ung thư. Lý do vì nó làm giảm độc tính của tác nhân gây ung thư bằng cách hòa loãng hay vô hiệu hóa tác nhân này, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong ruột, làm giảm độ axít của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột. Việc giảm thời gian ruột già tiếp xúc với các thành phần độc có khả năng gây ung thư trong các thức ăn đóng vai trò quan trọng.
Khi kết hợp với nước, chất xơ hút nước và nở to làm cho phân mềm và khối phân to ra hơn trước khiến vách thành ruột càng bị kích thích mạnh, làm tăng nhu động ruột, giúp cho việc bài tiết phân được dễ dàng.
Việc dễ dàng đi ngoài giúp thải dễ dàng các độc tố và giảm độ đậm đặc của các chất độc này. Điều này giúp tránh được nguy cơ ung thư đại tràng.
Với bệnh ung thư vú, chất xơ không hòa tan trong nước làm giảm lượng estrogen trong máu. Vì vậy, chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Theo bảng Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì nhu cầu chất xơ tối thiểu cần là 18-20g/người/ngày. Ở một số nước có khuyến nghị nhu cầu chất xơ cao hơn như Nhật bản là 20-25g/người/ngày, Mỹ khoảng 28-30g/người/ngày...
Nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn nguồn thực vật như trong rau các loại khoảng 0,7-2,8%, trong hoa quả chín lượng xơ ít hơn (0,5 - 1,3%), khoai, sắn, măng và các loại hạt (gạo, đậu đỗ, ngô, lúa mì...) có lượng xơ cao (0,7 - 4,5%).
Một số lưu ý khi dùng chất xơ:
Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên hơn chất xơ chế biến.
Không nên ăn chất xơ nấu quá nhừ vì nó chuyển thành dạng bột đường. Vì vậy nếu có thể ăn rau vừa chín tới, đặc biệt rau sống và rau còn giòn.
Rửa trái cây và rau trước khi dùng để loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật. Tốt nhất ăn trái cây không nên gọt vỏ vì lớp này có nhiều chất xơ không hòa tan trong nước.
Giữa hai bữa ăn, nên dùng trái cây khô khi đói.
Chất xơ trong khẩu phần ăn tăng từ từ để bộ máy tiêu hóa thích nghi được với món ăn khó tiêu này và tránh đầy bụng.
Uống nhiều nước, vì chất xơ hút khá nhiều nước trong ruột.
Theo ngaynay
Vì sao béo phì lại có nguy cơ ung thư cao? Tình trạng béo phì và thừa cân có sự gia tăng đáng báo động ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia với người trưởng thành từ 25 đến 64 tuổi, tỷ lệ này cao báo động. Đây là yếu tố gia tăng bệnh ung thư. Béo phì làm gia tăng nguy cơ ung thư? Gia tăng béo phì...