Đưa doanh nghiệp đến trực tiếp lớp học, giải pháp đào tạo thực tế SIU áp dụng
Với mục tiêu đào tạo gắn liền thực tiễn, trong nhiều năm qua Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) là một trong ít trường ĐH áp dụng mô hình lớp học doanh nghiệp giúp sinh viên đáp ứng nhu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.
Lớp học doanh nghiệp là một mô hình đào tạo hiện đại gắn liền với thực tiễn mà SIU đang áp dụng
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay đổi chóng mặt về công nghệ đã khiến nhiều nghề biến mất và nhiều nghề mới xuất hiện, sự ra đời của những nghề mới kéo theo nhu cầu về nguồn lao động chất lượng đáp ứng được với điều kiện môi trường mới. Đây chính là thách thức lớn đối với những cơ sở giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để có thể thích ứng được trong môi trường đầy tính cạnh tranh này.
Hiểu được vai trò của việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế, trong nhiều năm qua, SIU đã áp dụng mô hình lớp học doanh nghiệp vào chương trình đào tạo, giúp sinh viên đáp ứng tốt nhu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Đây là chương trình đặc biệt của SIU với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân chất lượng cao, có kinh nghiệm làm việc, tư duy nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn cần thiết thích ứng được với môi trường công việc mang tính cạnh tranh toàn cầu.
Mô hình lớp học doanh nghiệp hiện nay được SIU áp dụng cho 14 chuyên ngành đào tạo gồm: Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng, Mạng máy tính, Luật kinh tế quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị du lịch, Quản trị nhà hàng – khách sạn và Marketing. Mô hình lớp học với sự tham gia của doanh nghiệp luôn đề cao ứng dụng thực tiễn, phương pháp dạy và học theo hướng hội nhập, hiện đại mang đến trải nghiệm khác biệt cho người học. Sinh viên học đến đâu được thực hành ngay đến đó, chính vì thế kỹ năng làm việc được hình thành ngay khi bắt đầu vào học tại trường.
Một trong những mô hình lớp học doanh nghiệp được áp dụng cho sinh viên Khoa Công nghệ thông tin SIU. Với chủ đề “Kiểm thử phần mềm”, lớp học được xây dựng giống với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, và sinh viên được thực hành trên chính sản phẩm của công ty
Sinh viên SIU trong giờ học thực tế môn “Công tác kỹ sư Công nghệ thông tin” tại Công ty FPT Information System HCM (FPT IS HCM) do giảng viên Lê Phước Cường đồng thời là Trưởng phòng Tuyển dụng FPT IS HCM trực tiếp giảng dạy
Video đang HOT
Chính những kiến thức thực tế có được từ doanh nghiệp trong suốt 4 năm đại học đã giúp sinh viên SIU có thể đáp ứng được với môi trường công việc ngay khi vừa ra trường. Nhiều đồ án tốt nghiệp của sinh viên có tính ứng dụng thực tiễn cao. Điển hình như trường hợp của Nguyễn Văn Luận (sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính), ngay từ khi còn đi học đã nghiên cứu và chỉnh sửa lại 2 trong số những module chính của phần mềm Odoo ERP là Mua hàng và Bán hàng để phù hợp với thực tế sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và được khách hàng đánh giá rất cao. Luận cũng là một trong số nhiều sinh viên SIU được doanh nghiệp nhận vào làm từ khi chưa tốt nghiệp.
Nguyễn Văn Luận – sinh viên ngành Khoa học máy tính Đại học Quốc tế Sài Gòn đã nghiên cứu, chỉnh sửa và ứng dụng thành công phần mềm mã nguồn mở Odoo ERP vào hoạt động doanh nghiệp và sớm có việc làm tốt khi chưa tốt nghiệp
Đặc biệt, tham gia giảng dạy tại các lớp học doanh nghiệp do SIU tổ chức là đội ngũ những chuyên gia, CEO, những người đang giữ vị trí quan trọng trong các công ty, tập đoàn lớn ở trong nước và quốc tế. Chính kinh nghiệm thực tiễn từ giảng viên sẽ đảm bảo cung cấp cho người học những thông tin bổ ích, bám sát thực tế công việc, đồng thời được cập nhật những kiến thức mới nhất, nâng cao tính quốc tế trong môi trường học tập.
Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đào tạo bậc đại học và sau đại học cho sinh viên Việt Nam và nước ngoài, vừa có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt vừa có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh theo tiêu chuẩn chương trình đại học Hoa Kỳ. Sinh viên chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh được công nhận liên thông 2 năm cuối nếu có nhu cầu chuyển đến các trường đại học nước ngoài có quan hệ hợp tác với SIU.
Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, sinh viên của SIU có thể học tiếp thạc sĩ, tiến sĩ tại SIU hoặc các trường đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada… Theo khảo sát năm 2019, gần 97% sinh viên Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) có việc làm, 3% còn lại học lên bậc học cao hơn hoặc chuyển tiếp du học tại nhiều nước trên thế giới. SIU hiện là trường đại học duy nhất tại Việt Nam và là một trong số ít trường thuộc khu vực châu Á được IACBE – Hoa Kỳ kiểm định và chứng nhận chất lượng giáo dục.
Ngành nghề nào hấp dẫn?
Ngành nghề nào "hot" là câu hỏi lớn của học sinh và phụ huynh trong mùa tuyển sinh 2020. Nhiều bạn từng sai lầm khi chọn ngành theo tâm lý phong trào.
Ông Trần Minh Đức, từng 10 năm làm công tác tuyển sinh ở Đại học Quốc gia TP HCM, hiện kinh doanh tự do, chia sẻ với thí sinh kinh nghiệm chọn ngành nghề khi đăng ký xét tuyển đại học năm 2020.
Sai lầm trong xác định
Học sinh hiện có nhiều tiêu chí xác định ngành nghề hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ còn chưa xác định đúng đắn. Có thể liệt kê ra một số sai lầm như sau:
Thứ nhất, nhiều bạn cho rằng ngành nghề nào thu nhập cao, nhu cầu thị trường lao động cao là hấp dẫn. Thực tế, ngành nghề thu nhập, nhu cầu cao chưa hẳn bạn trúng tuyển hoặc vào được nhưng lại không có khả năng học, đành "đứt gánh giữa đường". Học được nhưng chưa chắc khi ra trường làm được vì có thể bản thân không đam mê, không phù hợp hoặc lúc ra trường ngành nghề này không còn nhu cầu nữa. Theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới, khoảng 49% công việc hiện nay biến mất trong 20 năm tới.
Thứ hai, một số bạn xác định ngành nghề hấp dẫn phải là thời thượng, nghe phải "hoành tráng", "giá trị" bản thân sẽ tăng lên khi nhắc tới. Những năm qua có thể thấy nhiều ngành nghề có tên "công nghệ", "quản trị", "quốc tế" thường được rất nhiều học sinh đăng ký mà không cần biết bản thân có phù hợp không và không cần hiểu nội dung, đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề.
Thứ ba, "trúng tuyển dễ, học nhẹ nhàng" là tiêu chí nổi lên trong nhiều năm gần đây trong lựa chọn ngành nghề của học sinh. Điều này thể hiện ở số lượng thí sinh đăng ký vào khối ngành kinh tế luôn chiếm tỷ trọng áp đảo. Ví dụ chỉ tiêu của ngành này ở hệ đại học năm 2019 có 126.470 nhưng số nguyện vọng đăng ký lên tới 822.950.
Khối ngành kinh tế được rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo vì dễ tuyển sinh, chi phí đào tạo thấp, lợi nhuận cao. Việc số lượng thí sinh đăng ký quá nhiều vào lĩnh vực kinh tế thể hiện hội chứng lựa chọn theo kiểu phong trào và làm mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng. Quy mô và mức độ phát triển của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam không hấp thụ được hết số nhân lực quá lớn như vậy. Hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội sẽ thấp và ảnh hưởng đến phát triển của quốc gia. Người học sẽ chịu nhiều tổn thất lớn về công sức, thời gian, tiền bạc, cơ hội nghề nghiệp nếu chạy theo tâm lý phong trào.
Ảnh: Shutterstock.
Thế nào là ngành nghề hấp dẫn?
Theo tôi, một ngành nghề hấp dẫn phải hội đủ nhiều yếu tố. Đầu tiên, ngành nghề đó phải phù hợp với bạn về sở thích và khả năng nghề nghiệp, tính cách, năng lực học tập, điều kiện kinh tế, sức khỏe.
Thứ hai, ngành nghề đó tạo cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp và khả năng phát triển. Một ngành nghề có "biên độ ứng dụng nghề nghiệp" rộng rãi sẽ có nhiều cơ hội hơn. Học một ngành có thể làm được nhiều nghề và dùng kiến thức nhiều ngành để làm một nghề đang và sẽ là xu thế của thị trường lao động. Điều này là rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trong nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam.
Thứ ba, thị trường lao động có nhu cầu trong hiện tại và tương lai sau khi bạn ra trường.
Thứ tư, chọn được những cơ sở đào tạo (trong và ngoài nước) uy tín, chất lượng. Điều này để đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ hội và khả năng phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường.
Những ngành nghề nào sẽ hấp dẫn?
Thế giới không còn như xưa, đó là điều chắc chắn sau tác động của Covid-19. Cùng với tác động đại dịch, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ tạo ra những biến đổi sâu sắc trong hoạt động kinh tế cũng như trong đời sống xã hội, nhất là cơ cấu ngành nghề và việc làm. Trong bối cảnh này, dự báo các nhóm ngành nghề tại Việt Nam sẽ có xu hướng phát triển mạnh như sau:
Một là nhóm ngành khoa học sức khỏe, sản xuất trang thiết bị y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sản xuất thực phẩm tăng cường sức khỏe. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì yêu cầu và nhu cầu đối với các ngành này càng cao, nhất là đại dịch cho thấy mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của nó đối sự phát triển của quốc gia.
Hai là nhóm ngành công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành thương mại điện tử, kinh doanh online. Trong thời kỳ bùng nổ của cách mạng 4.0, bất kỳ tổ chức nào cũng đều có website, Facebook, mạng nội bộ và các kênh truyền thông trên mạng khác để kinh doanh, tương tác với khách hàng. Trong tiến trình này, vấn đề bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin các tổ chức đều cần đến. Sau Covid-19, nhu cầu mua hàng trực tuyến, học online, làm việc online sẽ tăng lên... Vì thế nhóm các ngành Công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành thương mại điện tử sẽ có cơ hội phát triển nhiều và mạnh hơn.
Ba là nhóm ngành phát triển Internet di động, điện toán đám mây và phân tích dữ liệu lớn. Ngày nay, Internet di động được áp dụng trong hầu hết lĩnh vực thương mại. Tốc độ nhanh và sự tiện lợi của nó đã giúp con người tăng năng suất công việc. Những nghề nghiệp như chuyên gia phân tích dữ liệu hay nhà phát triển ứng dụng hiện tại không còn là độc quyền của ngành công nghệ thông tin và truyền thông mà đã trải rộng khắp các lĩnh vực khác như tài chính và đầu tư, truyền thông tin tức và giải trí. Nhu cầu nhân lực có kỹ năng phân tích dữ liệu lớn đang có tốc độ phát triển rất nhanh.
Bốn là nhóm ngành nông nghiệp gắn với công nghệ cao, sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm thời gian tới vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên. Nông nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia và phát triển mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới.
Năm là nhóm ngành công nghệ kỹ thuật như: cơ khí, cơ khí chế tạo, điện tử, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo... Covid- 9 đã cho mọi quốc gia thấy tầm quan trọng của công nghệ nội địa cho nền an ninh quốc gia nên dự báo sẽ có sự thay đổi lớn trong chiến lược, chính sách sản xuất nội địa. Đồng thời, giai đoạn hậu Covid-19 sẽ có sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng có lợi cho Việt Nam. Các ngành trên sẽ có nhiều cơ hội phát triển từ sự thay đổi đó.
Sáu là nhóm ngành công nghệ sinh học. Ngành công nghệ sinh học cũng đang dần được định hình lại và phát triển đột phá. Sự tích hợp kỹ thuật số - vật lý - sinh học sẽ khiến ngành Công nghệ sinh học có sức mạnh to lớn trong sản xuất thực phẩm, chữa bệnh, y tế...
Bảy là nhóm ngành Dịch vụ Tài chính và Đầu tư. Cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và máy học (Machine learning), ngành này sẽ có sự chuyển dịch rõ rệt, với cơ hội việc làm to lớn cho những vị trí cần xử lý máy tính và cấu trúc dữ liệu, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính.
Ngành nghề gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 lên ngôi Thay vì lựa chọn các ngành nghề truyền thống, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh đang có xu hướng theo các ngành mới, hoặc nhóm ngành phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Năm 2020, học sinh có 15 ngày để đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển đại học. Ảnh...