Đưa dạy học trực tuyến vào trường phổ thông: Lo ngại mỗi nơi một kiểu
Chỉ còn ít ngày nữa là tới khai giảng năm học mới, việc dạy học trực tuyến không còn là giải pháp tình thế mà sẽ trở thành phương thức dạy học chính thức được sử dụng trong các nhà trường.
Đây không chỉ là cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho giáo viên và học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Tuy nhiên, để dạy học online hiệu quả, giáo viên và phụ huynh còn nhiều băn khoăn, lo ngại.
3 hình thức dạy học trực tuyến dự kiến được áp dụng trong trường phổ thông từ năm học mới. Đồ họa: Văn Thắng
Dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến
Theo khung kế hoạch năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức tựu trường từ 1.9 và khai giảng năm học mới vào 5.9. Trước việc số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng vẫn không ngừng tăng, Bộ GDĐT đã chuẩn bị các kịch bản, kể cả trường hợp học sinh chưa thể để đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngoài việc linh động cho các cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai giảng online, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) – cho biết, Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông. Sau khi được ban hành, Bộ sẽ đưa việc dạy học trực tuyến như một trong những nhiệm vụ thường xuyên của năm học, dự kiến bắt đầu từ năm học tới. Tùy điều kiện thực tế, sẽ xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp, với những mức độ khác nhau giữa các nhà trường. Đây cũng được xem là giải pháp trong trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Dự thảo thông tư của Bộ GDĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến. Đầu tiên là hình thức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Hình thức thứ hai là dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Hình thức thứ ba là dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường do dịch bệnh hoặc thiên tai hoặc một điều kiện cụ thể nào đó.
Để đảm bảo việc dạy học trực tuyến được hiệu quả, Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ xây dựng nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở mình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đảm bảo chất lượng dạy học. Một trong những yếu tố quan trọng là cần nguồn học liệu, hay nói cách khác là sách giáo khoa điện tử để phục vụ dạy học trực tuyến.
Bộ GDĐT quy định, nguồn học liệu, chương trình dạy học trực tuyến sẽ do tổ bộ môn của từng trường xây dựng và trước khi đưa vào triển khai thực hiện thì bắt buộc phải được sự phê duyệt của hiệu trưởng. Với tư cách là người đứng đầu, hiệu trưởng các trường phổ thông sẽ chịu trách nhiệm trước học sinh, phụ huynh học sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về việc triển khai dạy học trực tuyến.
Khó dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học
Theo thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM), việc Bộ GDĐT chuẩn bị ban hành quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông là rất kịp thời, phù hợp với điều kiện dịch bệnh hiện nay, khi thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tập trung đông người là yếu tố quan trọng để phòng tránh dịch.
Tuy nhiên, dù giáo viên rất nỗ lực, học sinh cũng cố gắng, nhưng thực tế dạy học trực tuyến còn bộc lộ một số bất cập. Đầu tiên là khó khăn trong việc kiểm soát học sinh. Nếu học sinh có ý thức không tốt, bật phần mềm học trực tuyến lên rồi đi chơi hay đi ngủ, giáo viên khó phát hiện được. Tiếp đó, nếu đường truyền không ổn định, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học.
Ngoài ra, nếu giáo viên không chuẩn bị tâm thế, được tập huấn kỹ năng để dạy học và quản lý lớp học trực tuyến, sẽ bị lúng túng trong tổ chức dạy học, dẫn đến hiệu quả không cao.
Video đang HOT
Còn theo cô Thạch Anh Thư – giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), khó khăn nhất khi đưa dạy học trực tuyến trở thành phương thức trong nhà trường là việc dạy học cho học sinh tiểu học, đặc biệt khối 1, 2. Nếu trường hợp xấu nhất là năm học mới học sinh chưa thể đến trường, thì bắt buộc phải tổ chức dạy học trực tuyến, chứ không thể dừng năm học được. Nhưng hiện tâm lý chung của giáo viên tiểu học là lo lắng khi phải tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.
“Từ thực tế năm học trước, giáo viên chúng tôi khẳng định việc dạy học online không có nhiều hiệu quả với bậc tiểu học. Khi các con trở lại trường, chúng tôi phải gần như phải dạy lại toàn bộ kiến thức, bài học đã dạy trực tuyến trước đó. Lý do là ý thức tự giác học tập của học sinh chưa tốt. Có học sinh không thể tham gia vì bố mẹ gửi về quê nhờ người thân chăm sóc. Còn với các con lớp 1, không thể dạy online được, vì các con sẽ phải học viết, uốn nắn từng nét một. Để duy trì việc học, bắt buộc phải có sự hỗ trợ của phụ huynh”- cô Thư cho biết.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng đang lo lắng việc học của con sẽ ra sao, nhất là năm nay sẽ bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới và dạy học theo sách giáo khoa mới.
Ngoài ra, hiện Bộ GDĐT đưa ra quy định rất mở, việc xây dựng chương trình, thời lượng tổ chức dạy học trực tuyến sẽ do giáo viên và các trường chủ động, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng nhà trường. Nhưng điều này cũng dẫn đến lo ngại, mỗi nơi sẽ tổ chức dạy học trực tuyến một kiểu, mỗi nơi sử dụng một phần mềm dạy học. Chất lượng dạy học trực tuyến cũng sẽ không đồng đều vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như kỹ năng, phương pháp của giáo viên trong việc xây dựng chương trình phù hợp với dạy học online và quản lý lớp học trực tuyến; rồi vấn đề đường truyền, hạ tầng để phục vụ dạy học.
Phải đặt hiệu quả lên hàng đầu
Về những lo lắng, băn khoăn của phụ huynh, giáo viên, ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) cho biết, hiện Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ TTTT huy động các nguồn lực xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp như Vietel, VNPT, Vietnamobile… hỗ trợ ngành giáo dục về đường truyền, nền tảng phần mềm học tập trực tuyến.
Ngoài ra, Bộ GDĐT đã tổ chức xây dựng học liệu số trong toàn ngành, đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa chia sẻ rộng rãi miễn phí cho cộng đồng 5.000 bài giảng E-learning được tuyển chọn từ các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng; 2.000 video clip các bài giảng, khoảng 31.000 câu hỏi trắc nghiệm. Các nhà trường, giáo viên, học sinh các vùng khó khăn có thể truy cập sử dụng, tham khảo trong hoạt động dạy và học trực tuyến.
Theo TS Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường Đại học-Cao đẳng Việt Nam), khi dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, từ xa, dạy học trên truyền hình được ban hành, thì chỉ nên áp dụng ở những nơi có điều kiện, như các thành phố lớn, nơi cả người học và người dạy đã có những chuẩn bị và sẵn sàng thực hiện phương thức dạy học mới. Không nên thực hiện theo kiểu hô hào, phong trào, vừa không hiệu quả mà còn tạo áp lực lên người dạy và người học.
Sẽ bắt buộc dạy học trực tuyến?
TS Thái Văn Tài, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, trao đổi với Tuổi Trẻ về dự thảo thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến trong trường phổ thông vừa công bố và những băn khoăn của các nhà quản lý, giáo viên.
Cô Văn Trịnh Quỳnh An - giáo viên Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - giảng bài môn văn trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ phòng dịch COVID-19 hồi tháng 2-2020 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tăng cường ứng dụng CNTT, chuẩn bị các điều kiện áp dụng dạy học trực tuyến là nhiệm vụ thường xuyên của năm học, bắt buộc các cơ sở giáo dục phải chú ý thực hiện từ năm học tới.
TS THÁI VĂN TÀI (vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT)
Ông Tài nói: Thực tiễn dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến học sinh không thể đến trường đã đặt ra yêu cầu phải có hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho các trường chuẩn bị sẵn sàng triển khai dạy học trực tuyến trong tình thế cần thiết bên cạnh các hình thức dạy học đa dạng khác.
Ba hình thức
* Nhiều trường, nhiều giáo viên vẫn cho rằng giảng bài qua Zalo hay thu một video đưa lên YouTube là dạy học trực tuyến. Bộ GD-ĐT có quy định cụ thể để dạy học trực tuyến được hiểu đúng và nhất quán trong quan điểm triển khai?
- Ngay phần giải thích từ ngữ ở dự thảo thông tư cũng nêu rõ các khái niệm dạy học, học liệu, hệ thống quản lý, phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến... Giáo viên giảng bài qua Zalo hay cung cấp video bài giảng qua email, đưa lên YouTube chỉ là tình thế nhiều giáo viên đã làm trong giai đoạn dạy học trực tiếp bị gián đoạn.
Đây chưa phải dạy học trực tuyến mà chỉ là một khâu rất nhỏ có thể áp dụng CNTT vào dạy học. Khi thông tư ban hành, các khái niệm liên quan sẽ được quy định rõ, thống nhất triển khai trong các nhà trường.
* Thưa ông, nhiều giáo viên lo ngại khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế, các nhà trường sẽ lạm dụng dạy học trực tuyến. Ông có giải thích thêm về việc này?
- Dự thảo đã nêu rõ có ba hình thức dạy học trực tuyến. Thứ nhất là hỗ trợ dạy học trực tiếp: giáo viên cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Thứ hai, thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp: giáo viên giao một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Thứ ba, thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp: các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
Để chủ động trong những tình huống cần thiết, các trường cần xây dựng kế hoạch dạy học với các hình thức linh hoạt khác nhau. Riêng đối với dạy học trực tuyến có thể có phương án chuẩn bị triển khai cho cả ba hình thức trên. Nhưng tùy theo từng tình huống cụ thể để chọn áp dụng hình thức nào phù hợp.
Chuẩn bị hạ tầng CNTT
* Để dạy học trực tuyến được công nhận, cần đảm bảo những điều kiện gì? Những quy định mang tính bắt buộc các trường phải làm khi triển khai dạy học trực tuyến?
- Dựa trên yêu cầu giáo dục cụ thể và kế hoạch dạy học - trong đó có dạy học trực tuyến - các trường phải chuẩn bị về hạ tầng CNTT, phần mềm dạy học phù hợp, tập huấn cho giáo viên, cho học sinh sử dụng phần mềm dạy học.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng, lựa chọn nguồn học liệu bám sát nội dung chương trình giáo dục của Bộ GD-ĐT ban hành. Nguồn học liệu do hiệu trưởng phê duyệt mới được sử dụng dạy học trực tuyến trong trường.
Dựa trên quy chế của Bộ GD-ĐT, các trường xây dựng nội quy, quy định cụ thể của hình thức dạy học trực tuyến đã được chọn lựa, tổ chức đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
* Một số trường tư thục bị phụ huynh phản ứng khi thông báo thu học phí với lý do hình thức dạy học trực tuyến không có cơ sở để công nhận. Việc này liệu có giải quyết được khi quy chế của Bộ GD-ĐT ban hành không, thưa ông?
- Dạy học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và sẽ là một phần trong hoạt động dạy học chính khóa. Học phí của hình thức dạy học này được bao gồm trong học phí dạy chính khóa và đã được thực hiện đầu năm học theo quy định.
Việc dạy học trực tuyến ở thời điểm trước đây là do giải pháp tình thế, chưa có cơ sở pháp lý và chưa có sự kiểm soát chất lượng nên có những băn khoăn của phụ huynh học sinh với việc thu học phí của một số trường. Tới đây khi thông tư quy định quản lý dạy học trực tuyến được ban hành, các trường phải xây dựng kế hoạch, công bố mỗi năm học để phụ huynh, học sinh nắm được.
Trường hợp đảm bảo các điều kiện, có đầy đủ minh chứng đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến theo chương trình chính khóa thì các trường thực hiện thu học phí như dạy học trực tiếp và theo đúng quy định.
* Nhiều vùng sâu vùng xa gặp khó khăn về điều kiện tối thiểu dạy học trực tuyến. Những vấn đề này có được đề cập để giải quyết?
- Trên thực tế, sẽ có những nơi thuận lợi, nơi khó khăn trong triển khai. Nơi nào thuận lợi có thể áp dụng hình thức dạy học này ở các mức khác nhau. Nơi nào khó khăn thì chuẩn bị dần dần, thực hiện ở mức độ phù hợp với thực tế.
Sau khi ban hành thông tư, Bộ GD-ĐT cũng sẽ hướng dẫn về tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và có thể có các đợt tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên.
Kiểm tra trực tuyến và trực tiếp
Theo dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, việc đánh giá thường xuyên với học sinh có thể thực hiện bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Nhưng đánh giá định kỳ thì bắt buộc phải áp dụng bằng hình thức trực tiếp tại trường để có sự kiểm soát chặt chẽ.
Dùng phần mềm nào?
* "Trăm hoa đua nở" của các phần mềm dạy học trực tuyến khiến các trường lúng túng và khó khăn kiểm soát chất lượng. Về việc này, Bộ GD-ĐT có quy định thống nhất không?
- Dự thảo thông tư đã quy định các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và học liệu dạy học trực tuyến. Trong đó nêu rõ hệ thống phần mềm tổ chức quản lý và dạy học trực tuyến đối với từng hình thức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì để có thể tổ chức dạy học hiệu quả.
Học liệu dạy học trực tuyến được yêu cầu xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông; đảm bảo tính khoa học, sư phạm, văn hóa, phong tục tập quán, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Học liệu này phải được hiệu trưởng các trường phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo chất lượng.
Lịch nghỉ hè mới nhất: Học sinh cả nước bắt đầu kỳ nghỉ hè dài 1,5 tháng Nhiều trường phổ thông đã tổ chức lễ bế giảng năm học 2019-2020 và cho học sinh được nghỉ hè từ đầu tuần này. Nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức lễ bế giảng năm học 2019-2020, cho học sinh nghỉ hè từ đầu tuần này. Ảnh: Sơn Tùng Với cả thầy và trò, 2019-2020 là một năm học rất đặc...