Đưa con từ cuộc sống ’số’ về cuộc sống ‘thật’, cũng phải có ‘quy trình’

Theo dõi VGT trên

Sau nhiều tháng quanh quẩn trong nhà, làm bạn với tivi, điện thoại, máy vi tính, t.rẻ e.m ở nhiều nơi kiểm soát dịch tốt dần trở lại lịch sinh hoạt như trước đây. Cha mẹ cần làm gì để cùng con chuyển từ cuộc sống “số” sang cuộc sống “thật”?

Đưa con từ cuộc sống số về cuộc sống thật, cũng phải có quy trình - Hình 1

Một học sinh tiểu học tại TP.HCM học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19 – Ảnh: TỰ TRUNG

Đã quá quen với cuộc sống gắn liền với các thiết bị số trong một thời gian dài, theo các chuyên gia, việc giúp trẻ trở về cuộc sống “bình thường mới” và giảm dần sự phụ thuộc vào các thiết bị số không phải điều đơn giản.

- ThS Nguyễn Công Bình (phó giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức): “Nhả” dần thiết bị số

Trong giai đoạn “bình thường mới”, cha mẹ cố gắng duy trì nhịp sinh hoạt thường ngày của trẻ ở mức ổn định nhất rồi mới điều chỉnh dần. Nếu lập tức thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, gây lo lắng cho trẻ. Tuy nhiên, một trong các tiêu chí cần gia giảm khi “bình thường mới” là thời gian sử dụng các thiết bị số hằng ngày của các em.

Trong nhiều tháng giãn cách, người bạn quen thuộc của các em thường là máy tính, tivi, điện thoại. Giờ đây, các gia đình cần đặt lại những quy tắc cho trẻ theo hướng giảm thời thời gian dùng thiết bị số và tăng cường các hoạt động khác.

Sự cân bằng giữa hoạt động ngoài trời và trong nhà rất quan trọng. Ở những địa phương tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, việc dần cho con ra bên ngoài như đi công viên, tập thể dục sẽ giúp cải thiện tinh thần sau mùa dịch, giảm bớt các hành vi tiềm ẩn như cáu gắt, chống đối do ở trong bốn bức tường quá lâu.

Khi “bình thường mới”, các gia đình sẽ dễ có sự trợ giúp từ người thân như ông bà, anh chị… trước đây không thể tương tác trực tiếp vì hạn chế đi lại. Cho trẻ tiếp xúc lại với người thân cũng là cách gia tăng khả năng tương tác và giảm dần sự phụ thuộc của các em vào các thiết bị công nghệ.

- ThS Nguyễn Minh Thành (giảng viên bộ môn tâm lý học Trường ĐH Hoa Sen, cố vấn chuyên môn cho Tổ chức giáo dục tích cực HEARY tại Việt Nam): Cân bằng hai hướng giải trí

Ở những địa phương vẫn còn ghi nhận số ca nhiễm đáng kể, hoạt động vui chơi vẫn chưa thể trở lại hoàn toàn. Vì vậy dù là giai đoạn “bình thường mới”, sinh hoạt của t.rẻ e.m ở những tỉnh thành này vẫn chủ yếu xung quanh khuôn viên nhà.

Nhưng nhìn chung các điều kiện để tiếp cận với các công cụ giải trí cũng đã đa dạng hơn giai đoạn giãn cách. Do đó, cha mẹ nên đảm bảo các hoạt động giải trí của con cần có đủ 2 loại hình. Một là giải trí độc lập, bao gồm việc để trẻ tự đọc sách, chơi đồ chơi… và hoạt động mang tính kết nối để vừa vui chơi, vừa gắn kết thêm tình cảm gia đình.

Cần nhớ rằng “chất lượng quan trọng hơn số lượng”. Cha mẹ khi đã ở bên con hãy biến đó thành khoảng thời gian chất lượng nhất, khi cha mẹ và con cái hoàn toàn gắn kết vào hoạt động và mang lại niềm vui cho mọi người. Không thể vừa chơi vừa tranh thủ nấu ăn, sẽ mất tính gắn kết.

Cần tinh tế quan sát các vấn đề con đang gặp phải. Sau mùa dịch, các em có thể trải qua trạng thái trầm buồn, mệt mỏi, căng thẳng, nhưng lại không nhận thức được mình đang ở trong những trạng thái đó. Vì vậy, thường xuyên đối thoại với con sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra những nguy cơ này để can thiệp.

- TS Lê Minh Thuận (giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM): Trang bị các kỹ năng “sống chung” với dịch

Video đang HOT

Khi các hoạt động quay lại bình thường, trẻ sẽ phải đi vào khuôn khổ như đến trường, hạn chế các thiết bị thông minh, sinh hoạt đúng giờ…, do đó trẻ sẽ cảm thấy bị gò bó. Cha mẹ cần thường xuyên bên cạnh an ủi, giải thích, động viên cho con.

Đối với trường hợp trẻ gặp nhiều vấn đề nặng về tâm lý không thể quay lại cuộc sống bình thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Trong tình hình mới, phụ huynh phải chú ý đến việc dạy trẻ các kỹ năng phòng chống lây nhiễm COVID-19 cần thiết, trong sinh hoạt hằng ngày và đến trường học, trong đó các kỹ năng quan trọng như thường xuyên rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách, sát khuẩn tay thường xuyên, giữ khoảng cách tối đa ở các khu vực đông người, hạn chế tụ tập… cần được thuần thục trước thời điểm trở lại trường học trực tiếp.

THU HIẾN ghi

Không vội “ép” trẻ học online dồn dập

Dù “bình thường mới”, không ít t.rẻ e.m trên cả nước vẫn hằng ngày tham gia các lớp học online. Trong khi đó, một số phụ huynh có tâm lý tận dụng giai đoạn này cho trẻ học thật nhiều các khóa từ học thêm, học tiếng Anh, đến STEM… Cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ tham gia những khóa như thế.

Thời gian tiếp xúc với màn hình máy tính vượt ngưỡng sẽ ảnh hưởng đến thị lực, đồng thời tạo thêm áp lực lên vai trẻ trước khi trở lại trường.

Các khóa học thêm online nếu có chỉ nên dừng lại ở 1-2 lớp cho mỗi trẻ. Thay vào đó, nên chú trọng hơn vào thời gian học trực tuyến chính khóa. Cha mẹ cần duy trì những hỗ trợ cho các em về sức khỏe và tinh thần để mỗi buổi học các em luôn có sự tập trung tốt nhất.

ThS Nguyễn Minh Thành

Những tiết học giải tỏa căng thẳng sau dịch

Theo BBC, các trường học ở Singapore rất quan tâm đến việc giúp học sinh trở lại cuộc sống bình thường sau giãn cách.

Nhiều trường tiểu học và trung học đã bắt đầu một tuần học bằng các buổi nói chuyện để khuyến khích học sinh bày tỏ cảm xúc của mình, nâng cao khả năng xử lý những mối lo lắng.

Các buổi nói chuyện này đều có các video hoạt hình để giúp học sinh xác định và quản lý căng thẳng, trong khi giáo viên chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để khuyến khích trẻ thảo luận tự do.

Ngoài ra, các trường cũng tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức cho giáo viên và đội ngũ tư vấn học đường về những tác động do thời gian ở trong nhà quá lâu đến sự phát triển của trẻ. Qua đó, giáo viên có hướng tiếp cận tốt nhất với các em trong những bài giảng của mình.

Đưa con từ cuộc sống số về cuộc sống thật, cũng phải có quy trình - Hình 2

Ngoài những giờ học căng thẳng, cần cho trẻ giải trí bằng các hoạt động trong nhà và ngoài trời – Ảnh: N.HUY

Trong khi đó, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cũng đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến việc giúp con ổn định tinh thần khi trở về cuộc sống bình thường thời “hậu giãn cách”.

Cha mẹ cần tạo một môi trường hỗ trợ và khích lệ cho trẻ, lắng nghe và tôn trọng những câu hỏi và biểu hiện cảm xúc của trẻ. Cần thể hiện sự ủng hộ và cho trẻ biết rằng trẻ có quyền cảm thấy bực bội hoặc lo âu để được giải tỏa.

Kế đó, phụ huynh cần giúp con tuân thủ lịch sinh hoạt và vừa học, vừa chơi bằng cách lồng ghép bài học vào các hoạt động thường nhật như nấu ăn, đọc sách hoặc vui đùa cùng cả nhà. Cha mẹ cũng có thể tham gia một nhóm cha mẹ hoặc cộng đồng nào đó để kết nối với những phụ huynh khác cùng hoàn cảnh, từ đó chia sẻ bí quyết và hỗ trợ lẫn nhau.

HOÀNG THI

Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM

Nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể tại TP.HCM đang có những việc làm thiết thực, ý nghĩ khi vận động, tặng những thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh khó khăn.

Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở TP.HCM vẫn chưa có thiết bị công nghệ để tham gia học trực tuyến cùng thầy cô, bạn bè. Thấu hiểu những khó khăn đó của các em, nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM đã phát động chương trình "Máy tính trao tay - nhận ngay tri thức". Chương trình cùng lúc quyên góp và tặng máy vi tính, máy tính bảng cũ để tặng cho các em học sinh. Những món quà này đang tiếp sức rất nhiều cho các em học trực tuyến.

Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM - Hình 1

Huỳnh Trọng Tiến ngồi học online với dàn máy vi tính vừa được tặng

Niềm vui của cậu bé lớp 2

Hơn một tuần nay, nhờ có dàn máy vi tính do Quận đoàn Bình Thạnh trao tặng, em Huỳnh Trọng Tiến, học sinh lớp 2, trường Tiểu học Lê Đình Chinh, quận Bình Thạnh đã có thể tham gia tiết học tiếng Anh cũng như nhiều tiết học trực tuyến khác cùng bạn bè và thầy cô, thay vì chỉ thui thủi tự làm bài tập một mình như trước.

Gia đình nghèo, ba mẹ của Tiến làm bốc vác thuê nhưng đều thất nghiệp 4 tháng nay. Năm học mới bắt đầu trong đợt dịch COVID-19, TP.HCM tổ chức dạy và học online, nhưng Tiến và người em kế là Huỳnh Trọng Phát đều không có máy vi tính hay điện thoại để theo học. Hoàn cảnh của các em đã được Đoàn phường 15 ghi nhận và báo cáo lên Quận đoàn Bình Thạnh. Ngay sau đó, Quận đoàn đã xuống trao tặng cho Tiến 1 dàn máy vi tính, còn nhà trường thì tặng Phát 1 chiếc điện thoại để 2 anh em có thể học online.

Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM - Hình 2

Các cán bộ Quận đoàn Bình Thạnh tới trao tặng bộ máy vi tính để học online cho em Nguyễn Nhật Anh Quốc (ở giữa)

Nhận được máy tính, cậu học trò lớp 2 - Huỳnh Trọng Tiến phấn khởi chia sẻ: "Từ khi bắt đầu năm học đến nay con không thể học online vì không có máy tính, thay vào đó là tự làm bài tập tại nhà. Nay con nhận được may con rất vui, con hứa sẽ chăm ngoan, chịu khó học thật giỏi".

Chị Đặng Thu Thảo, mẹ của 2 bé Tiến và Phát cho biết, gia đình cũng rất vui mừng khi các con được hỗ trợ máy móc để học tập. Vợ chồng chị ngày xưa không được học nhiều, phải mưu sinh bằng những công việc vất vả nên chị luôn mong các con được học hành để có tương lai tốt đẹp hơn. Vì thế, sau khi được tặng máy, chị Thảo đã nhờ người quen tới cài đặt và hướng dẫn để các con có thể bắt đầu việc học ngay.

"Dịch bệnh, phải học online khiến gia đình tôi rất lo lắng vì nhà không đủ điều kiện mua máy cho các con học. Nay chúng tôi nhận được 1 dàn máy vi tính cho bé lớp 2 học và 1 máy điện thoại để cho bé lớp 1 học online, tôi rất mừng vì con có thể được học online như các bạn", chị Thảo chia sẻ

Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM - Hình 3

Các cán bộ Đoàn thể tới trao tặng điện thoại thông minh cho một học sinh khó khăn để học trực tuyến

Nhân lên những niềm vui

Còn tại Phường 25, quận Bình Thạnh, cậu học trò lớp 8 trường THCS Thanh Đa - Nguyễn Nhật Anh Quốc cũng vui khi được tặng một dàn máy vi tính để tham gia học trực tuyến cùng bạn bè. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ cũng bỏ đi sau đó, Quốc và anh trai lớn lên trong sự yêu thương, chở che của ông bà nội.

Nhưng mới đây, dịch COVID-19 đã cướp đi ông nội của em. Còn mỗi mình bà đã lớn t.uổi, làm tạp vụ và thất nghiệp 5 tháng nay nên dù rất thương cháu, bà cũng chẳng có cách nào mua nổi chiếc điện thoại cho cháu học online. Thế nên Quốc và anh trai phải học chung trên một máy điện thoại và việc học của Quốc thường xuyên bị gián đoạn.

Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM - Hình 4

Đoàn viên thanh niên địa phương tới tặng và lắp đặt dàn máy tính để giúp cho một em học sinh học trực tuyến

May thay, mọi việc đã được cải thiện hơn 2 tuần nay, khi Nguyễn Nhật Anh Quốc được Quận đoàn Bình Thạnh tặng cho một bộ máy vi tính với đầy đủ micro, headphone và camera.

"Nhận được máy, việc học của con không còn vất vả như trước nữa. Dàn máy này giúp cho con nhìn thấy thầy cô rõ hơn, có camera, màn hình to hơn nên con cũng dễ thấy bài giảng của thầy cô. Cảm ơn các chú đã giúp cho con có dàn máy để học", Nguyễn Nhật Anh Quốc nói.

Hai anh em Tiến - Phát và Quốc chỉ là 3 trong số hơn 1000 học sinh khó khăn đã được Thành đoàn và các cơ sở đoàn trên địa bàn TP.HCM trao tặng các thiết bị phục vụ cho việc học trực tuyến trong 1 tháng qua. Anh Nguyễn Đức Trung - Trưởng Ban Thanh niên trường học Quận Đoàn Bình Thạnh cho biết, trong tháng 10, khi TP.HCM đã nới lỏng giãn cách, Quận đoàn hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ chung tay để chăm lo được cho nhiều em hơn.

Thiết bị học tập trực tuyến đến với học sinh khó khăn tại TP.HCM - Hình 5

Nhờ những thiết bị được tặng mà nhiều học sinh khó khăn tại TP.HCM có điều kiện học trực tuyến

"Hiện tại, Quận Đoàn đang đáp ứng theo số lượng đề xuất được gửi lên. Rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các nhà tài trợ để các em có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được các thiết bị để tiếp tục công việc học tập hơn nữa", anh Nguyễn Đức Trung cho hay.

Chương trình "Máy tính trao tay - nhận ngay tri thức" vẫn đang được Thành đoàn TP.HCM triển khai tiếp trong tháng 10 này để đảm bảo cho tất cả các em học sinh ở TP đều có điều kiện học tập trực tuyến. Các nhà hảo tâm hay người dân muốn quyên góp máy tính bàn, máy tính bảng, laptop hay điện thoại thông minh mới hoặc cũ thì có thể liên hệ với các cơ sở Đoàn tại địa phương để trao tặng cho các em./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

EURO 2024: Yamal và Guler thiết lập thành tích có 1-0-2 trong lịch sử EURO

Sao thể thao

11:23:24 08/07/2024
Lamine Yamal và Arda Guler thiết lập thành tích kiến tạo có một không hai trong lịch sử EURO ở giải đấu tại Đức Hè 2024.

Loạt túi hiệu nghìn đô của "mối tình đầu quốc dân" Suzy

Phong cách sao

11:21:06 08/07/2024
Sở hữu khối tài sản đáng mơ ước sau nhiều năm làm việc chăm chỉ trong làng giải trí Hàn Quốc, nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng Bae Suzy không ngần ngại chi t.iền cho những chiếc túi xách đắt t.iền đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng.

Mỹ nhân Việt tận dụng cơm nguội, bã carot để làm đẹp, kết quả thế nào?

Làm đẹp

11:20:46 08/07/2024
Dù là hoa hậu hay ngọc nữ thì người đẹp Vbiz cũng áp dụng các phương pháp dưỡng da cực đơn giản, đôi khi rất độc-lạ khiến nhiều người cũng phải trầm trồ.

Cách bố trí ổ cắm điện trong nhà, ai cũng nên biết

Sáng tạo

11:20:09 08/07/2024
Bước đầu tiên là xác định vị trí đặt các thiết bị điện tử trong nhà như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy tính,... Việc này sẽ giúp bạn xác định được số lượng ổ cắm cần thiết và vị trí lắp đặt phù hợp.

Những điểm tham quan hấp dẫn tại thủ đô Yerevan của Armenia

Du lịch

11:15:22 08/07/2024
Với hơn 2.800 năm lịch sử, Yerevan mang trong mình nhiều câu chuyện và di sản văn hóa quý giá. Du khách đến đây sẽ được khám phá những công trình kiến trúc cổ kính, bảo tàng đầy ấn tượng và những quảng trường sôi động.

Tối nay chưa biết ăn gì, chỉ cần nấu bát canh này vừa ngon vừa bổ

Ẩm thực

11:13:18 08/07/2024
Canh cá thác lác nấu măng có vị ngọt thanh xen lẫn chua dịu, phần chả cá dai giòn cực hấp dẫn. Dù thời tiết nóng bức, mệt mỏi đến mấy, cả nhà vẫn sẽ hào hứng với bữa cơm tối nhờ món canh này.

Lý do khiến người đàn ông nước ngoài đi 1.000 km sang Việt Nam chữa bệnh

Sức khỏe

11:08:52 08/07/2024
Sau khi được người thân giới thiệu, cụ ông 77 t.uổi sống tại Viêng Chăn (Lào) đã đi 1.000 km sang Việt Nam để mổ mắt.

S.T Sơn Thạch: "Có hơi mạo hiểm với cú nhào lộn, nhưng đáng!"

Nhạc việt

10:58:22 08/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai , S.T Sơn Thạch đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn đầy bất ngờ và ấn tượng trong nhóm Anh Tài Bí Ẩn.

Những nẻo đường gần xa - Tập 31: Bảo bất ngờ chuyển t.iền cho bố mẹ

Phim việt

10:46:31 08/07/2024
Bà Châu nhận được 5 triệu đồng do Bảo (Kiên Trần) gửi. Điều này khiến vợ chồng bà vô cùng hoang mang bởi chưa bao giờ được con trai gửi t.iền cho như vậy.

Đã có câu trả lời về nghi vấn Băng Di chia tay bạn trai Việt kiều sau 8 năm yêu

Sao châu á

10:39:55 08/07/2024
Việc cùng nhau lộ diện đã chứng minh Băng Di và Justin Chiêm hiện vẫn bên cạnh nhau chứ không căng thẳng như tin đồn.

Hoa hậu, á hậu gây tranh luận khi tham gia show hẹn hò "Đảo thiên đường"

Tv show

10:30:54 08/07/2024
Tập 1 chương trình truyền hình thực tế về hẹn hò đầu tiên tại Việt Nam lên sóng tối 6/7 chính thức hé lộ danh tính người chơi, trong đó có Hoa hậu Thu Uyên và Á hậu Bùi Khánh Linh.