Đưa chữ đến bản đuổi cái nghèo

Theo dõi VGT trên

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, trong đó có gần 10 năm gắn bó với các lớp học xóa mù ở huyện miền núi của Nghệ An nhưng cô Thanh vẫn không khỏi xúc động mỗi khi học viên mình giảng dạy biết đọc, biết viết.

Họ dùng những kiến thức học được để áp dụng vào cuộc sống.

Đưa chữ đến bản đuổi cái nghèo - Hình 1

Lớp học xóa mù chữ ở Nghệ An. Ảnh NVCC.

Biết chữ để xóa nghèo

Năm 2014, cô Lê Thị Hồng Thanh – giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Cam Lâm (huyện Con Cuông, tỉnh nghệ An) cùng đồng nghiệp tham gia vận động người dân đến lớp xóa mù chữ tại bản Liên Hồng, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Quá trình đến nơi vận động, cô Thanh hiểu hơn ai hết những khó khăn, vất vả của người dân khi không biết chữ.

Thấy được sự nhiệt tình, tận tâm và tạo được lòng tin trong bà con năm đó, cô Thanh được Ban giám hiệu nhà trường động viên tham gia giảng dạy cho lớp xóa mù chữ tại bản Hồng Liên.

Cô Thanh nhớ lại: “Những năm đó để vận động người dân đến với lớp xóa mù chữ tôi và đồng nghiệp phải đến tận nhà vận động, phân tích, giảng giải cho họ hiểu để họ không mặc cảm, tự ti khi lớn tuổi rồi mới đi học. Đối với những người ngại, trốn không muốn gặp, chúng tôi phải nhờ đến cán bộ phụ nữ, già làng, trưởng bản đi vận động cùng.

Nhiều hôm, học viên bỏ học dẫu trời mưa đường lầy lội, ban đêm không thấy gì nhưng cô Thanh cùng một số học viên khác băng rừng đến tận nhà để vận động học viên đi học.

“Cũng may, người dân dần dần hiểu và không còn bỏ học nữa, lớp học cũng rôm rả, phấn chấn hơn nhiều, bản thân người giáo viên như tôi cũng được khích lệ rất nhiều”, cô Thanh kể.

Đưa chữ đến bản đuổi cái nghèo - Hình 2

Cô Lê Thị Hồng Thanh – giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Cam Lâm (huyện Con Cuông, tỉnh nghệ An) dạy cho lớp xóa mù chữ. Ảnh NVCC.

Gần 10 năm gắn bó, dạy lớp xóa mù chữ cô Thanh hiểu hơn ai hết những thiệt thòi của người không biết chữ, đặc biệt là phụ nữ. Bởi vậy, mỗi buổi học cô luôn cố gắng đơn giản hóa kiến thức để quá trình tiếp thu bài không bị nặng, cảm thấy hứng thú trong quá trình học.

Cô Thanh kể lại: “Tôi nhớ, một học viên của tôi kết thúc khóa học lên ngân hàng vay vốn để về phát triển kinh tế. Sau khi nhân viên ngân hàng làm xong thủ tục yêu cầu chị đưa tay ra điểm chỉ vào đơn vay vốn. Lúc đó, chị ấy tự tin nói tôi biết chữ, tôi có thể đọc hiểu nội dung và tự ký vào đơn không phải dùng vân tay để điểm. Nghe xong nhân viên ngân hàng rất bất ngờ bởi sự tự tin của học viên đó.

Không những vậy, nhiều người sau khi biết chữ họ còn dạy con học, khuyên con biết nâng niu giá trị của con chữ và chính con chữ thay đổi cuộc đời như thế nào”.

Được biết, lớp học xóa mù chữ do cô Thanh giảng dạy chủ yếu là học viên người đồng bào dân tộc Thái, độ tuổi ngoài 30 đến 60 tuổi.

Năm học 2021-2022, ngành giáo dục Nghệ An đã xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ cho hơn 610 người. Học viên chủ yếu thuộc các địa bàn miền núi như là: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong.

Nỗ lực hết sức để xóa mù chữ

Video đang HOT

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Minh Hoa, chuyên viên chính Phòng GDCN-GDTX Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, số lượng người mù chữ ở Nghệ An chủ yếu tập trung ở 6 huyện miền núi. Họ là những người đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, để công tác xóa mù chữ hiệu quả ngành Giáo dục Nghệ An đã phối hợp với các trường tiểu học, bộ đội biên phòng trong việc mở lớp.

Bà Hoa cũng cho biết: “Đối tượng mù chữ tập trung từ độ tuổi lao động, ở vùng địa hình đặc biệt khó khăn. Họ đa phần là phụ nữ, người trụ cột lao động nên việc huy động đi học rất khó.

Đưa chữ đến bản đuổi cái nghèo - Hình 3

Quá trình vận động, các thầy cô chịu khá nhiều áp lực từ phía gia đình. Nhiều gia đình có suy nghĩ phụ nữ đã chồng, con học để làm gì?

Theo đó, chúng tôi lại phải nhờ đến sự vận động của hội phụ nữ, già làng trưởng bản, đoàn thanh niên. Bên cạnh đó, ban ngày họ đi làm ban đêm các thầy cô lại phải băng rừng đến tận nhà vận động”.

Chính từ thực tế đó, ngành giáo dục Nghệ An đặc biệt chú trọng đến lựa đội ngũ giáo viên dạy lớp xóa mù chữ.

“Chúng tôi ưu tiên những thầy cô là người đồng bào dân tộc vì họ biết ngôn ngữ, am hiểu văn hóa, tập quán của bà con để quá trình vận động cũng thuận lợi hơn.

Đồng thời, các thầy cô phải là người biết cảm thông, chia sẻ và đồng hành cùng học viên. Ngoài những giờ học, có thể chia sẻ các kỹ năng về nuôi dạy con, vướng mắc cuộc sống”, bà Hoa nói.

Bản thân bà Hoa đồng hành cùng chương trình xóa mù chữ từ 2015, không ít lần bà đã rơi nước mắt khi nghe những tâm sự của các học viên tại lớp xóa mù chữ.

Bà Hoa kể: “Trong một lần lên thăm một lớp học xóa mù chữ, tôi được nghe các bạn học viên chia sẻ họ muốn biết chữ để có thể để xem được tin nhắn, đọc được thư của con từ xa gửi. Hay có thể tự mình ký vào đơn để vay vốn ngân hàng về phát triển kinh tế. Những mong muốn những tưởng rất nhỏ nhưng đối với họ thì thực sự rất lớn”.

Năm học 2021-2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; Công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, Trung học cơ sở mức độ 2.

Tỷ lệ dân số 15-25 tuổi mù chữ: 523/499.684 (0,1%).

Tỷ lệ dân số 15-35 tuổi mù chữ mức độ 2: 4336/1194119 (0,36 %).

Tỷ lệ dân số 15-60 tuổi mù chữ mức độ 2: 20.096/2.244.944 (0,9 %).

Năm học 2021-2022: Tập trung ở 03 huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong có tỷ lệ người mù chữ cao là người dân tộc thiểu số trong độ từ 35-60 tuổi: tổng số 564 học viên/39 lớp (trong đó 466 học viên /31 lớp xóa mù chữ; 98 học viên/ 8 lớp GDTTSBC).

Vui buồn gieo chữ

Một thời gian khổ, gắn bó với Tây Bắc 15 năm, nay người còn người mất, ai cũng thấy bùi ngùi, thương nhớ trong lần gặp mặt hiếm hoi...

Vui buồn gieo chữ - Hình 1

Nhà văn - nhà giáo Lê Xuân.

Tôi thuộc lớp người sinh ra trước Cách mạng tháng Tám một năm. Phong trào Bình dân học vụ được Bác Hồ phát động lúc tôi được hơn một tuổi chưa biết gì. Song, chỉ thấy ba tôi đi suốt ngày, hỏi ra mới biết ba đi hoạt động cách mạng trong phong trào Việt Minh và giờ đang tham gia dạy xóa nạn mù chữ cho bà con trong xã.

Cũng nhờ phong trào này mà mẹ tôi và các anh chị tôi được đi học biết chữ. Sau này lớn lên tôi càng hiểu rõ việc diệt "giặc dốt" là rất quan trọng. Và bản thân, tiếp bước cha anh, tôi lại theo nghề dạy học, tham gia dạy bổ túc văn hóa cho tới ngày nghỉ hưu.

Biết bao kỷ niệm vui buồn theo tôi từ những lớp học Bình dân học vụ sau Cách mạng tháng Tám đến các lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học... Rồi ra trường lên Tây Bắc khi dạy ở Trường Sư phạm Nghĩa Lộ (Yên Bái), tôi lại tham gia dạy xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc. Khi dạy sư phạm, phổ thông, khi làm cán bộ chuyên môn ở Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, phụ trách Trung tâm Giáo dục thường xuyên (thực chất là các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ, công nhân và học sinh quá độ tuổi đi học phổ thông) tôi vẫn có duyên với bổ túc văn hóa.

Nhớ lại chỉ một ngày sau Cách mạng tháng Tám thành công, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3/9/1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch "Chống nạn mù chữ". Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Đến ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành ngay sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. Việc học chữ quốc ngữ bắt buộc cho tất cả mọi người.

Đầu tháng 10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi chống nạn thất học". Bác viết: "Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí... Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào Bình dân học vụ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết...".

Người dân đã bảo nhau: "Cụ Hồ lo việc học hành/ Chỉ mong non nước rạng danh muôn đời". Phong trào Bình dân học vụ nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học được mở khắp nơi, trong nhà dân, trong đình chùa... chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, và lấy cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng là đã thành lớp học, không có phấn thì dùng gạch non, than củi để viết.

Vui buồn gieo chữ - Hình 2

Một lớp Bình dân học vụ. Ảnh: Tư liệu.

Các đội nhi đồng cứu quốc, đốt đuốc, khua trống ếch đi quanh làng cổ động người dân đi học. Tại các nơi nhiều người qua lại, như các ngõ xóm, điếm canh, cổng đình, cổng làng, người ta treo nong, nia, mẹt trên viết các chữ cái bằng vôi để ai đi qua cũng có dịp đọc, ôn các chữ đã học. Cách học được ca dao hóa:

i, t (tờ), có móc cả hai.

i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang

e, ê, l (lờ) cũng một loài.

ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn

o tròn như quả trứng gà

ô thì đội mũ, ơ là thêm râu

o, a hai chữ khác nhau

vì a có cái móc câu bên mình.

Để thúc giục người dân học chữ, một số nơi còn dựng "cổng sáng" và "cổng mù" ở đầu chợ để "đố chữ". Người muốn vào chợ phải đọc vài chữ, ai đọc được thì cho đi "cổng sáng" sạch sẽ. Ai không biết đọc thì phải đi "cổng mù", "cổng tối" có sình lầy, cỏ gai để vào chợ. Có những câu ca dao lấy tiêu chuẩn biết "xóa mù" làm nét đẹp hơn hình thức: "Hỡi cô má đỏ hồng hồng/ Vì cô mù chữ cho chồng cô chê".

Sau này lớn hơn, khoảng 5 - 6 tuổi, tôi được ba dạy cho biết 24 chữ cái rồi đưa đến nhà một ông "giáo làng" để xin học chữ quốc ngữ và toán (bây giờ gọi là lớp mẫu giáo). Mỗi tối tôi thường cùng các bạn thiếu niên đi rước đuốc, gõ trống để kêu gọi người dân ra đình học lớp xóa mù chữ. Theo thống kê thì lúc đó dân ta hơn 95% là mũ chữ.

Phong trào Bình dân học vụ ngày càng rầm rộ khắp thôn cùng ngõ vắng sau khi ta tạm thời diệt được "giặc đói", còn "giặc ngoại xâm" phải đánh lâu dài. Những năm 1954 - 1956 thì việc xóa mù chữ càng phát triển mạnh. Người cày có ruộng, đời sống người dân sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã được cải thiện, nên việc học càng được ưu tiên hơn. Tới đâu ta cũng thấy có các lớp bổ túc văn hóa trong nhà, ngoài đình cho đủ mọi lứa tuổi. Bên ngọn đèn dầu leo lét từ em nhỏ tới cụ già thi nhau đánh vần a, b, c theo tiếng gõ thước lên bảng của người dạy.

Những năm học cấp 1 ở xã hay học cấp 2, cấp 3 ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), dịp nghỉ hè ba tháng, tôi lại tham gia dạy bổ túc văn hóa, hoặc đi viết khẩu hiệu trên tường, trên nong nia của mỗi nhà để ngoài cổng, cổ vũ cho phong trào "xóa mù". Ví dụ viết những câu dao như: "Chúng ta vâng lệnh Cụ Hồ/ Cả nhà học tốt giành cờ thi đua". Hay "Học là học để làm người/ Biết điều nhân nghĩa, biết lời thị phi". Hoặc "Làm người muốn được khôn ngoan/ Phải ra sức học đàng hoàng mới hay".

Sau này khi đi dạy học, tôi vẫn tiếp tục tham gia dạy các lớp bổ túc văn hóa ban đêm cho nhiều đối tượng. Năm mới ra trường, tôi xung phong lên miền núi Tây Bắc dạy học theo phong trào "Ánh sáng văn hóa" đem chữ Cụ Hồ tới với đồng bào vùng cao của Khu tự trị Tây Bắc, theo lời kêu gọi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ: "Tây Bắc là hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc". Ngoài giờ lên lớp chính thức ở Trường Sư phạm dân tộc Nghĩa Lộ, thì ngày Chủ nhật và tối thứ 7 tôi dạy lớp bổ túc văn hóa cho bà con dân tộc Thái, Tày ở các bản Đại Lịch, Thanh Lương, Phúc Sơn, Nghĩa Sơn... Làm sao để bà con nơi đây biết đọc, biết viết, biết ký các giấy tờ khi cần là tốt rồi, để họ khỏi phải điểm chỉ nữa.

Những năm 1966 - 1975, tôi dạy xóa mù chữ theo phương pháp dạy bài thơ hay bài hát đơn giản cho họ thuộc trước. Sau đó mới phân ra từng chữ theo các câu. Với cách dạy này thì chỉ sau 3 tuần là người học biết được 24 chữ cái và ghép vần để đọc.

Chúng tôi thường lấy bài Quốc ca ra dạy, một công đôi việc. Người học vừa thuộc bài Quốc ca để tỏ lòng yêu nước vừa biết được các chữ cái trong bài đó để ghi nhớ, rồi từ đó suy ra các chữ khác. Ví dụ câu: "Đoàn quân Việt Nam đi", thì có các chữ cái: đ, o, a, n, q, u, â, v, i, ê, t, m... Từ đó tập ghép vần (Ví dụ chữ đoàn: thì đọc là: oa nờ oan, đờ oan đoan, huyền đoàn). Sau 3 tháng học thì cơ bản người dân đã biết đọc biết viết những câu đơn giản.

Những năm về làm cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục huyện Văn Chấn (Yên Bái), tôi được phân công phụ trách mảng bổ túc văn hóa của các huyện, thị. Mỗi lần đi kiểm tra từ trung tâm thị xã tới các xã vùng cao xa nhất là hơn 100km, đi bộ mất gần 3 ngày mới tới, đi xe đạp thì vừa đi vừa dắt mất hơn một ngày. Khi trời tối thì vào nhà dân bản hoặc vào trường học, cơ quan nào gần đường xin nghỉ qua đêm. Dân bản hoặc anh em các cơ quan tốt lắm, gặp nhau là quý như anh em một nhà.

Vào nhà của người dân tộc thiểu số, thì câu hỏi trước tiên của họ là "Cán bộ ăn cơm nhà ta đi", rồi họ mời ngồi bên bếp lửa cho ấm. Một lát đã thấy "ải êm" (cha mẹ), hoặc "noọng" (em gái) đem cơm nếp để trong cái "ớp" ra mời "kin khẩu" (ăn cơm). Họ lấy vài thẻ thịt heo hay thịt thú rừng treo trên gác bếp xuống, cho vào bếp nướng vài phút là chín, đem ra ăn với xôi, đôi khi lại có cả măng vầu nướng chấm muối ớt hoặc trái cọ, trái trám muối chua, ăn ngon lắm. Vừa ăn vừa uống rượu nói chuyện vui vẻ... Sáng ra lại đi...

Có lần vượt đèo Lũng Lô khi lên 7km, khi xuống 5km, hoặc vượt đèo Khau Phạ ở huyện Mù Cang Chải cả lên và xuống dốc gần 30km. Rồi các đèo Ách, đèo Bẳn, đèo Cuồng... vất vả vô cùng. Nhưng khi đến với các lớp học bổ túc văn hóa ở vùng cao, dù lớp chỉ vài ba học viên ở trình độ khác nhau, nhưng vẫn thấy vui, quên cả mệt nhọc và các thấy thương các thầy cô giáo lắm. Nhà thơ Lê Đình Cánh đã viết: "Em đi "bán chữ" trên rừng/ Đã qua mặn ngọt, đã từng cay chua/ Đất nghèo, chữ ít người mua/ Ế hàng không nỡ phân bua nửa lời..." (Em đi).

Năm 2018, sau gần 40 năm xa Nghĩa Lộ, tôi trở lại thăm con người và mảnh đất nơi đây. Tất cả đã đổi thay nhiều. Nhà cao tầng, nhà hàng khách sạn mọc lên ở thị xã Nghĩa Lộ, các bản làng hầu như không còn túp lều lợp bằng cỏ tranh mà thay vào đó là nhà lợp gỗ hay lợp ngói, lợp tôn hoặc phibro xi măng. Nhiều em hồi học Sư phạm, học bổ túc văn hóa nay đã là cán bộ huyện, cán bộ xã phần lớn cũng đã lần lượt nghỉ hưu. Vây quanh vòng xòe cùng múa với các em hát lại những bài ca năm xưa mà lòng thấy rưng rưng, lưu luyến...

Vui buồn gieo chữ - Hình 3

Vẻ đẹp Nghĩa Lộ. Ảnh: TL.

Em Sùng A Vư dân tộc Mông làm cán bộ huyện, em Lường Thị Yên làm ở Đài Phát thanh thị xã Nghĩa Lộ, em Nguyễn Thị Thuận, Trần Thị Nghĩa làm Hiệu trưởng trường Tiểu học... và các thầy cô giáo trường sư phạm bên mâm cơm ly rượu ôn lại kỷ niệm xưa - một thời gian khổ, gắn bó với Tây Bắc 15 năm. Nay người còn người mất, ai cũng thấy bùi ngùi, thương nhớ trong lần gặp mặt hiếm hoi này.

Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, chiến tranh biên giới nổ ra, tôi lại được tăng cường cho giáo dục miền Nam do Bộ Giáo dục Đào tạo điều động. Có lẽ tôi có duyên với bổ túc văn hóa hay sao, mà khi về Cần Thơ là Sở Giáo dục phân công ngay về dạy Trường Bổ túc văn hóa công nông cấp 2-3 Lý Tự Trọng. Đây là ngôi trường có tiền thân là Trường Bổ túc văn hóa công nông Lý Tự Trọng từ trong chiến khu hồi những năm 1962 - 1963, đóng ở huyện Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) để dạy cho con em cán bộ, chiến sĩ, tạo nguồn cán bộ cho khu Tây Nam bộ. Sau giải phóng miền Nam, trường được chuyển về thành phố Cần Thơ, lúc đó thuộc tỉnh Hậu Giang.

Bấy giờ đối tượng đi học ở Trường Bổ túc văn hóa công nông cấp 2-3 Lý Tự Trọng là cán bộ và con em gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, nên được Nhà nước nuôi hoàn toàn. Các em chỉ học 2 năm 3 lớp mà khi ra trường đều trưởng thành, là nhưng cán bộ cốt cán cho các sở, ban, ngành. Nếu kể cả các em học trong chiến khu cho tới năm 1990, thì có em đã làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục như bà Đặng Huỳnh Mai (quê Vĩnh Long), bà Phạm Phương Thảo - Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM (quê Bạc Liêu), Trung tướng Nguyễn Việt Quân, Thiếu tướng Vũ Cao Quân (Quân khu 9), Bí thư Thành ủy Cần Thơ - Trần Quốc Trung, Giám đốc Sở Công an Cần Thơ - Nguyễn Văn Thuận, Phó Chủ tịch tỉnh Cần Thơ - Tô Minh Giới, Giám đốc Sở GD-ĐT Cần Thơ - Huỳnh Thị Ngô Minh...

Năm 1990, Trường Bổ túc văn hóa công nông cấp 2-3 Lý Tự Trọng giải thể sau gần 30 năm làm nhiệm vụ đào tạo văn hóa cho hàng ngàn cán bộ nguồn cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trang sử vàng của Trường Bổ túc văn hóa công nông cấp 2-3 Lý Tự Trọng khép lại bằng sự tuyên dương của Chính phủ với danh hiệu "Anh hùng Lao động" cho nhà trường. Trường lại đổi tên và mở ra một trang sử mới là Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, đào tạo học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài cho Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài dạy các lớp của Trường Bổ túc văn hóa công nông cấp 2-3 Lý Tự Trọng, tôi còn đi dạy thêm ban đêm cho các lớp bổ túc văn hóa của Trung tâm giáo dục thành phố Cần Thơ theo lời mời của các trường đó. Dạy bổ túc văn hóa có điều khó hơn dạy các lớp phổ thông, vì đa phần người học bị hổng kiến thức cơ bản ở các lớp dưới, hoặc vì bận công việc mà không có thời gian ôn luyện. Người dạy lại phải biết tâm lý lứa tuổi các đối tượng học trong một lớp. Có em đang học dở cấp 2 vì hoàn cảnh phải nghỉ học, có anh chị là bộ đội, công an, công nhân xí nghiệp, có người trên dưới 60 tuổi... đa số là vừa đi học vừa đi làm. Tuy vậy mà nhiều em rất thành đạt, sau này giữ các chức vụ chủ chốt ở các Sở, ban, ngành, đoàn thể...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhận miễn phí hai game bom tấn trị giá 600.000 VND, người chơi quá hài lòng về chất lượng

Nhận miễn phí hai game bom tấn trị giá 600.000 VND, người chơi quá hài lòng về chất lượng

Mọt game

07:05:34 22/02/2025
Bảy năm sau ngày ra mắt, Epic Games Store vẫn tiếp tục duy trì cam kết của mình, tặng miễn phí ít nhất một tựa game mỗi tuần cho người chơi.
Chị tôi từ thiên kim tiểu thư trở thành bà đồng nát kiếm tiền nuôi con nhỏ, 15 năm sau nhà chồng mới xuất hiện và làm 1 việc khó chấp nhận

Chị tôi từ thiên kim tiểu thư trở thành bà đồng nát kiếm tiền nuôi con nhỏ, 15 năm sau nhà chồng mới xuất hiện và làm 1 việc khó chấp nhận

Góc tâm tình

07:04:30 22/02/2025
Đồng nát chị cũng đã từng làm miễn sao có tiền mua bỉm sữa cho con. Tôi có 1 chị họ con nhà bác ruột, chị ấy tính tình xởi lởi, lúc nào cũng cười đùa pha trò nên ai cũng quý
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Sao châu á

06:33:46 22/02/2025
Hoàng Cảnh Du lộ ảnh hẹn hò ở Phú Quốc, nhưng Trương Nghê Thượng lên tiếng phủ nhận. Đến chiều ngày 21/2, vợ cũ Hoàng Cảnh Du lớn tiếng mắng mỏ, tag hẳn Trương Nghê Thượng
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Ẩm thực

06:29:06 22/02/2025
Thành phẩm món ăn cũng vô cùng hấp dẫn ngay khi được đặt lên bàn. Chúng ngọt mềm và xốp với hương thơm từ củ mài, thịt cùng với đậu nành Nhật bên dưới thấm đẫm nước súp.
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.