Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Hướng đến một nền giáo dục mở
Góp ý cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khoá XIV (nhiệm kỳ 2016 – 2020), nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp, cho biết, việc sửa đổi Luật Giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng pháp lý để thúc đẩy GD-ĐT của đất nước phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Người thầy quyết định chất lượng giáo dục
Cả nước, đặc biệt đội ngũ giảng viên, giáo viên, đang hết sức hồi hộp chờ đợi kết quả Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến. Trong Dự thảo Luật GD lần này, ông quan tâm đến vấn đề nào nhất?
Tôi quan tâm nhiều nhất đến vấn đề giảng viên, giáo viên. Bởi vì giảng viên, giáo viên không chỉ là máy cái, là người truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống, như người cha người mẹ dạy dỗ các em sinh viên, học sinh đạo đức cũng như những kinh nghiệm trong cuộc sống. Người giảng viên, giáo viên có tâm, có tầm, có tài thì mới có thể đào tạo ra được thế hệ sinh viên, học sinh đảm bảo chất lượng, có đức có tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người xưa đã nói đến rất nhiều vai trò của giảng viên, giáo viên như “không thầy đố mày làm nên”. Người thầy quyết định tất cả vấn đề về chất lượng cũng như đạo đức của sinh viên, học sinh.
Trong thời đại mới, vai trò của người thầy đóng vai trò quan trọng. Giảng viên, giáo viên là người GD-ĐT sinh viên, học sinh – thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước; truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, đào luyện họ hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, trở thành những lớp người có ích cho đất nước.
Chính sách lương của nhà giáo và miễn học phí cho học sinh THCS là những nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm. Ông suy nghĩ như thế nào khi 2 nhóm chính sách này được đưa ra khỏi dự thảo Luật?
Xuất phát từ vị trí vai trò của người thầy, chính sách đãi ngộ của người thầy đặc biệt quan trọng, để người thầy toàn tâm toàn ý tập trung vào chuyên môn, chăm lo đến thế hệ sinh viên, học sinh và yên tâm công tác.
Chỉ khi nào có nguồn thu nhập ổn định, thì người thầy mới có điều kiện tốt nhất để tích lũy kiến thức, để tập trung trí tuệ cao nhất cho việc giảng dạy, giáo dục thế hệ học trò. Tạo điều kiện để người thầy được đào tạo ở trình độ cao về học vấn cả về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học giáo dục; phải nắm vững phương pháp dạy học theo xu thế dạy học lấy sinh viên, học sinh làm trung tâm; phải được trang bị những tri thức cơ bản về công nghệ thông tin và ứng dụng vào trong quá trình dạy học. Người thầy không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà còn là một nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội….
Chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên, học sinh, nhất là đối với những gia đình nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần cân nhắc cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và đặc thù của từng cơ sở, đối tượng được GD-ĐT để vừa tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, học sinh, vừa đảm bảo được chất lượng giáo dục, đào tạo và tính khả thi của Luật.
Tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này cũng bổ sung vào điều 29 nội dung “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa”. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất trong cả nước và việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính linh hoạt. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Sự sửa đổi, bổ sung lần này đã tạo ra một sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của giáo dục phổ thông, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đảm bảo hội nhập quốc tế, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông tiến tới bảo đảm hội nhập quốc tế; bảo đảm cho HS học hết THCS có tri thức phổ thông nền tảng, học THPT phải tiếp cận với nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn sau THPT.
Trong dự thảo đưa ra một chương trình nhiều bộ SGK nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong xã hội, phù hợp với năng lực, trình độ của người học. Chương trình này phải thống nhất trong cả nước, tạo điều kiện để việc thực hiện đảm bảo tính linh hoạt, hướng đến việc xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp.
Sắp tới các trường sư phạm bỏ chế độ miễn học phí cho sinh viên bằng vay tín chỉ, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Việc bỏ chế độ miễn học phí cho sinh viên bằng vay tín chỉ cần tính toán, cân nhắc để không tạo ra áp lực cho sinh viên, học sinh.
Với chính sách mới này chúng ta nên tính toán, đánh giá kỹ tác động của nó đối với đối tượng chịu sự tác động.
Là đại biểu Quốc hội, ông kỳ vọng gì từ việc sửa đổi Luật GD lần này?
Theo tôi quan trọng nhất là tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, đảm bảo giáo dục có hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân, phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân, quan trọng là để thế hệ học trò sống tốt hơn và làm việc có hiệu quả hơn.
Chúng ta sửa đổi Luật GD thì phải hướng đến việc xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Phấn đấu đến năm 2030 nền GD đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khoá XIV
“Những tác động và kết quả giáo dục của giảng viên, giáo viên đối với sinh viên, học sinh vừa có tác dụng đặt nền móng, vừa có tác dụng định hướng, dẫn dắt cho quá trình phát triển nhân cách. Sự phát triển tương lai của sinh viên, học sinh phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của giảng viên, giáo viên. Giảng viên, giáo viên chính là “kỹ sư thiết kế nên tâm hồn” sinh viên, học sinh thông qua “dạy chữ”, “dạy người”. Giảng viên, giáo viên phải giáo dục nhân cách sinh viên, học sinh bằng chính nhân cách của mình, cho nên không có máy móc nào hiểu được con người, tác động đến con người sâu sắc bằng chính con người”.
Ông Đỗ Đức Hồng Hà
Trịnh Huyền (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Chính sách đối với giáo viên mầm non phải được quan tâm hàng đầu
Ngày 22/12, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức "Tọa đàm chuyên gia sửa đổi bổ sung những quy định liên quan đến giáo dục mầm non trong Luật Giáo dục". Chủ trì tọa đàm có bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGD TNTN&NĐ của Quốc hội.
Toàn cảnh tọa đàm
Đến tham dự tọa đàm có ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu QH TP Hà Nội, ông Vũ Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cùng nhiều đại biểu, chuyên gia giáo dục.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Ngô Thị Minh cho biết, thực hiện nhiệm vụ thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD và Dự án Luật sửa đổi bổ sung của Luật Giáo dục Đại học, Ủy ban Giáo dục Văn hóa Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tọa đàm với mong muốn các đại biểu bày tỏ quan điểm về những nội dung trong bản dự thảo, những điểm còn nhiều ý kiến khác nhau để ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện chỉnh sửa bản dự thảo Luật Giáo dục, đặc biệt là những quy định liên quan đến giáo dục mầm non.
Bà Ngô Thị Minh , Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội phát biểu tại tọa đàm
Coi giáo dục mầm non là vấn đề an sinh xã hội
Góp ý cho sửa đổi Luật Giáo dục, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, tham khảo kinh nghiệm của các nước thì nhiều nước không đưa giáo dục mầm non điều chỉnh trong Luật Giáo dục mà điều chỉnh trong lĩnh vực an sinh xã hội, vì giáo dục mầm non chủ yếu là chăm sóc y tế, phát triển thể chất, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, thông qua vui chơi, giải trí để các cháu nhận biết xung quanh.
Chính sách nhà nước tập trung cho tạo điều kiện để người mẹ chăm sóc con trong độ tuổi mầm non đó là tăng thời gian nghỉ đẻ và thực hiện chế độ phụ cấp bằng tiền cho người mẹ khi đẻ và nuôi con. Ở những nơi nhà nước có nhu cầu, nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập các cơ sở tư thục chăm sóc trẻ ở tuổi mầm non. Chi phí do cha mẹ đảm nhận thông qua học phí.
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan khuyến nghị, đẩy mạnh xã hội hóa trong chăm sóc trẻ em độ tuổi mầm non là một yêu cầu có ý nghĩa quyết định đến phát triển giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng. Cần có chính sách cụ thể để khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở giáo dục mầm non ngời công lập ở những nơi có nhu cầu cao nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp.
Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập, nhóm trẻ gia đình, cha mẹ tổ chức chăm sóc tại gia đình. Cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn thành lập cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phù hợp với từng loại cơ sở giáo dục.
Đối với lao động trực tiếp chăm sóc trẻ ở các cơ sở ngoài công lập phải có bằng hoặc chứng chỉ đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc trẻ mầm non và có phẩm chất đạo đức phù hợp.
Cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục mầm non có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng cho những lao động chưa qua đào tạo. Nghiêm cấm tuyển dụng người chưa qua đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp chăm sóc trẻ mầm non.
Bà Trần Thị Tâm Đan phát biểu góp ý tại tọa đàm
Khuyến khích GV có bằng tốt nghiệp cao đẳng giảng dạy ở các cơ sở GD mầm non
Đồng quan điểm giáo dục mầm non giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, thể chất và trí tuệ của con người, GSTS Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho rằng: "Giáo dục mầm non là tiền học đường. Chăm lo giáo dục mầm non là sự kết hợp giữa gia đình và xã hội. Mầm non có thể hiểu từ lúc người mẹ mang thai đến khi trẻ chào đời đến 6 tuổi vào lớp 1. Mầm non cần được đầu tư chăm lo ngay từ thời kỳ thai giáo, về dinh dưỡng và trí tuệ. Do đó vai trò người mẹ và xã hội hết sức quan trọng đối với việc hình thành thể chất của người công dân tương lai".
Luật hiện hành quy định giáo dục mầm non từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Qui định này chưa hợp lý vì trong thực tế từ lúc thai nghén đến 1 tuổi phần lớn là do gia đình chăm lo, nuôi dưỡng. Do đó, Điều 21 Luật Giáo dục mầm non nên phân chia trẻ em theo nhóm tuổi để có chính sách đầu tư hợp lý. Giáo dục mầm non cần được coi là chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực về thể chất và trí tuệ.
Cần quy định GV mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên. GV mầm non có bằng tốt nghiệp càng cao càng tốt. Lương của GV mầm non được hưởng theo năng lực và trình độ đào tạo. Khuyến khích GV có bằng tốt nghiệp cao đẳng giảng dạy ở các cơ sở GD mầm non.
Tuổi mầm non cần được chăm sóc đặc biệt
PGS.TS Chu Hồng Thanh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT), cho rằng tuổi mầm non là tuổi rất đặc biệt, cần được chăm sóc đặc biệt.
Chúng ta chưa có sự ưu tiên đặc biệt trong luật GD mầm non hiện nay và kể cả trong dự thảo luật sửa đổi. Thậm chí có những quy định chung chưa thấy hết đặc thù của của giáo dục mầm non, chưa phù hợp, chưa đáp ứng đúng yêu cầu của giáo dục mầm non.
Tại Điều 10 của Luật xác định bình đẳng về cơ hội học tập và các ưu tiên đối với người nghèo, người có năng khiếu phát triển tài năng, con em dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách khác...trong đó không hề nhắc đến ưu tiên cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, mầm non. Điều 10 sửa đổi nên nhấn mạnh quyền được hưởng thụ giáo dục của trẻ em đồng thời là nghĩa vụ của Nhà nước, trẻ em dưới 6 tuổi phải đương nhiên có đủ quyền và không có bất cứ nghĩa vụ hay bổn phận kèm theo.
Tại Điều 4, cần có chương trình riêng phù hợp với từng lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Do giáo dục mầm non mang đậm nét của cộng đồng dân cư nên khoản 2 điều này cần bổ sung vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ sở trong việc tham gia xây dựng các chương trình giáo dục mầm non phù hợp địa phương.
Kết luận tại tọa đàm, bà Ngô Thị Minh cho biết, 20 ý kiến đóng góp của các chuyên gia đều tập trung về chính sách đối với nhà giáo, chính sách đối với mầm non dân lập và công lập, bằng cấp và năng lực sư phạm của GV mầm non, khuyến khích xã hội hóa, an sinh giáo dục...Các ý kiến tại tọa đàm là những ý kiến quý báu để Ủy ban xem xét sửa đổi luật Giáo dục. Mong rằng Bộ GD&ĐT sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội để thống nhất dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục để trình Chính phủ.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Sáng 21/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTNNĐ) của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ Phan Thanh Bình chủ trì phiên họp Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ Phan Thanh...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Valverde quá toàn diện
Sao thể thao
12:05:18 23/02/2025
Đánh mạnh "tử huyệt" của tội phạm công nghệ cao
Pháp luật
11:45:32 23/02/2025
Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này
Netizen
11:39:45 23/02/2025
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý
Sao việt
11:19:10 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe
Ẩm thực
10:53:53 23/02/2025
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán
Thế giới
10:42:47 23/02/2025