Dự kiến thay đổi lớn: Thi tốt nghiệp còn 4 môn
Theo dự thảo Bộ GD-ĐT đưa ra, năm nay thí sinh sẽ thi 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại do mỗi thí sinh tự chọn trong số 5 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử.
Dự thảo được đưa ra trên nội dung quan trọng từ Nghị quyết của Hội nghị TƯ 8, trong đó yêu cầu ngành GD&ĐT “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” và “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)
Theo dự thảo này ngoài diện học sinh được miễn thi theo quy chế thi hiện hành, có thể các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt cũng sẽ được miễn thi. Nhưng không phải tất cả những em có học bạ “đẹp” đều được miễn thi mà Bộ GD&ĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các địa phương.
Ngoài diện học sinh được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành, Bộ GD-ĐT dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt. Bộ GDĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GDĐT). Năm 2014, tỷ lệ miễn thi chung tối đa là 20%; trong các năm sau, có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ này.
Học sinh được miễn thi vẫn có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp. Nếu ý tưởng này được triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ có các quy định cụ thể nhiệm vụ của cơ sở giáo dục và các cấp quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng cho kỳ thi.
Theo dự thảo này thí sinh sẽ thi 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn còn lại do mỗi thí sinh tự chọn trong số 5 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử. Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); có thể là: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.
Thay đổi tích cực
Ủng hộ chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: “Nếu trước đây học sinh phải thi 3 môn bắt buộc thì nay giảm xuống 2. 3 môn còn lại học sinh không được chọn mà Bộ chọn thay. Nay các em cũng đã được tự chọn. Số môn thi giảm dẫn tới số ngày thi giảm. Đó là những dấu hiệu đáng mừng”.
Video đang HOT
PGS Cương đề xuất môn Ngoại ngữ nên là môn tự chọn. Để khuyến khích thí sinh thi môn này vẫn sẽ có cơ chế cộng thêm điểm cho những em điểm cao. “Nếu học sinh đã thi 4 môn nhưng đăng ký thi Ngọa ngữ để cộng thêm điểm thì vẫn cần có 3 ngày thi. Nếu thành môn tự chọn sẽ đảm bảo thi 4 môn, 2 ngày”.
Điều khiến PGS Cương băn khoăn là việc các trường được xác định thỉ lệ miễn thi tốt nghiệp. “Bộ cần nghiên cứu cụ thể để tránh tình trạng những em học chưa tốt chạy vào chỉ tiêu 20% này”.
Còn GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nên bổ sung môn thi Ngoại ngữ vào các môn bắt buộc. Nếu năm nay nhiều thí sinh chưa chuẩn bị kịp thì có thể áp dụng như mọi năm là các em được thi môn khác thay môn Ngoại ngữ. Các môn khác, theo GS Thuyết cũng cần được thi nhưng tổ chức rải rác trong năm học và có thể để cho các trường THPT tự tổ chức thi.nhưng
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT DL Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho rằng: Để giảm áp lực cũng như giảm tiêu cực, nên giao cho các trường THPT xét công nhận tốt nghiệp. Sau đó nhà nước tổ chức một kỳ thi để lấy đó làm cơ sở phân loại tốt nghiệp, đồng thời các trường ĐH có cơ sở tuyển sinh.
Theo TNO
4 món bánh nóng được yêu thích nhất ở Đà Nẵng
Trong tiết trời se lạnh, người Đà Nẵng rất chuộng những đĩa bánh khoái, bánh xèo, bánh cuốn, bánh căn... nóng hổi, thơm lựng và vô cùng bắt mắt.
Bánh cuốn
Dù không phải loại bánh gốc miền Trung nhưng bánh cuốn lại là món ăn được nhiều người Đà Nẵng ưa thích vào buổi sáng. Khác với nhiều món khác, bánh cuốn được làm ngay tại chỗ nên khách hàng có thể xem trực tiếp từng khâu chế biến. Những chiếc bánh trắng ngà mềm mại, nghi ngút ngói xen lẫn mùi thơm lừng của mộc nhĩ, nấm hương, thịt heo khiến cho thực khách muốn thưởng thức ngay.
Bánh cuốn ở mỗi quán của Đà Nẵng lại có chút khác nhau nhưng nhìn chung là nhân có nhiều thịt và mộc nhĩ. Bánh sau khi bỏ nhân và cuộn lại sẽ được phết thêm một lớp mỡ phi hành beo béo ở ngoài để trông bắt mắt hơn. Cuối cùng, bánh được cắt nhỏ và rắc thêm chút chà bông, hành phi, vài lát chả.
Nếu bánh cuốn ở miền Bắc chỉ chấm với nước chấm pha chua ngọt và ăn kèm với chút rau kinh giới, rau mùi thì nước chấm bánh cuốn ở Đà Nẵng còn có dưa góp chua ngọt và rau sống cũng đa dạng hơn. Đà Nẵng có nhiều quán bánh cuốn trên đường Lê Duẩn và Điện Biên Phủ nhưng ngon và đậm đà thì phải kể đến quán nhỏ trên ngã ba Ngô Gia Tự và Pasteur. Mỗi đĩa bánh cuốn ở Đà thành có giá trung bình từ 16.000 - 20.000 đồng.
Bánh xèo
Bánh xèo của người miền Trung khá nhỏ, ít nhân, không có màu vàng đặc trưng như bánh xèo ở miền Nam nhưng lại hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon.
Bây giờ, ít có quán nào làm bánh xèo mà không bỏ bột nghệ vào cho bắt mắt. Thông thường bánh xèo phải chấm với nước mắm pha loãng, chua ngọt như miền Nam. Thế nhưng, một số quán thì có cách làm đặc biệt hơn, nước chấm từ gan heo, gan gà xay nhuyễn, hầm nhừ, trộn với ít bột năng nên nước chấm dẻo dẻo. Nước chấm ngon phải đủ các vị bùi bùi, béo béo của gan, vị giòn giòn của đậu phộng rang nhỏ, vị thơm của nấm mèo, thịt băm nhuyễn.
Chiếc bánh xèo nóng hổi, giòn rộm vô cùng hấp dẫn. Thường thì một đĩa cho 2 người ăn gồm 6 chiếc bánh được cắt làm đôi để cuốn vừa với bánh tráng và rau sống. Rau sống Đà Nẵng vừa tươi ngon, vừa đa dạng cũng giúp món ăn được tròn vị và ít ngấy hơn. Bánh xèo thường được bỏ nhiều giá đỗ, bỏ thêm cả bún sợi, tôm, hành nên khi ăn có vị dai dai, lạ miệng. Bánh cũng được bỏ thêm ít gia vị nên khi chấm với nước sốt ăn rất vừa miệng.
Đến Đà Nẵng thưởng thức bánh xèo phải kể đến quán bà Dưỡng nổi tiếng nhất nằm trong kiệt đường Hoàng Diệu; quán Vân trên đường Hải Phòng sát với siêu thị Nguyên Kim. Mỗi đĩa bánh dao động từ 40.000đ-50.000đ/đĩa.
Bánh căn
Bánh căn hay còn gọi là bánh khọt của người miền Nam. Những chiếc bánh tròn quay, vàng rộm, lấp ló những con tôm đỏ au hay những khoanh trứng cút trông cực kỳ bắt mắt. Người dân Đà Nẵng thích ăn bánh căn vào buổi chiều tối, và đây được coi là một món ăn lót dạ trước bữa chính. Để bánh luôn được nóng và giòn thì chủ quán sẽ làm ngay khi có khách gọi.
Bột làm bánh căn chủ yếu là bột gạo nên khi chiên, dù bên ngoài vỏ bánh rất giòn nhưng bên trong vẫn giữ được độ mềm dẻo nhất định. Bột bánh sau khi đổ vào khuôn chiên một lúc sẽ được bỏ thêm trứng cút hoặc tôm vào. Khi bánh bắt đầu chín hoàn toàn, chủ quán sẽ nhanh chóng gắp ra đĩa rồi dọn cho khách. Đôi khi chỉ cần ăn những chiếc bánh chay, không cần có nhân cũng đã rất ngon rồi.
Bánh căn thường ăn kèm với nước mắm chua ngọt pha loãng và rau sống, có thể có thêm đu đủ bào sợi nhỏ cho đỡ ngấy. Một đĩa bánh căn thường có từ 8-10 cái với giá dao động từ 15.000-20.000 đồng.
Tại Đà Nẵng, bạn có thể ghé đến những tiệm bánh căn nổi tiếng như bánh căn Thúy trong đường Nguyễn Trường Tộ, bánh căn Ngọc Vân trên đường Nguyễn Hoàng, hay một quán trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Bánh khoái
Bánh khoái là một đặc sản nổi tiếng của Huế, gần giống với bánh xèo ở Đà Nẵng. Ở Huế, người ta gọi nó là bánh khói, bởi chiếc bánh khi chế biến vốn nghi ngút và người Huế phát âm vần "oi" thành "oai" nên bây giờ hầu hết mọi người đều gọi là bánh khoái.
Bánh cũng được làm từ bột gạo, bên trong bánh cũng có nhân, nhưng hình dạng lại nhỏ nhắn hơn bánh xèo. Ấn tượng ban đầu về bánh khoái chính là nó có rất nhiều tôm thịt, giá đỗ. Để có lớp vỏ bánh giòn dai thì người đầu bếp phải rất cầu kỳ trong khâu chế biến từ việc chọn loại gạo nào ngon, canh thời điểm cho nhân vào và nêm gia vị sao cho vừa miệng. Để bánh có màu sắc bắt mắt thì khi chế biến người ta sẽ cho thêm bột bắp, đường, trứng gà, muối, chút bột nghệ. Nhân bánh thường là thịt heo băm nhỏ, tôm bóc vỏ, giá đỗ, hành lá. Khi chiên bánh cũng phải thận trọng, một cái bánh ngon nhất trung bình từ 12-18 phút, như thế bánh sẽ chín đúng chuẩn, bánh giòn và rất thơm.
Nước chấm bánh cũng được làm rất cẩn thận, phải có những hương vị đặc trưng như gan heo, gan vịt, đậu phộng, mè, và đặc biệt là tương đậu nành đúng chất Huế. Khi nấu, nước chấm sẽ dậy hương rất thơm, sánh dẻo. Ăn kèm với bánh khoái cũng là rau sống và bánh tráng, đặc biệt phải có khế chua thì mới "khoái" nhất. Bánh khoái ở Đà Nẵng tuy chưa được bán rộng rãi nhưng cũng có quán rất ngon như bánh khoái Gia Hội trên đường Ông Ích Khiêm. Giá mỗi đĩa tầm 20.000-30.000 đồng/ đĩa.
Theo PNO
4 món thịt bò ngon, nóng bỏng lưỡi Những món thịt bò thơm nức mũi này sẽ làm bữa cơm trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. 1. Thịt bò kho Món thịt bò kho rất thích hợp để thưởng thức trong tiết trời lạnh giá như thế này! Nguyên liệu:- 1,2 kg thịt bò (bắp, gân, nạm... tùy thích)- Cà rốt, củ cải trắng- 1 gói gia vị bò kho...