Dự kiến rút ngắn thời gian thi THPT quốc gia
Sáng 13/11, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị về thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016.
Hội nghị do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TP HCM. Tham dự có đại diện các trường ĐH, CĐ và Sở GD&ĐT các địa phương.
Lịch thi THPT quốc gia năm 2016
Kỳ thi dự kiến diễn ra 3 ngày, thay vì 4 ngày như năm 2015, trong đó các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Vật ý, mỗi môn thi một buổi. Mỗi cặp môn Sinh – Lịch sử và Hóa học – Địa lý thi trong một buổi và bắt đầu cùng giờ. Thí sinh được chọn một trong mỗi cặp môn Sinh học hoặc Lịch sử, Hóa học hoặc Địa lý.
Bộ GD&ĐT đánh giá, theo lịch thi này, ngày thi thứ ba tổ chức cặp môn cùng giờ nên sẽ ảnh hưởng một số lượng thí sinh có nguyện vọng thi cả hai môn thi.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Ảnh: Pháp Luật TP HCM.
Về cách thức tổ chức cụm thi, Bộ GD&ĐT gợi ý các vấn đề như tổ chức cụm thi liên tỉnh hay mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một cụm thi. Có nên duy trì điểm thi ở huyện cho thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT, nếu cần thì duy trì ở những địa phương nào? Những nơi chỉ tổ chức thi để xét tốt nghiệp THPT có cần tổ chức thi đủ tất cả các môn như ở cụm thi liên tỉnh không?
Video đang HOT
Về trách nhiệm tổ chức kỳ thi, hội nghị cũng đặt vấn đề trách nhiệm thuộc Bộ GD&ĐT hay Sở GD&ĐT. Trách nhiệm chủ trì cụm thi nên quy định cho các trường ĐH hay các Sở GD&ĐT?
Công tác xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016
Bộ GD&ĐT khái quát, năm 2015, 198 trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng dựa vào kết quả THPT, chỉ duy nhất ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi riêng.
Trong số 80 trường ĐH có đề án tuyển sinh riêng báo cáo, sau 2 đợt xét tuyển, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển thông qua xét học bạ THPT đạt 54% chỉ tiêu. Phương thức xét tuyển này nhẹ nhàng được các trường tốp dưới lựa chọn, tuy nhiên không có trường nào ở tốp trên chọn phương thức này.
Công tác tuyển sinh nhiều năm qua, đặc biệt là năm 2015 cho thấy, khoảng 40 trường ĐH có tính cạnh tranh rất cao, điểm trúng tuyển trung bình từ 22,5 điểm trở lên. Số thí sinh trúng tuyển vào những trường này là 60.000 thí sinh.
Đồng thời, nếu mở rộng sức thu hút thí sinh mạnh, khoảng 60 trường trong cả nước có điểm trung bình trúng tuyển từ 21 trở lên với số lượng trúng tuyển thực tế khoảng 100.000 thí sinh. Ngược lại, rất nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu, kể cả những trường có đề án tuyển sinh riêng bằng xét tuyển điểm học bạ THPT.
Bộ GD&ĐT đánh giá, năm 2016, các trường ĐH, đặc biệt là các trường ĐH tốp trên chưa sẵn sàng thực hiện tự chủ tuyển sinh, vẫn mong muốn Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để các trường lấy kết quả để xét tuyển. Do vậy, Bộ mong các trường cân nhắc, thảo luận kỹ một số vấn đề kỹ thuật để tìm giải pháp tối ưu nhất.
Những vấn đề xã hội quan tâm
Những vấn đề dư luận xã hội, các chuyên gia, các trường, Sở GD&ĐT, thí sinh và phụ huynh tham gia nhiều ý kiến trong thời gian qua mà Bộ GD&ĐT tổng hợp:
Cần duy trì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) hay bãi bỏ. Nếu bỏ điểm sàn thì mở rộng cửa vào ĐH, không đảm bảo nguồn tuyển cho hệ CĐ, giáo dục nghề nghiệp. Có cần quy định các đợt xét tuyển hay chỉ quy định số kỳ tuyển sinh trong năm học (theo khóa mùa Thu và khóa mùa Xuân).
Xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia cần thay đổi một cách căn bản sau khi có kết quả thi, các trường chủ động xét tuyển. Bộ chỉ quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc xét tuyển hay chỉ điều chỉnh một số điểm bất hợp lý trong công tác xét tuyển năm 2015
Ngoài ra chế độ điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng cần giữ ổn định như năm 2015 hay giảm xuống còn so với mức điểm ưu tiên trong năm 2015.
Bộ GD&ĐT cho rằng trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp ở nhiều hội nghị, diễn đàn về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Qua đó, Bộ sẽ tập hợp ý kiếnthảo luận, lắng nghe ý kiến của các trường để lựa chọn phương án tốt nhất.
Theo Phong Điền/Pháp Luật TP HCM
Tổ chức thi THPT quốc gia phải lắng nghe ý kiến nhân dân
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, Bộ GD&ĐT phải hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến nhân dân, để có đánh giá tổng thể những mặt tích cực và hạn chế gắn với biện pháp khắc phục.
Sáng 5/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015.
Phiên họp tập trung đánh giá, thảo luận 5 nội dung chính: Tình hình triển khai và kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Hệ thống giáo dục quốc dân; Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Công tác tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015; Khung trình độ quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên họp.
Liên quan kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, kỳ thi đã có sơ bộ đánh giá. Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã trình bày trước phiên họp thường kỳ của Chính phủ về những mặt được, những hạn chế của kỳ thi với tinh thần cầu thị, nghiêm túc. Đồng thời, Bộ trưởng GD&ĐT cũng đã báo cáo về nội dung này trước Trung ương.
Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT xây dựng báo cáo đánh giá cụ thể, chặt chẽ, tổ chức Hội nghị tổng kết để tiếp tục làm tốt kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2016.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, Bộ GD&ĐT phải hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến nhân dân, để có đánh giá tổng thể những mặt tích cực và hạn chế gắn với những biện pháp khắc phục.
"Những gì đã làm tốt phải làm tốt hơn, những gì còn hạn chế, yếu kém so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra phải ra sức khắc phục, sửa đổi, bổ sung; đề xuất phương án tốt nhất, hiệu quả nhất cho kỳ thi THPT quốc gia của năm 2016", Thủ tướng nói.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 dự kiến được tổ chức trong 3 ngày, từ 13 đến 15/6. Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức cụm thi tỉnh và liên tỉnh như năm 2015 với một số điều chỉnh. Thí sinh ở vùng giáp ranh được chọn cụm thi thuận tiện. Các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ được xem xét để đặt điểm thi tạo thuận lợi cho thí sinh.
Đề thi tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi. Hệ thống phần mềm sẽ được nâng cấp trên nguyên tắc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là khâu đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, đáp ứng cho kỳ thi THPT quốc gia 2016 và những năm tiếp theo.
Theo Zing
Đề xuất tách thi tốt nghiệp và tuyển sinh PGS Văn Như Cương chia sẻ: GS Hoàng Tụy nói quay lại kiểu thi cũ là tội ác đối với con em chúng ta. Tôi không độc ác, nhưng chúng ta cần xem có nên giữ kỳ thi THPT quốc gia? Đề xuất tạo ngân hàng đề thi Hội thảo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ngày 28/10)...