Dự kiến lệ phí thi 35.000 đồng/môn
Đó là mức lệ phí dự kiến sẽ được áp dụng cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 với những thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Như vậy, thay vì mức lệ phí thi tuyển sinh mọi năm đóng theo số trường, ngành mà thí sinh đăng ký dự thi, năm 2015 thí sinh sẽ đóng lệ phí thi theo từng môn dự thi có giá trị xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Phụ huynh và thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014 tại văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT ở TP HCM.
Theo dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) vừa được Bộ Tài chính công bố ngày 13/2, thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia với mục đích sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ và ĐH sẽ phải nộp phí dự thi 35.000 đồng/môn thi/thí sinh.
Ngoài ra, phí xét tuyển vào các trường là 30.000 đồng/hồ sơ. Riêng thí sinh đăng ký vào các trường khối quốc phòng, an ninh phải nộp thêm phí sơ tuyển 50.000 đồng/hồ sơ khi đăng ký dự thi.
Thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các ngành năng khiếu tại các trường tuyển sinh bằng phương thức dự tuyển dự kiến phải nộp phí dự tuyển 30.000 đồng/hồ sơ.
Với các ngành năng khiếu mà trường tổ chức thi tuyển, dự kiến mức phí dự thi các môn văn hóa chuyên ngành là 35.000 đồng/môn thi/thí sinh và các môn năng khiếu là 300.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn năng khiếu).
Dự thảo thông tư liên tịch giữa hai bộ cũng quy định cụ thể việc phân phối tiền thu phí dự thi kỳ thi THPT quốc gia với một phần trích nộp cho Bộ GD-ĐT để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh, một phần trích để lại cho sở GD-ĐT, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng để bổ sung kinh phí cho việc triển khai công tác tuyển sinh và số còn lại chuyển cho các trường ĐH được Bộ GD-ĐT giao chủ trì cụm thi chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ.
Dự thảo cũng đưa ra mức phí dự thi với thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ là 120.000 đồng/môn thi/thí sinh, tiến sĩ là 200.000/thí sinh/hồ sơ (mức phí đăng ký dự thi hai chương trình đào tạo này thống nhất chung mức 60.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.
Video đang HOT
Dự thảo cũng đặt ra tình huống nếu trong quá trình thực hiện, khi chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20% so với thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành, sau khi có ý kiến thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ GD-ĐT quyết định điều chỉnh mức thu phí dự thi, dự tuyển tối đa 20%.
Theo Ngọc Hà/Báo Tuổi Trẻ
Tốt nghiệp đại học, tôi sẽ làm gì?
Chúng ta làm những gì suốt quãng đời sinh viên? Chúng ta là ai khi bước ra khỏi cổng trường đại học?... - là những câu hỏi đầy trăn trở của một bạn trẻ.
Chúng ta làm những gì suốt quãng đời sinh viên?
Có lẽ ngày đầu tiên, khi bước chân vào cổng trường đại học, cao đẳng chúng ta - những người trẻ đang hừng hực nhiệt huyết vì đã vào được chuyên ngành, trường học mình mong muốn.
Tất cả những gì tự hứa với bản thân chính là sẽ học thật tốt, cố gắng ra trường để có thể theo đuổi ước mơ về sự nghiệp bản thân trong tương lai. Cố gắng vạch ra định hướng của mình để có thể làm theo, nỗ lực hết mình để đi đúng hướng.
Tranh minh họa.
Nhưng...
Trong suốt 4 năm học đại học hay 3 năm học cao đẳng chúng ta thay đổi như thế nào?
Trong suốt những năm ngồi trên giảng đường, những suy nghĩ của chúng ta đang đi dần dần lệch ra khỏi quỹ đạo mà chúng ta đã định sẵn kèm với đó là những suy nghĩ chán chường, càng học càng thấy mông lung không biết tương lai mình ra sao?
Có những người mệt mỏi, quyết định dừng lại, dang dở việc học hành của mình để đi làm, để khởi nghiệp, có người dừng lại để đi vào những con đường dành cho những con người có lối sống lệch lạc, sai lầm và trượt dài trong đó...
Có những người trong chúng ta thì chợt giật mình tự hỏi bản thân: "Mình học ngành này thì được gì? Mình ra trường sẽ làm những gì? Cuộc sống mình sau này về đâu? Hình như ngày xưa mình chọn ngành này là sai lầm thì phải?".
Sự thật là nhiều người trong chúng ta lúc đó vẫn phải cố gắng, cố gắng không phải là để theo đuổi ước mơ, mà cố gắng nhanh nhanh để ra trường, để có 1 tấm bằng mà khi cầm trong tay tấm bằng đó chúng ta lại lạc lối giữa cuộc sống này không biết đi đâu, về đâu, làm gì?
Đơn cử như tôi - ngày xưa ngành Tài chính - Ngân hàng đang "hot", tôi cố gắng hết sức mình nhưng vẫn chỉ dừng lại tại 1 cổng trường đại học dân lập và trong suốt 4 năm học tôi đã, đang và vẫn hỏi mình những câu hỏi trên.
Và sự thật đau lòng hơn nữa khi mà bố mẹ hỏi tôi khi tôi ra trường tôi sẽ làm được gì?
Giật mình nhận ra có rất nhiều kiến thức mà tôi học ở trường hinh như không áp dụng được cho tôi trong cuộc sống sau này.
Những kiến thức về kinh tế về ngân hàng tôi được thật sự là có ích.
Nhưng điều đầu tiên tôi học được khi vào đời không phải là áp dụng những kiến thức đó mà là dựa vào những mối quan hệ của tôi để đi mở thẻ ngân hàng, đến lúc các mối quan hệ đã cạn thì tôi lại bị "đá" đi như chưa bao giờ bước chân vào đó.
Nhiều anh chị ra trường trước tôi nhờ có chút địa vị, có chút "cửa sau" có thể có 1 số vị trí nhất định trong ngân hàng nhưng rồi cũng chỉ tồn tại được vài năm sau đó lại phải chuyển ra ngành ngoài để làm.
Có rất nhiều, rất nhiều ngành nghề cũng đang tồn tại như vậy!
Tôi tự hỏi: "Liệu khi tôi ra trường tôi có rơi vào tình trạng như vậy không? Tôi sẽ làm được gì sau khi mình tốt nghiệp?".
Chúng ta là ai khi bước ra khỏi cổng trường đại học?
Bởi, người ta cần là kinh nghiệm. Hầu hết những công ty, xí nghiệp đều muốn tuyển người có kinh nghiệm 1, 2 năm làm việc (trừ làm lao động phố thông).
Sinh viên vừa chân ướt, chân ráo ra ngoài đời sao đáp ứng được điều kiện này.
Một vòng luẩn quẩn. Chúng ta phải chấp nhận một là chịu đi làm trái ngành, trái nghề, hai là chúng ta phải chấp nhận công việc đúng ngành, đúng nghề nhưng với một mức lương cực thấp.
Điều chúng ta nhận được thật sự là "đắng" là "chua" là "cay", là những con người dù có nhiệt huyết bao nhiêu nhưng rồi chính chúng ta bị cuộc sống đưa đẩy để rồi lại một lần nữa lạc lối giữa những con đường mà chúng ta đã từng lựa chọn.
Quan trọng là tôi, bạn và chúng ta có đầy đủ bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn của cuộc sống này hay chúng ta sẽ gục ngã trên chính những con đường mà chúng ta đã chọn?
Vì cuộc sống là không chờ đợi, hãy làm tất cả những gì mà chúng ta có thể ngày hôm nay, phấn đấu hết mình để có thể tiến bước tời thành công!
Không có con đường nào dẫn đến thành công mà trải hoa hồng cho người trẻ chúng ta mà chính chúng ta sẽ là người biến những con đường đầy gian khó, chông gai thành hoa hồng nếu cố gắng hết mình!
Bài viết này chỉ là ý kiến chủ quan của tôi - một người trẻ.
Theo ZeePee Kun/Báo Tuổi trẻ
Tâm sự một giảng viên: Ân hận vì không về thăm lại thầy cô cũ Tôi vẫn thấy ánh mắt hai người lưu luyến mãi nhìn theo. Hình ảnh hai giáo sư giản dị đứng cạnh cánh cổng đã phong sương có lẽ là hình ảnh đẹp nhất mà tôi đã lưu giữ được sau những ngày thu Hà Nội này. GS.TS Ngụy Tuyết Nhung (ngoài cùng bên trái) Infonet khởi đăng loạt bài những kỷ niệm đáng...