Kỳ thi quốc gia 2015: Có thể sẽ cồng kềnh hơn

Theo dõi VGT trên

Là kỳ thi đầu tiên đổi mới nên đối với tất cả các trường phổ thông lẫn các trường ĐH, CĐ, các em học sinh và giáo viên vẫn còn những băn khoăn lo lắng.

Bộ GD và ĐT đã công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia với chỉ một kỳ thi. Việc thay đổi, cải tiến thi cử được công bố sớm, ngay từ đầu năm học cho thấy sự tiến bộ, trách nhiệm cao từ Bộ GD-ĐT, giảm bớt được những lo lắng từ phụ huynh, học sinh, nhà trường.

Giải pháp 2 kỳ thi thành 1, nếu được tổ chức, thực hiện thành công sẽ đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt cho học sinh, phụ huynh, nhà nước và ngành giáo dục nước nhà. Tuy nhiên vì đây là kỳ thi đầu tiên nên đối với tất cả các trường phổ thông lẫn các trường ĐH, CĐ, các em học sinh và giáo viên vẫn còn những băn khoăn lo lắng.

Kỳ thi quốc gia 2015: Có thể sẽ cồng kềnh hơn - Hình 1

GS Văn Như Cương.

GS Văn Như Cương: Sẽ có rất nhiều kỳ thi bổ sung

Dẫu cho phương án nào cũng phải có các quy định rất cụ thể sau đây: Thứ nhất là đạt bao nhiêu điểm trở lên thì được cấp bằng tốt nghiệp; cộng điểm ưu tiên, điểm liệt… Thứ hai là điểm của kì thi quốc gia có trọng số bao nhiêu trong tổng số điểm xét tuyển vào ĐH? Thêm vào đó sau kì thi quốc gia sẽ còn rất nhiều kì thi bổ sung và tình hình sẽ phức tạp hơn nhiều khi tổ chức một kì thi 3 chung. Nhiều người không tin vào sự nghiêm chỉnh của kì thi quốc gia nếu được tổ chức ở các địa phương. Điều đó đúng bởi vì kì thi này vốn có truyền thống dễ dãi, nhiều tiêu cực.

Tôi cũng không tin rằng huy động tất cả các thầy giáo ĐH tham gia vào việc coi thi thì tình hình sẽ tốt hơn. Có lẽ Bộ GD&ĐT cần có những đột phá mạnh mẽ trong việc tổ chức thi ở địa phương.

Video đang HOT

Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội: Vẫn lo lắng vì chất lượng thi chung

Lâu nay, thi tuyển sinh, trường nào coi thi, chấm thi thì đều là để tuyển chọn chính thí sinh vào học tại trường mình. Được đánh giá trực tiếp người vào trường mình thì bao giờ cũng yên tâm hơn. Vì vậy trường nào cũng gắng làm nghiêm túc tuyệt đối. Nay tổ chức thi chung, rất có thể thí sinh của mình, vào học trường mình lại do trường khác đảm nhiệm với sự coi thi, chấm thi lỏng chặt khác nhau nên không khỏi có cảm giác lo lắng. ĐH Y là trường có sự cạnh tranh cao trong nhiều năm với điểm thi bao giờ cũng là cao nhất nên cần một sự tuyển chọn đặc biệt, một sự sàng lọc chính xác và khách quan. Do đó chắc chắn là trường ĐH Y khoa Hà Nội phải có thêm một kỳ thi kiểm tra sau khi thi quốc gia để đảm bảo sự công bằng cho thí sinh và sự an toàn cho việc chọn người học.

GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: Việc gộp 2 kỳ thi không giải quyết được tiêu cực

Tôi đồng tình với chủ trương này nhưng cũng muốn cảnh báo trước không nên nghĩ rằng gộp 2 kỳ thi làm một sẽ giải quyết được 2 vướng mắc lớn hiện nay là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông còn nhiều tiêu cực, không đánh giá được chính xác kết quả học tập của học sinh và tổ chức 2 kỳ thi riêng rẽ rất cồng kềnh, tốn kém.

Kỳ thi quốc gia 2015: Có thể sẽ cồng kềnh hơn - Hình 2

GS Nguyễn Minh Thuyết.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các tỉnh vẫn 80-90%. Việc gộp 2 kỳ thi thành 1 kỳ thi quốc gia tự thân nó không giải quyết được những hiện tượng tiêu cực hay bệnh thành tích ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hiện nay. Kỳ thi 2 trong 1 cũng không giải quyết được chuyện cồng kềnh, tốn kém.

Kết quả của kỳ thi quốc gia này chỉ là căn cứ để các trường ĐH,CĐ tuyển sinh. Các trường có quyền tổ chức thêm một kỳ thi riêng, nếu cần thiết. Cồng kềnh vẫn cồng kềnh, tốn kém có thể hơn vì nếu thí sinh muốn thi nhiều trường thì sau kỳ thi quốc gia có thể còn phải dự 2-3 kỳ tuyển sinh riêng của các trường ĐH,CĐ. Để giảm bớt cồng kềnh, tốn kém do có nhiều kỳ sát hạch riêng của các trường ĐH, CĐ, theo tôi, nên khuyến khích các trường tổ chức thành cụm thi để thí sinh khỏi phải thi nhiều lần ở nhiều trường.

Theo tôi, mô hình tuyển sinh ở Pháp cũng là một mô hình đáng quan tâm. Các trường ĐH trọng điểm tự tổ chức thi tuyển, vào được những trường này rất khó, nhưng sinh viên tốt nghiệp có cơ hội việc làm rất tốt. Còn các trường ĐH khác thì chỉ xét tuyển, nói cho đúng là học sinh nào đã tốt nghiệp trung học đều có thể ghi danh vào học.

Tuy nhiên ở cả 2 loại hình, tính sàng lọc đều rất cao. Không có chuyện vào trường 100 ra cũng 100 như ở ta. Tối đa ở 100 người vào chỉ khoảng 40 đến 50 người được cái bằng thôi. Cái mình học được ở cách tuyển sinh của Pháp là tạo điều kiện cho các trường chủ động tuyển sinh. Trường tự quyết định phương thức tuyển, số lượng chỉ tiêu dựa trên những tiêu chí do Bộ GD-ĐT quy định, nếu làm sai thì bị xử lí nghiêm.

Theo An ninh Thủ đô

Lấy ý kiến về kỳ thi quốc gia: Các trường "vừa làm vừa... run"

Đề xuất chỉ tổ chức một kỳ thi quốc gia duy nhất lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ được cho rằng, sẽ giảm áp lực cho học sinh và bớt tốn kém cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH tỏ hết sức lo lắng vì chất lượng đầu vào khi chỉ dựa trên kết quả tốt nghiệp.

Không tin vào chất lượng

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, các điểm cơ bản của kỳ thi quốc gia chung sẽ được thực hiện bằng 1 trong 3 phương án thi đã được Bộ GDĐT đưa ra để lấy ý kiến. Ngoài ra, việc tổ chức thi, chấm thi sẽ theo các cụm ở từng tỉnh, từng vùng; cán bộ chấm thi gồm giảng viên ĐH và giáo viên phổ thông. Theo kỳ thi chung này, các trường ĐH-CĐ sẽ không áp dụng các khối thi A, B, C, D... như trước nữa mà phải thông báo những môn thi, bài thi sẽ được sử dụng kết quả để xét tuyển vào các ngành cho thí sinh biết, trước khi thí sinh bước vào kỳ thi quốc gia chung.

Lấy ý kiến về kỳ thi quốc gia: Các trường vừa làm vừa... run - Hình 1

Ngày 15.8, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng các trường ĐH - CĐ để lấy ý kiến về kỳ thi quốc gia.

Ông Nguyễn Kim Sơn - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, xu hướng tích hợp để có 1 kỳ thi nhằm 2 mục đích là một bước đi quan trọng, nó có thể làm thay đổi toàn diện công tác tuyển sinh trong thời gian tới. Tuy nhiên, 3 phương án thi của Bộ đưa ra vẫn còn khá nặng nề về kiến thức. Trong đó, việc tổ chức thi tại địa phương sẽ khiến cho các trường ĐH không thể yên tâm sử dụng kết quả để xét tuyển: "Tôi tin rằng sẽ có nhiều trường phải tiến hành đánh giá riêng để yên tâm hơn với chất lượng đầu vào trường mình" - ông Sơn nói.

Cùng chung lo lắng, ông Phan Huy Chú - Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long cho biết, một vài năm tới các trường ĐH chưa thể thực sự tin tưởng vào kết quả của kỳ thi chung được tổ chức tại địa phương, kể cả Bộ có huy động lực lượng từ các trường ĐH tham gia trông thi. Ông Chú đề xuất: "Nên giao cho các trường ĐH-CĐ đảm nhiệm việc coi thi và chấm thi. Thí sinh nào có nhu cầu thi để xét tuyển ĐH thì phải tập trung thi tại các trường ĐH, còn thí sinh nào chỉ thi để lấy chứng chỉ tốt nghiệp có thể thi tại các cụm thi ở địa phương".

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội- ông Nguyễn Hữu Tú thì khẳng định rằng, chắc chắn các trường ĐH khối y - dược sẽ có phương án thi riêng để đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường mình bên cạnh việc "tham khảo" kết quả của kỳ thi quốc gia: "Sinh viên của trường y cần phải chọn những người giỏi, thậm chí phải giỏi nhất. Vì vậy, chúng tôi cần có cách tuyển đầu vào thích hợp để lựa chọn được người có năng lực thực sự" - ông Tú nói.

Đại học đừng "chĩa súng" vào phổ thông

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng trên bình diện một người dân đặt vấn đề với Bộ GDĐT, rằng: "Người dân chỉ quan tâm làm sao cho kỳ thi rõ ràng, công bằng, bớt nhiêu khê, dân đỡ vất vả. Và phải thi thế nào để con cháu người ta có động lực học?".

Còn ông Nguyễn Đình Tư - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây bày tỏ: "Thực sự là hiện nay, cả xã hội đang rất chán ngán với việc thi cử của chúng ta. Có người còn gọi Bộ GDĐT của ta là Bộ tuyển sinh. Các kỳ thi thay đổi liên tục, rất tốn kém và gây hoang mang". Ông Tư cho rằng, hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều chấp nhận bằng tốt nghiệp THPT của ta, bằng chứng là việc học sinh học hết cấp 3 đi du học rất dễ dàng. Trong khi đó, chính bản thân ta lại "chê" sản phẩm đào tạo của mình? "Đối với đào tạo ĐH, phải quan tâm đến việc kiểm soát đầu ra, kiểm soát quá trình đào tạo chứ không nên chỉ chăm chăm vào việc thi đầu vào thế nào? Những năm 1965 - 1970 nước ta làm gì có thi ĐH nhưng vẫn có hàng loạt GS-TS, những nhà khoa học giỏi" - ông Tư nói.

Giải đáp những hoài nghi của lãnh đạo các trường ĐH xung quanh chất lượng của kỳ thi chung, Bộ trưởng Bộ GD ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, khi phương án của kỳ thi quốc gia chung được phê duyệt, khối các trường ĐH và khối phổ thông cần phối hợp chặt chẽ và tin tưởng nhau: "Giống như khi ra trận, chúng ta là những tư lệnh, chúng ta phải tin rằng các chiến sĩ ngoài kia đang chĩa súng vào địch, chứ đừng lo họ đang chĩa súng vào mình. Nếu các trường ĐH là những quả đấm thép thì hãy coi khối phổ thông là bộ đội địa phương" - ông Luận ví von.

Theo Dân Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bác sĩ sát hại người tình rồi phân xác ở Đồng Nai bị đề nghị truy tố 3 tộiBác sĩ sát hại người tình rồi phân xác ở Đồng Nai bị đề nghị truy tố 3 tội
13:13:07 13/12/2024
Xuân Lan - Hà Anh đột nhiên ôm eo thắm thiết, loạt sao nghi vấn "cạch mặt" tề tựu trong đám cưới Khánh VânXuân Lan - Hà Anh đột nhiên ôm eo thắm thiết, loạt sao nghi vấn "cạch mặt" tề tựu trong đám cưới Khánh Vân
10:37:11 13/12/2024
Sao nữ 28 tuổi đột ngột qua đời, gia đình công bố nguyên nhân tử vong gây sốcSao nữ 28 tuổi đột ngột qua đời, gia đình công bố nguyên nhân tử vong gây sốc
13:08:27 13/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz té ngã vì bắt được hoa cưới từ Khánh Vân, chuẩn bị lấy chồng sau màn "xin vía" cô dâu?1 Hoa hậu Vbiz té ngã vì bắt được hoa cưới từ Khánh Vân, chuẩn bị lấy chồng sau màn "xin vía" cô dâu?
13:03:18 13/12/2024
Căng: 1 Chị Đẹp bị tố "lật mặt như bánh tráng", ca nương Kiều Anh lên tiếng đáp trả nghi vấn "chèn ép"Căng: 1 Chị Đẹp bị tố "lật mặt như bánh tráng", ca nương Kiều Anh lên tiếng đáp trả nghi vấn "chèn ép"
13:15:03 13/12/2024
Kết quả vụ Thanh Hằng gửi đơn tố cáo Hoàng Thùy lên Sở Thông tin và Truyền thôngKết quả vụ Thanh Hằng gửi đơn tố cáo Hoàng Thùy lên Sở Thông tin và Truyền thông
12:55:03 13/12/2024
Hồng Đào: "Tôi chưa nghĩ sẽ về Việt Nam sống luôn"Hồng Đào: "Tôi chưa nghĩ sẽ về Việt Nam sống luôn"
13:11:14 13/12/2024
Lời kể của người đàn ông kéo cháu bé khỏi điểm mù xe tảiLời kể của người đàn ông kéo cháu bé khỏi điểm mù xe tải
13:04:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lộ tung tích Huy chương vàng của Vũ Linh từng bị trộm, ai là người lấy?

Lộ tung tích Huy chương vàng của Vũ Linh từng bị trộm, ai là người lấy?

Sao việt

16:34:31 13/12/2024
Hồi năm ngoái, con gái cố NSƯT Vũ Linh từng chia sẻ tấm huy chương vàng giải thưởng Trần Hữu Trang 1991 của ba đã bị lạc mất, nghi bị đánh cắp. Đến nay, sau hơn 1 năm, hình ảnh về món đồ này bất ngờ được chia sẻ trên mạng xã hội.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 39: Bố con Kiều đóng kịch "bẫy" bà Thu

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 39: Bố con Kiều đóng kịch "bẫy" bà Thu

Phim việt

16:32:30 13/12/2024
Bà Thu đến nhà Kiều để xin phép bố mẹ cô cho cô về sống cùng Hùng. Tại đây, bố con Kiều đã đóng kịch với nhau và bà Thu lập tức rơi vào bẫy của bố con Kiều.
Lần đầu ra mắt, cô gái Hà Tĩnh được nhà trai Hàn Quốc gợi ý 'cưới liền tay'

Lần đầu ra mắt, cô gái Hà Tĩnh được nhà trai Hàn Quốc gợi ý 'cưới liền tay'

Netizen

16:31:50 13/12/2024
Yêu và cưới một chàng trai Hàn Quốc, Tôn Thị Thảo (sinh năm 1997, quê Hà Tĩnh) được bố mẹ chồng cưng chiều, yêu thương như con ruột.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối ấm áp với các món ăn dễ nấu mà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ấm áp với các món ăn dễ nấu mà ngon miệng

Ẩm thực

16:26:15 13/12/2024
Bữa tối ấm áp với các món ăn dễ nấu mà ngon miệng. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn từ các món ăn này đảm bảo cả nhà vừa ăn vừa khen không ngớt.
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt ân xá lớn nhất trong lịch sử

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đợt ân xá lớn nhất trong lịch sử

Thế giới

16:24:54 13/12/2024
Ngoài ra, ông Biden cũng đang cân nhắc ân xá cho những người tiến hành điều tra Tổng thống đắc cử Donald Trump trong âm mưu lật ngược kết quả bầu cử năm 2020.
Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

Cô gái phát hiện cây nấm khổng lồ nặng gần 5kg, ăn mãi mới hết

Lạ vui

16:21:36 13/12/2024
Khi đang đi dạo, cô gái 27 tuổi tình cờ tìm thấy cây nấm nặng gần 5kg. Gia đình 3 người của cô chế biến thành nhiều món ăn từ nấm.
Thuyền trưởng tổ chức đưa người vượt biên trái phép đánh bắt thủy sản lĩnh án tù

Thuyền trưởng tổ chức đưa người vượt biên trái phép đánh bắt thủy sản lĩnh án tù

Pháp luật

16:16:51 13/12/2024
Ngày 13/12, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở phiên tòa xét xử lưu động bị cáo Nguyễn Bé (SN 1967, ngụ tỉnh Bình Định, thuyền trưởng tàu cá BĐ 30933 TS) về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
Chillies gửi giai điệu chữa lành dịp cuối năm trong "Ngày mùa đông"

Chillies gửi giai điệu chữa lành dịp cuối năm trong "Ngày mùa đông"

Nhạc việt

15:46:30 13/12/2024
Tiếp nối chặng đường âm nhạc đầy dấu ấn sau suốt 7 năm hoạt động, ban nhạc Chillies chính thức ra mắt ca khúc mới mang tên Ngày mùa đông .
10 phim Hoa ngữ có lượt xem tag nhiều nhất trên Tiktok 2024: 'Vĩnh dạ tinh hà' lọt top

10 phim Hoa ngữ có lượt xem tag nhiều nhất trên Tiktok 2024: 'Vĩnh dạ tinh hà' lọt top

Hậu trường phim

14:47:21 13/12/2024
Theo bảng xếp hạng lượt xem tag trên Tiktok của các phim truyền hình Trung Quốc năm 2024, bộ phim Đại mộng quy ly của Hầu Minh Hạo, Trần Đô Linh đã xếp vị trí thứ nhất với 1.405 tỷ lượt xem.
4 nhóm người không nên dùng tỏi

4 nhóm người không nên dùng tỏi

Sức khỏe

14:40:01 13/12/2024
Tuy nhiên, thực tế ít người biết đó là tỏi khi được nấu, phi thơm, nấu chín sẽ mất đi tác dụng quý. Lý do, nhiệt độ sẽ phá hủy các thành phần có lợi trong tỏi sẽ bị phá hủy và làm giảm các tác dụng của tỏi.
'The Tale of Lady Ok' của Lim Ji Yeon lập kỷ lục người xem

'The Tale of Lady Ok' của Lim Ji Yeon lập kỷ lục người xem

Phim châu á

14:39:15 13/12/2024
Phim mới The Tale of Lady Ok của Lim Ji Yeon lập kỷ lục người xem, thống trị bảng xếp hạng TV-OTT chỉ sau 2 tuần ra mắt.