Dự kiến cải tiến tuyển sinh theo 5 bài thi

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT đã dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để xin ý kiến góp ý.

Theo đó, đối với việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, Bộ dự kiến sẽ giao cho các Sở GD&ĐT dưới sự chỉ đạo của UBND các tỉnh/thành phố. Bộ sẽ ban hành quy chế thi và có thể ra đề thi. Bộ dự kiến đề thi theo các dạng bài thi tổng hợp với 5 bài thi.

Trong đó, 3 bài thi bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ. Hai bài thi còn lại là tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, thí sinh có quyền lựa chọn một trong 2 bài thi để làm.

Dự kiến cải tiến tuyển sinh theo 5 bài thi - Hình 1

Thí sinh dự thi THPT năm 2016.

Về kỳ tuyển sinh ĐH, có 2 phương án. Phương án thứ nhất, Bộ vẫn sẽ tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu (bên cạnh các trường tự tổ chức thi riêng). Với những trường lấy kết quả của kỳ thi chung của Bộ để tuyển sinh thì phải bắt buộc tham gia vào phần mềm xét tuyển chung của Bộ để tránh tình trạng “ảo”.

Phương án thứ hai, nếu các trường ĐH tự tổ chức thi tuyển sinh riêng, Bộ sẽ đưa ra những quy định yêu cầu các trường phải đảm bảo không tái diễn tình trạng luyện thi vào ĐH như trước khi thi “3 chung”; không tổ chức thi tập trung ở thành phố, khiến thí sinh ở tất cả các tỉnh lại phải đổ dồn về trọ thi như trước kia.

Những thông tin ban đầu về phương hướng tuyển sinh mới đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi.

Thi theo 5 bài: Đáng hoan nghênh

Đây là ý kiến của ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

Đồng tình với việc trao quyền tổ chức thi và xét tốt nghiệp về cho địa phương, ông Nhĩ cũng cho rằng việc Bộ dự kiến thi tốt nghiệp theo 5 bài thi là đáng hoan nghênh.

“Về nguyên tắc học gì thi nấy mới xét toàn diện được. Như trước đây thi 3 môn rồi thêm 1 môn tự chọn các em học phiến diện.

Bây giờ thi 3 môn và có bài thi tổng hợp, học sinh sẽ có ý thức học tất cả các môn chứ không chỉ chọn môn đi thi đại học như trước.

Bài thi tổng hợp là cách tuyên bố của Bộ học gì thi nấy, chứ không phải là thi gì học nấy như lâu nay. Bên cạnh đó, Bộ cần nghiên cứu đánh giá học sinh không chỉ ở năm cuối, mà cả trong quá trình học THPT” – ông Nhĩ đề xuất.

Dự kiến cải tiến tuyển sinh theo 5 bài thi - Hình 2

Thí sinh dự thi THPT năm 2016. Ảnh: Vietnamnet.

Theo ông Nhĩ, học sinh thấy phương án thi mới sẽ chăm chú học, giáo viên dạy các môn sẽ phấn khởi, vì học sinh sẽ phải tiếp thu hết các môn chứ không trong tình trạng môn nghe môn bỏ như bây giờ. “Đây sẽ là bước đầu thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”.

Nhưng ông Nhĩ khẳng định Bộ phải đảm nhiệm việc ra đề cho kỳ thi tốt nghiệp THPT chứ không phải là “có thể”.

“Trong tình hình hiện nay, Bộ GD&ĐT là nơi ra đề thi là đúng đắn để đảm bảo mặt bằng thống nhất cho cả nước”.

Video đang HOT

Ông Nhĩ cũng cho rằng, việc tuyển sinh Bộ nên trả hoàn toàn cho các trường chủ động lên phương án. Bộ cũng không cần thiết phải tổ chức “tổ chức thi chung để giúp các trường ĐH có nhu cầu” nữa.

“Ngoài các trường đã tổ chức thi riêng, nếu còn các trường đại học muốn có một kết quả dùng chung để tuyển sinh thì hãy lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp nói trên”.

“Bộ GD&ĐT hãy làm vai trò sắp xếp đánh giá các trường, quy định những mức điểm tối thiểu để vào các nhóm trường khác nhau.

Bộ cũng hãy làm công việc rà soát thị trường lao động, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường một cách cụ thể dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, chứ không để các trường tự quyết định chỉ tiêu của các ngành đào tạo như hiện nay” – PGS Trần Xuân Nhĩ.

Theo ông Triệu, việc Bộ hình thành một bộ đề thi chung để các trường có thể mua và sử dụng trong tuyển sinh sẽ tránh được những bất cập khi các trường tự ra đề tuyển sinh cho trường mình.

“Một số trường chuyên ngành sẽ khó có khả năng ra đề thì toàn diện. Bên cạnh đó, nếu để các trường tự ra đề thi sẽ khó tránh được tình trạng trường ra đề khó, trường lại ra đề dễ” – ông Triệu giải thích.

Ông Triệu cũng cho rằng, nếu Bộ có một bộ đề chung cho các trường sử dụng cũng sẽ tránh được hiện tượng các lò luyện thi sẽ lại xuất hiện xung quanh các trường như thời kỳ trước “3 chung”. Để tránh việc các thi sinh dồn về các thành phố lớn để trọ thi, Bộ GD&ĐT cũng có thể mở quy định về tuyển sinh, cho phép trường tuyển sinh làm nhiều đợt.

“Trong vài năm trở lại đây, việc chọn trường, chọn nghề của thí sinh đã trở nên mở hơn. Nhiều thí sinh có thể học một năm, thậm chí nửa năm thấy không phù hợp lại chuyển trường khác. Do vậy, phương thức tuyển sinh cũng phải linh hoạt hơn” – ông Triệu nói.

Ủng hộ thi chung lấy kết quả xét tuyển đại học

GS Lâm Quang Thiệp nhận xét dự kiến của Bộ GD&ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT như vậy là tiến bộ, 5 bài thi như vậy là hợp lý.

“Về tuyển sinh đại học, theo tôi, không nên khuyến khích các trường tự tổ chức thi. Bỏi vì một kỳ thi để tổ chức cho đảm bảo chất lượng là rất khó và vô cùng tốn kém. Ở Việt Nam chưa có những tập đoàn tổ chức thi chuyên nghiệp, nên Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức là hợp lý” – ông bày tỏ quan điểm của mình.

Nhưng theo GS Thiệp, kỳ thi tuyển sinh này cũng không nên đưa ra quá nhiều môn, mà cũng chỉ nên giới hạn ở 5 môn như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các trường dựa vào kết quả kỳ thi này để tuyển sinh.

Dự kiến cải tiến tuyển sinh theo 5 bài thi - Hình 3

Thí sinh dự thi THPT năm 2016.

Tuy nhiên, GS Thiệp cho rằng, thi và tuyển là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Các trường đại học có quyền tự chủ tuyển sinh, không có nghĩa là từng trường được tổ chức tổ chức thi, vì tổ chức một kỳ thi đảm bảo chất lượng là rất khó, và có thể nói ở nước ta rất ít trường có khả năng làm việc đó.

“Bộ tổ chức thi chung để các trường sử dụng kết quả tự xét tuyển, Bộ không nên đưa ra quy định về điểm sàn”.

Quay trở lại kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo GS Thiệp, đã để cho tỉnh chủ động thì hãy để tỉnh tự ra đề thi, Bộ chỉ nên đưa ra tiêu chuẩn. Nếu tỉnh nào chưa đủ năng lực, Bộ có thể ra đề thi tốt nghiệp hỗ trợ cho tỉnh đó. Văn bằng tốt nghiệp THPT nên để Sở cấp chứ không phải Bộ.

“Không nên quá lo lắng về việc địa phương tự ra đề, việc cấp bằng không cần đảm bảo mặt bằng chất lượng chung. Địa phương muốn văn bằng mình cấp được tôn trọng thì hãy tổ chức thi cho tốt.

Còn uy tín của văn bằng các địa phương không giống nhau thì cũng là chuyện bình thường, nhưng ở mức độ bằng tốt nghiệp THPT thì chừng mực như vậy là được.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nên xem là kỳ thi quốc gia, để các tỉnh tự tổ chức. thi tuyển sinh đại học mới là kỳ thi quốc gia”.

Ông Thiệp cũng cho biết trước đây Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và ĐHQG TP HCM đã đề xuất bài thi tổng hợp. Nhưng khi đó có ý kiến rằng học sinh học từng môn mà bây giờ thi tích hợp vào một bài thi thì không thuận lợi cho các em.

“Tuy nhiên, họ đã nhầm giữa đề thi tổng hợp và đề thi tích hợp. Đề tổng hợp là, ví dụ như, đề thi có các môn Lý – Hóa – Sinh thì mỗi môn có 30 câu hỏi, cả đề thi có 90 câu, chứ không phải một câu hỏi về đủ cả các môn Lý – Hóa – Sinh” – ông phân tích.

“Việc xét tuyển theo nhóm trường nhờ một thuật toán lựa chọn (mà một công trình ứng dụng nó đã được giải thưởng Nobel) do GS Hà Huy Khoái đưa vào nước ta là rất tốt.

Cách xét tuyển này vừa đảm bảo thỏa mãn tối đa nghuyện vọng của thí sinh, vừa phù hợp mọi yêu cầu xét tuyển của nhà trường” – GS Lâm Quang Thiệp

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cũng khẳng định ủng hộ kỳ thi đại học chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Ông Hinh phân tích, những khó khăn và bất cập của các trường trong việc lọc ảo năm nay chủ yếu là do phương án gọi của các trường chứ không phải do kỳ thi.

Ông Hinh phân tích, những khó khăn và bất cập của các trường trong việc lọc ảo năm nay chủ yếu là do phương án gọi của các trường chứ không phải do kỳ thi.

“Chúng tôi sẽ thống nhất các trường y trong cả nước để đưa ra ý kiến chung là tiếp tục tổ chức kỳ thi chung giống như 2 năm vừa qua. Bởi vì bộ đề thi của Bộ trong 2 năm qua chúng tôi thấy rất tốt. Những khó khăn, bất cập trong phương thức tuyển sinh trong 2 năm vừa qua có thể khắc phục bằng nhiều cách” – ông Hinh nhận định.

Ông Hinh cũng cho rằng, nếu các trường muốn tuyển sinh riêng thì theo ông vẫn phải mua và sử dụng bộ đề thi của Bộ.

“Kinh nghiệm những năm trước đây cho thấy, khi các trường tự ra đề thì tình trạng chất lượng trở nên hỗn loạn. Vì vậy, kể cả khi các trường tuyển sinh riêng thì theo tôi vẫn nên sử dụng bộ đề thi chung của Bộ GD&ĐT” – ông Hinh khẳng định.

Ngân Anh – Lê Văn/Vietnamnet

Hạ điểm chuẩn: Bất công!

Để thu hút thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển trong các đợt xét tuyển bổ sung, nhiều trường đã hạ điểm nhận hồ sơ với mức điểm thấp hơn nguyện vọng 1 từ 2 đến 3 điểm.

Với lượng thí sinh ảo nhiều hơn dự kiến, nhiều trường thậm chí chỉ tuyển được khoảng hơn 50% chỉ tiêu trong đợt xét tuyển nguyện vọng (NV) 1. Đến ngày 26/8, cả nước có 159 trường ĐH tuyển sinh NV bổ sung với hàng ngàn chỉ tiêu. Trong đó, rất nhiều trường hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển.

Hụt hẫng vì... trúng tuyển

Điều này đã khiến không ít người đặt câu hỏi, liệu việc hạ điểm xét tuyển trong đợt xét tuyển bổ sung này có công bằng đối với các thí sinh đã trúng tuyển NV2 của kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1 hay không?

Hạ điểm chuẩn: Bất công! - Hình 1

Làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Ảnh: Người Lao Động.

Trên thực tế, trong kỳ đăng ký xét tuyển đợt 1, mỗi thí sinh được phép nộp 2 NV vào 2 trường. Theo tâm lý chung, các em sẽ nộp NV1 vào trường ĐH mà bản thân yêu thích và nộp NV2 vào trường có điểm chuẩn thấp hơn để bảo đảm khả năng đỗ ĐH.

Kết thúc thời gian xét tuyển, rất nhiều em được thông báo trượt ngành mình đăng ký NV1 nhưng đủ điểm đỗ vào ngành còn lại. Nhiều thí sinh đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi vào ngành đã đỗ để xác nhận việc nhập học. Nhưng ngay sau đó, những ngành các em đã trượt lại thông báo... tuyển bổ sung với mức điểm thấp hơn điểm các em đạt được.

Chính vì vậy, nhiều em dù đỗ ở đợt xét tuyển đầu tiên nhưng không phải là NV chính của các em. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh và người nhà đến các trường đã đỗ trong đợt 1 để nộp hồ sơ vào các trường quân đội, thậm chí có thí sinh còn tuyên bố nếu không cho thí sinh này rút hồ sơ thì em cũng không nhập học ở trường vừa đỗ vì không yêu thích trường này.

Việc không được rút hồ sơ đã khiến nhiều thí sinh cảm thấy rất tiếc và hụt hẫng vì đã không vào học được ở trường mục tiêu ban đầu.

Trước tình trạng nhiều thí sinh đến các hội đồng tuyển sinh một số trường ĐH để xin được rút hồ sơ đã nộp và chuyển sang trường khác trong đợt xét tuyển bổ sung, ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) - khẳng định không một thí sinh nào đã trúng tuyển NV1 có thể rút hồ sơ để nhập học chỗ khác vì hệ thống tự động đã khóa mã.

Lấp chỉ tiêu, hạ chất lượng

Trong khi không ít thí sinh cảm thấy không công bằng với mình thì chính các trường cũng khó khăn vì chất lượng tuyển sinh không được như kỳ vọng. Dù có chuyên gia đặt vấn đề mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung thấp không có nghĩa là điểm trúng tuyển thấp, thì với kinh nghiệm làm tuyển sinh lâu năm, ông Lê Hữu Lập, nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, lại cho rằng, nguồn tuyển của đợt xét tuyển bổ sung năm nay đã cạn và rất khó để các trường có thể tuyển sinh với điểm cao hơn.

Ông Lập cũng cho rằng, việc Bộ GD&ĐT đồng ý để các trường hạ mức điểm xét tuyển chỉ có thể giúp các trường lấp đầy chỉ tiêu tuyển sinh chứ không thể nâng được chất lượng nguồn tuyển.

Chuyên gia này phân tích nếu điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung quá thấp, chênh đến 2-3 điểm so với điểm chuẩn đợt 1 thì sẽ hình thành 2 mặt bằng trình độ khác nhau của sinh viên trong cùng một ngành học, đồng thời ảnh hưởng đến thương hiệu và chất lượng đào tạo của trường.

Đó là chưa kể tỷ lệ ảo của đợt bổ sung này rất lớn, do thí sinh được đăng ký cùng lúc 3 trường, mỗi trường 2 NV chứ không chỉ đăng ký vào 2 trường như đợt 1 nên việc xét tuyển NV bổ sung sẽ rất gian nan.

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, ghi nhận Bộ GD&ĐT đã tạo điều kiện cho các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh bằng cách điều chỉnh mức điểm nhận hồ sơ, tuy nhiên rõ ràng ở đây có sự bất cập với thí sinh.

Chỉ trong vòng 2 tuần thí sinh đã phân thành 2 nhóm, chênh đến 2-3 điểm. Cũng theo ông Hinh, trong đào tạo, sự chênh nhau 2-3 điểm là tương đối có ý nghĩa và sẽ hình thành 2 nhóm quần thể.

"Tôi có thể nói trong nhiều năm làm đào tạo thì nhóm 27 điểm với nhóm 24 điểm có khác biệt trên mọi phương diện. Từ xưa đến nay, ở ĐH Y Hà Nội, các sinh viên học ở các nhóm ngành khác nhau. Trường hợp trong cùng một ngành có nhóm cao, nhóm thấp chênh nhau 2-3 điểm thì chúng tôi chưa có trải nghiệm về đào tạo" - ông Hinh cho biết.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng bày tỏ sự lo lắng về chất lượng sinh viên nếu các trường hạ điểm chuẩn xuống quá sâu, khoảng 2-3.

"Trong một lớp mà một nửa số thí sinh đạt điểm 22 trở lên trúng tuyển theo học nhưng nửa còn lại trúng tuyển bổ sung với số điểm 19, 20 thì chắc chắn mặt bằng đào tạo chung sẽ không đồng đều" - ông Điền nói.

Không thay đổi nguyện vọng

Theo ông Trần Văn Nghĩa, hệ thống tự động của phần mềm xét tuyển đã chốt danh sách nên không thể thực hiện bất cứ thao tác gì khi thí sinh muốn rút hồ sơ ra để nộp vào trường khác.

Bộ GD&ĐT đã quy định thí sinh không được thay đổi NV, rút hồ sơ nhập học trong đợt xét tuyển ĐH năm nay.

Theo Yến Anh/ Người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Bị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốnBị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốn
16:14:35 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi

Sao việt

23:27:08 25/12/2024
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh mừng Giáng sinh bên bạn gái kém 18 tuổi và con trai
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Hậu trường phim

23:17:07 25/12/2024
Chính thức ra rạp từ tối 23/12, Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn lại không đạt doanh thu cao như kỳ vọng.
Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim châu á

23:08:01 25/12/2024
Bộ phim hài Thái Lan 404 Chạy Ngay Đi ngày 24/12 vừa qua đã chính thức ra mắt rạp Việt sau khi nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả bởi những khen ngợi từ buổi họp báo ra mắt.
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Sao châu á

23:01:36 25/12/2024
Theo Sohu, công chúng nghi ngờ Lưu Diệc Phi và Lý Hiện phim giả tình thật bởi trước đó, cả hai từng bị bắt gặp dùng chung xe.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Pháp luật

21:32:27 25/12/2024
Tối 25/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (21 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy.