Dự kiến bỏ điểm sàn đại học, giảm 50% điểm ưu tiên khu vực
Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho biết dự kiến, quy chế tuyển sinh đại học năm 2018 có một số thay đổi, bao gồm việc bỏ điểm sàn và giảm 50% điểm ưu tiên khu vực so với các năm trước.
Những thay đổi trong quy chế tuyển sinh có thể rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực. Ảnh: Tiến Tuấn.
Cụ thể, mức điểm ưu tiên khu vực dự kiến giảm 50%, mức chênh lệch giữa các khu vực sẽ là 0,25 điểm thay vì 0,5 điểm như trước đây.
Như vậy, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75 điểm dành cho thí sinh khu vực 1. Điểm ưu tiên cho thí sinh khu vực 2 nông thôn, khu vực 2 lần lượt là 0,5 và 0,25 điểm.
Việc giảm điểm ưu tiên khu vực có thể giảm khoảng cách giữa các khu vực, giải quyết phần nào những bất cập về điểm ưu tiên trong các kỳ tuyển sinh trước.
Tuy nhiên, những trường hợp học cùng trường nhưng tại hai địa điểm khác nhau dẫn đến người được cộng người không vẫn sẽ xảy ra. Đây mới chỉ là dự kiến. Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ ra dự thảo để lấy ý kiến trước khi ban hành quy chế chính thức.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề liên quan điểm ưu tiên khu vực, Bộ GD&ĐT cũng dự kiến bỏ điểm sàn đại học . Thay vào đó, bộ sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng đối với các trường ĐH, CĐ sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.
Bên cạnh đó, nguyên tắc làm tròn điểm thi THPT quốc gia cũng có sự thay đổi. Điểm lẻ của tổng điểm toàn bài thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân thay vì làm tròn 0,25 như trước đây. Như vậy, những trường hợp thí sinh đạt 4,99 điểm sẽ giữ nguyên điểm này, không làm tròn lên 5 điểm.
Trước đó, bộ cũng gửi công văn tới các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành giáo viên để lấy ý kiến góp ý cho dự thảo phương án thi THPT quốc gia 2018 và phương án xét tuyển đại học, cao đẳng dựa trên kết quả thi của kỳ thi này.
Bộ đưa ra hai phương án tính điểm bài thi tổ hợp. Phương án 1 là giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (giống như năm 2017).
Ở phương án 2, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).
Nhìn chung, các trường ủng hộ phương án 1 nhằm tạo sự ổn định, thuận lợi hơn cho thí sinh.
Theo Giadinh.net
Một số trường ĐH sẽ tổ chức thi từ tháng 5
Một số trường ĐH sẽ tổ chức thi từ tháng 5, ngày thi sớm hơn so với kỳ thi THPT quốc gia 2018.
ảnh minh họa
Nhiều trường ĐH sẽ tổ chức thi tuyển từ tháng 5, sớm hơn kỳ thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ tổ chức kì thi Kiểm tra năng lực - một trong 6 phương thức tuyển sinh của nhà trường trong năm 2018 trong hai ngày 26 và 27/5/2018. Thí sinh chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng kí dự thi trong hai tháng, từ 15/3 đến hết ngày 15/5/2018.
Các thí sinh sẽ dự thi môn bắt buộc là Toán học vào buổi sáng ngày 26/5/2018 và các buổi còn lại thí sinh sẽ tiếp tục thi các môn tự chọn. Thời gian thi mỗi buổi là 120 phút, trong đó 30 phút tập trung và nghe hướng dẫn, 90 phút chính thức làm bài thi.
Phương thức tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi kiểm tra năng lực do trường ĐH Quốc tế TPHCM tự ra đề và tổ chức dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp năm 2018. Đề thi sẽ có tính phân loại tốt thí sinh thông qua việc kiểm tra kiến thức về khoa học tự nhiên, tư duy logic, kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng viết của người dự thi.
Nội dung đề thi sẽ bao gồm kiến thức trong các lãnh vực Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh của chương trình THPT. Tham dự kì thi Kiểm tra năng lực, thí sinh sẽ giảm bớt được những áp lực về mặt ôn thi khi câu hỏi của đề thi sẽ được phân bổ theo các mức độ khác nhau. Trong đó, năng lực ghi nhớ và vận dụng kiến thức sẽ chiếm tỉ lệ cao với 50%, các năng lực suy luận tổng hợp, tính toán, sáng tạo sẽ chiếm 50% còn lại. Tổng điểm của kì kiểm tra nặng lực là 100 điểm, trong đó các câu trả lời đúng được tính điểm, các câu trả lời sai không bị trừ điểm.
Thí sinh phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia và đủ điểm chuẩn trong kì thi Kiểm tra năng lực của trường ĐH Quốc tế tổ chức thì sẽ trúng tuyển vào trường ĐH Quốc tế mà không cần tham gia thêm các phương thức xét tuyển khác.
Năm 2018, trường dành 65% chỉ tiêu trong kỳ thi kiểm tra năng lực; 15% chỉ tiêu dành cho sử dụng kết quả kỳ thi THPT 2017; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2018 của Bộ GD-ĐT chiếm 2%; xét tuyển học sinh giỏi của các trường THPT (theo quy định của ĐHQG) với chỉ tiêu tối đa 5%; xét tuyển dựa trên học bạ đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài chiếm 3%; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ kiểm tra năng lực của ĐHQG TP.HCM chiếm tỉ lệ 10%.
Trường ĐH Việt Đức cũng sẽ tuyển sinh riêng trong tháng 5 với 5 ngành gồm Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin (EEIT) 80 chỉ tiêu; Kỹ thuật cơ khí (ME) 70 chỉ tiêu; Khoa học máy tính (CS) 80 chỉ tiêu, Tài chính và Kế toán (BFA) 70 chỉ tiêu; Quản trị kinh doanh (BBA) 70 chỉ tiêu.
Điều kiện dự tuyển là thí sinh có học bạ hoặc bảng điểm THPT trong các năm học 10, 11 và học kì 1 lớp 12 (đối với kỳ tháng 5) và cả năm lớp 12 (đối với kỳ tháng 7), nhưng thí sinh phải đạt điểm trung bình từ 7.0 các môn học Toán, Vật Lý, Hóa, Sinh học, Ngoại ngữ và Ngữ văn trong các năm học 10, 11 và HK1 lớp 12.
Thí sinh sẽ phải làm các bài TestAs, thực hiện hiểm tra kiến thức cơ bản (Core-test) Thi Tiếng Anh (onSet), thi kiến thức chuyên ngành. Đối với những thí sinh đã có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ sẽ được miễn kỳ thi tiếng Anh (onSet) (Ielts 5.0 hoặc TOEFL 440 (PBT) hoặc TOEFL 42 (iBT).
Theo Vietnamnet
TS Vũ Thu Hương: Có hiện tượng bố mẹ làm bài hộ con để lấy điểm cộng Theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ GDĐT mới công bố, sẽ bỏ quy định sở GDĐT cộng điểm khuyến khích cho thí sinh khi tuyển sinh vào lớp 10. TS Vũ Thu Hương. Ảnh: Nhật Minh Cùng với một số cuộc thi văn hóa cấp tỉnh/TP, cuộc thi năng khiếu, điểm thi nghề...